Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Di tích Gò Thành thuộc nền văn hóa Óc Eo, tọa lạc tại ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách TP Mỹ Tho khoảng 10km về hướng Đông - Đông Bắc. Tên gọi Gò Thành xuất hiện khi những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành, với mục đích đánh dấu một vị trí trong khu vực quần cư.

  

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

         Di tích khảo cổ Gò Thành                         Bên trong khu khai quật

 Vào năm 1941, L. Malleret một nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra nơi này, đến năm  1979 một số cán bộ Bảo tàng Tiền Giang đã đến đây khảo sát. Đến tháng 7/1987 một cuộc điều tra khảo cổ học mới chính thức được tiến hành và đã đi đến kết luận: di tích khảo cổ Gò Thành thuộc nền văn hoá Óc Eo. Óc Eo. Theo tiếng Khơme có nghĩa là "vùng sáng", "điểm sáng" là tên gọi từ xa xưa của vùng Ba Thê - núi Sập (nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Năm 1941, sau khi L. Malleret phát hiện ra nơi này, ông đã thu thập một số hiện vật và cho công bố ở Pháp. Nền văn hóa nầy được lấy tên theo địa danh nơi phát hiện, nên được gọi là "Văn hóa Óc Eo". 

 Trong 2 năm 1988 - 1989, Bảo tàng Tiền Giang đã kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện KHXH và Nhân văn quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành 2 mùa khai quật, khảo sát tại di tích này. Các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật nơi đây bằng phương pháp C14 (Cacbon - 14), kết luận khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII sau Công nguyên. Đây là một khu di tích đặc biệt vì nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú với 3 loại di chỉ khác nhau: là di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc và di chỉ mộ táng. Nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng, tuy chỉ còn phần nền.

         Qua thư tịch cổ cho thấy văn hoá Óc Eo chính là văn hoá của vuơng quốc Phù Nam. Thời đó, Phù Nam là vương quốc vào loại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, có những thương cảng lớn, giao lưu hàng hoá với nhiều nước trên thế giới. Xã hội Phù Nam gồm chủ yếu là các giai tầng: nông dân, thương nhân, thị tộc và tăng lữ. Đặc biệt, nơi đây có nhiều hiện vật rất đa dạng, biểu thị cho nền văn minh của một quốc gia cổ, không chỉ có ở phía Đông và Tây Nam bộ của Việt Nam mà trải dài đến cả miền đông Campuchia và một phần duyên hải Thái Lan.

Sau các đợt khai quật, trùng tu và tôn tạo di tích, các nhà khảo cổ đã nhận thấy:

- Chính giữa các đền tháp là những hố thờ dạng giếng hình vuông với nhiều kiểu dáng khác nhau, có độ sâu từ 1,5 đến 3 mét.

       - Phía đáy hố thi thoảng có các mảnh vàng hình vuông hoặc hình tròn cắt hình cánh sen, có khắc hình các  con  vật , chủ yếu là hình voi ,

    

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Bên trong nhà trưng bày hiện vật

một ít tro, các thanh gỗ hình vuông cạnh khoảng 40 cm được chồng lên nhau theo hình vuông, các lớp cát vàng và các lớp cuội xen kẽ.

- Nền tháp được xây dựng kiên cố với những lớp gạch có kích thước đa dạng.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện 271 di vật bằng vàng, đồng, đá, đất nung mang nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Óc Eo. Đến di tích Gò Thành chúng ta được thấy các hố thờ bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm. Bên trong nhà trưng bày hiện vật, có 1 tượng thần Vishnu còn nguyên dạng, 1 tượng nữ thần và 1 tượng nam thần đều chỉ còn phần thân; 1 mảnh đá nhỏ có minh văn Phạn ngữ (chữ Phạn cổ) còn rất ít nét; có cả mô hình sinh thực khí nam, nữ,  biểu trưng cho nguồn gốc phát triển nhân loại; 2 hạt đá quý màu tím xanh và trắng trong. Ngoài ra, còn có nhiều mảnh vòi bình, nhiều gốm thô, mịn có tô màu đỏ hoặc nâu có hoa văn trang trí, vài lá đề bằng gốm.

Ngày 12/12/1994 di tích khảo cổ Gò Thành được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

            Phòng QLDL (NTP)

.

