Các tác phẩm truyền thuyết của văn học việt nam

Tìm hiểu về truyền thuyết bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc trưng và cách phân loại Truyền thuyết giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về thể loại truyền thuyết

  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Truyền thuyết
  • Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
  • Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

1. Khái niệm

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Đặc trưng

- Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

- Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

- Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.

3. Phân loại

- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm [257 TCN-208 TCN]. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ [207 TCN-938] là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến.

Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện dân gian kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người, muôn loài. VD: Cóc kiện trời là một trong những truyện tiêu biểu của thể loại Thần thoại Việt Nam

Truyện thần thoại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây

  • Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
  • Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa.
  • Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân - Âu Cơ...
  • Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thủy Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng...
  • Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
  • Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

Bàn luận[sửa | sửa mã nguồn]

Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Nhà nghiên cứu người Nga M.N. Tkachốp đã có nhận xét xác đáng rằng: "Những quan điểm thần linh siêu nhiên được cho là tư duy truyền thống của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn chính từ thần thoại. Những lời giải cho sự "kì lạ" không phải là quá hiếm hoi, và đã nằm trong những hoàn cảnh đã tạo nên nó. Một người Việt Nam dù sinh ra trong gia đình làm nghề cày ruộng hay một gia đình quý tộc thì từ tấm bé đều biết ánh sáng loé lên của tia chớp và tiếng sấm là dấu hiệu thần Sấm đang đến, vung lưỡi tầm sét của mình để thực hiện ý muốn của ông Trời trừng phạt một kẻ nào đó phạm tội ác. Anh ta biết rằng cơn gió mát mẻ và trận cuồng phong dữ dội là do bởi chiếc quạt lông của thần Gió cụt đầu mà ra, còn con rồng khổng lồ đang dồn đuổi đám mây mưa trên bầu trời chính là thần Mưa. Còn nếu ông Thần Nông xuất hiện trong giấc mơ của ai đó một cách vui vẻ thì có nghĩa là mùa màng thất bát đang đón chờ anh ta, còn nếu thần xuất hiện trong bộ dạng phờ phạc thì là sự báo trước một mùa màng bội thu... Trong mỗi dòng sông, trong những cánh rừng rậm và hang núi, đang sống những vị thần mà mọi người đều biết rõ tập tục và thói quen của họ."

Ngữ văn lớp 6 thế nào là truyền thuyết?

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ.

Việt Nam có những truyền thuyết gì?

Giới thiệu một số truyện truyền thuyết đã chuẩn bị như: Bánh chưng, bánh giầy, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng,... - Theo các em thế nào là truyện truyền thuyết? [Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.

Văn học truyền thống Việt Nam là gì?

Dựa vào những loại nhu cầu này, chúng ta có 12 thể loại văn học dân gian truyền thống của Việt Nam: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao tục ngữ, thành ngữ, vè, câu đố và chèo.

Các yếu tố đặc trưng của truyền thuyết là gì?

– Truyền thuyết mang yếu tố hoang đường và hư ảo, kì diệu. – Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật. – Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

Chủ Đề