Cập nhật lúc: 17:32, 07/01/2021 (GMT+7)

(ĐN)- Chiều 7-1, Sở VH-TTDL tổ chức buổi họp báo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích khảo cổ học tại 2 địa điểm: Long Hưng (xã Long Hưng) và Tân Lại (P.Bửu Long) trên địa bàn TP.Biên Hòa.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ
TS.Nguyễn Hồng Ân, Phó giám đốc Sở VH-TTDL trao giấy khen cho các cá nhân và đơn vị thực hiện tốt công tác khai quật di chỉ khảo cổ học

Theo đó, tháng 12-2020, Sở VH-TTDL giao cho Bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm Long Hưng (xã Long Hưng) và địa điểm Tân Lại (TP.Bửu Long). Kết quả khai quật (tại 2 hố khai quật) ở địa điểm Long Hưng được các nhà khoa học bước đầu nhận định có hai thời kỳ lịch sử của vùng đất Long Hưng xưa gồm thời tiền sử (có niên đại 3000 năm cách ngày nay) và thời lịch sử (từ văn hóa Óc Eo đến văn hóa Đại Việt - thời Nguyễn cuối thế kỷ VII đến thế kỷ XX). Di vật khai quật ngoài những dấu vết kiến trúc còn có vật liệu xây dựng (đá, gạch, ngói) và đồ dùng sinh hoạt (gốm sứ, sành và gốm thô).

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ
Các hiện vật khảo cổ khai quật được tại địa điểm Long Hưng và địa điểm Tân Lại trên địa bàn TP.Biên Hòa

Tại địa điểm Tân Lại thu được 8 hiện vật (4 viên gạch, 2 rìu đá, 1 công cụ mũi nhọn và 1 mảnh công cụ). Các hiện vật góp phần chứng minh các giai đoạn văn hóa của người cổ Tân Lại trong giai đoạn tiền sử (khoảng 2.500 - 3.000 năm) và giai đoạn lịch sử (Văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo, khoảng thế kỷ XII-XIII và thời Nguyễn, thế kỷ XIX).

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ
Các đại biểu thảo luận, đặt câu hỏi về khảo cổ học tại địa điểm Long Hưng

TS.Nguyễn Hồng Ân, Phó giám đốc Sở VH-TTDL cho biết, sau khai quật các hiện vật thu được sẽ được thực hiện các thủ tục nhập kho, tiếp tục nghiên cứu và sẽ đưa vào trưng bày, giới thiệu đến công chúng trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

Dịp này, Sở VH-TTDL đã tặng giấy khen cho các cá nhân và đơn vị thực hiện tốt công tác khai quật di chỉ khảo cổ học Long Hưng và địa điểm Tân Lại trên địa bàn TP.Biên Hòa.

My Ny

16/02/2021 | 09:03

Một số phát hiện khảo cổ học quan trọng trong lịch sử loại người thậm chí còn gây ấn tượng hơn cả những câu chuyện có cốt truyện hấp dẫn nhất.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Đảo Phục sinh, Chile: Chắc hẳn ai cũng có ước mơ được một lần trong đời chiêm ngưỡng những bức tượng đầu đá khổng lồ mà nguồn gốc và kỹ thuật dựng nên chúng, cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Gần 1.000 bức tượng với độ cao lên tới 9m nằm rải rác khắp hòn đảo Rapa Nui (tên thật của Đảo Phục sinh) - được tạo ra trong khoảng thời gian từ thế kỷ 11 tới 17. Ngay vị trí của hòn đảo cũng khiến các bức tượng thêm phần huyền ảo: Đảo Phục sinh nằm ngoài bờ biển Chile và cách phần đất liền gần nhất có người sinh sống khoảng 2.000 km. Năm 1722, do đặt chân lên hòn đảo vào đúng dịp lễ Phục sinh nên nhà thám hiểm người Hà Lan Jacob Roggeveen đã đặt tên nó là Đảo Phục sinh.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca, Peru: Xuất hiện từ 500 năm trước Công nguyên, nếu đứng trên mặt đất, bạn sẽ không thể nhìn thấy những hình vẽ khổng lồ này. Chúng được khắc vào bề mặt đất hoặc trên đá và mang nhiều hình thù khác nhau từ phức tạp cho tới đơn giản như chim, khỉ... Trải dài trên tổng diện tích khoảng 450 km vuông, những hình vẽ lần đầu được sử gia người Mỹ Paul Kosok nghiên cứu một cách nghiêm túc vào những năm 1940. Cho đến tận bây giờ, các giả thuyết liên quan đến sự hình thành của chúng vẫn tiếp tục được các nhà khoa học đưa ra.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Các hang động dưới nước, Yucatan, Mexico: Tháng 1/2018, một phát hiện vĩ đại đã xuất hiện trong các hang động ngầm tại Yucatan: hai trong số các hệ thống hang động bị ngập nước có kết nối với nhau và điều đó khiến chúng trở thành hệ thống hang động ngập nước lớn nhất thế giới. "Hang động khổng lồ này là di chỉ khảo cổ chìm dưới nước có ý nghĩa nhất thế giới", nhà thám hiểm nổi tiếng Guillermo de Anda nhận xét. Tại đây, người ta đã tìm thấy xương của các loài cổ sinh vật như gomphothere (gần giống với voi ngày nay) và con lười khổng lồ có niên đại khoảng 15.000 năm tuổi; một đầu lâu người 9.000 năm tuổi bị đá vôi che phủ và còn rất nhiều dấu tích quan trọng khác.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ: Đây liệu có phải là ngôi đền đầu tiên trên thế giới? Một số nhà khảo cổ học và sử gia tin rằng, Gobekli Tepe có thể xuất hiện trước Stonehenge (Anh) 6.000 năm và trước Kim tự tháp Giza (Ai Cập) đến 7.500 năm. Nếu đúng là có niên đại khoảng 12.000 năm tuổi thì Gobekli Tepe không nghi ngờ gì là một trong những trung tâm đô thị đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Olduvai Gorge, Tanzania: Đây có thể là bằng chứng lâu đời nhất về tiến hóa của con người theo thuyết Darwin. Các nhà cổ sinh học đã khám phá ra hàng trăm xương và đồ dùng đá hóa thạch trong khu vực. Kết luận của họ là: Con người đã tiến hóa tại châu Phi. Nhà khoa học Louis Leakey và vợ, Mary Leakey lần đầu tiên phát hiện ra khu khảo cổ vào những năm 1930. Tình hình chính trị bất ổn của nước láng giềng Kenya đã khiến quá trình khai quật bị trì hoãn. Vào những năm 1950, hai nhà khoa học quay trở lại Olduvai Gorge và đã tìm thấy các mảnh xương sọ có niên đại lên tới 1,75 triệu năm.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Đền Angkor Wat, Campuchia: Một trong những ghi chép sớm nhất về Angkor Wat đến từ Marcelo Ribandeyro - một người Tây Ban Nha tình cờ khám phá ra tổ hợp đền đài nằm giữa rừng rậm Campuchia. Do ban đầu Ribandeyro không biết đây là cái gì, khu đền dần đi vào lãng quên. Phải nhờ vào nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot, đến tận giữa thế kỷ 19, phương Tây mới biết về kỳ quan này. Hiện Angkor Wat là điểm đến du lịch thu hút khách nhất của Campuchia.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Cỗ máy Antikythera: Cơ chế 2.000 năm tuổi được tìm thấy trong một xác tàu đắm gần đảo Antikythera của Hy Lạp vào đầu thế kỷ 20 và bị "bỏ quên" cho tới tận những năm 1950. Nó được miêu tả như chiếc máy tính đầu tiên trong lịch sử - với hệ thống bánh răng giúp tính toán các con số với độ chính xác cao.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Mộ của Vua Richard III, Anh: Phát hiện này từng thu hút sự chú ý lớn của truyền thông, các sử gia và người yêu thích Shakespear. Vua Richard III chết trong chiến trận vào năm 1485 và là một "anh hùng" trong vở kịch cùng tên của Shakespear. Năm 2012, ngôi mộ của ông được tìm thấy dưới nền một bãi đỗ xe cạnh Nhà thờ Greyfriars, Leicester. 3 năm sau đó, vị vua được chôn cất một lần nữa trong một khu mộ xây bằng đá cẩm thạch tại Nhà thờ Leicester.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Bản thảo Voynich: Cuốn sách 234 trang có nguồn gốc bí ẩn được thương nhân và nhà sưu tầm sách Wilfrid Voynich mua lại vào năm 1912. Chỉ có 33 trang chứa chữ - phần còn lại bao gồm các hình vẽ và minh họa đơn giản. Cuốn sách được cho là có niên đại 600 năm tuổi và đến từ Trung Âu. Vấn đề nằm ở chỗ, cho tới giờ, người ta vẫn chưa hiểu được nội dung trong bản thảo. Một số người cho rằng, đây có thể là một trong những cú chơi khăm lớn nhất trong lịch sử hoặc cũng có thể là một mật mã không thể tìm ra chìa khóa giải.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Machu Picchua, Peru: Được xây dựng trên một ngọn núi nằm giữa rừng rậm Peru, nơi đây được coi là một biểu tượng quyền lực cho Đế chế Inca. Là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, trước COVID-19, Machu Picchu đang phải đối mặt với tình trạng quá tải du lịch với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn di tích.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc: Gần 8.000 binh lính, 130 xe ngựa với hơn 500 ngựa kéo, 150 kỵ binh, nhạc gia... - tất cả đều có kích thước bằng người thật và được làm từ đất nung. Đây là những gì được tìm thấy trong khu vực lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần là Tần Thủy Hoàng. Được tình cờ phát hiện vào năm 1974, di chỉ đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Phiến đá Rosetta, Ai Cập: Những phát hiện tình cờ thường lại là những phát hiện quan trọng nhất. Được tìm thấy vào năm 1799 bởi một nhóm binh lính Pháp tại thành phố cảng Rashid (Rosetta), Ai Cập, trên bề mặt phiến đá có khắc một sắc lệnh ban hành ở Memphis năm 196 trước Công nguyên nhân danh nhà vua Ptolemaios V. Sắc lệnh được viết bằng ba loại chữ: tượng hình Ai Cập cổ đại, ký tự Demotic và tiếng Hy Lạp cổ đại.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Mộ Vua Tut, Ai Cập: Mộ của Tutankhamun chắc chắn là một trong những phát hiện khảo cổ học vĩ đại và nổi tiếng nhất của khảo cổ hiện đại. Mặc dù trẻ tuổi và có thời gian trị vì ngắn ngủi (Tutankhamun lên ngôi vua từ 9 tuổi và chỉ tại vị khoảng 10 năm), mộ của vua Tut vẫn rất xa hoa. Trong đó nổi bật nhất là một chiếc quan tài làm bằng vàng ròng có gắn đá quý và ngọc bích. Được phát hiện vào năm 1922, người ta đồn rằng, những ai tiến vào ngôi mộ với ý đồ xấu sẽ phải gánh chịu lời nguyền nghiệt ngã.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Thành Troy, Hy Lạp: Thiên sử thi Illiad của Homer là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng trí tưởng tượng của rất nhiều thế hệ người đọc. Tuy nhiên, các sử gia vẫn luôn tranh cãi về liệu Cuộc chiến thành Troy được miêu tả trong tác phẩm có thực sự diễn ra và Troy có thực sự tồn tại - cho tới khi nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann phát hiện ra khu Hisarlik tại Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 19. Liệu đây có phải là thành Troy từng biến mất? Điều chắc chắn là hơn chục thành phố đã được xây dựng trên cùng một địa điểm trong các khoảng thời gian khác nhau. Ngoài ra, người dân đã sinh sống tại đó trong khoảng thời gian từ năm 3.000 đến 1.500 năm trước Công nguyên. Còn về con ngựa thành Troy? Đây vẫn còn là một bí ẩn chưa được giải đáp.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Pompeo, Italy: Bị vùi sâu dưới lớp tro tàn dày tới 6 và 7m sau đợt phun trào của Núi lửa Vesuvius, thành phố nước Ý hầu như được bảo tồn nguyên vẹn trong suốt nhiều thế kỷ. Ngày nay, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của Italy.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các di chỉ

Các Cuộn sách Biển chết, Bờ Tây: Năm 1947, trong khi tìm kiếm gia súc lạc gần Qumran tại Bờ Tây, một người chăn cừu trẻ đã phát hiện ra một bộ 7 cuộn sách có niên đại từ 3 thế kỷ cuối trước Công nguyên và thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Hàng trăm bản thảo khác sau đó đã được phát hiện tại khu vực lân cận. Với nội dung bao gồm kinh thánh, lịch, truyền thần thoại... - bộ sách trở thành bộ kinh thánh lâu đời nhất của người Do Thái.

Ảnh: MSN News

Minh Đức