Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

(NSHN) - Với lịch sử nghìn năm văn hiến, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Hà Nội nổi bật với nhiều di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể tạo nên nét riêng của đất kinh kỳ. Báo Hànộimới gửi tới độc giả một số hình ảnh về các danh thắng, lễ hội tiêu biểu của Hà Nội.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Lễ hội Gò Đống Đa vào mùng 5 tháng Giêng hằng năm được coi là lễ hội đầu tiên, mở đầu cho mùa lễ hội của Hà Nội. Hội gò Đống Đa diễn ra với nhiều nghi thức, lễ thức, nhưng một nghi thức không thể thiếu được đó là tục rước rồng lửa nhằm tái hiện lại trận đánh oai hùng của quân Tây Sơn với giặc Thanh.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Lễ hội đền Sóc được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn). Lễ hội nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng Thánh Gióng có công đánh thắng giặc Ân dưới thời Vua Hùng Vương, đem lại thái bình cho đất nước. Lễ hội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Điệu múa bồng ở làng Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) tại lễ hội của địa phương vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài nho học xưa.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Hoàng thành Thăng Long là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam yêu nước đã từng bị thực dân Pháp giam giữ tại nơi đây.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Khu di tích Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bàn. Khu di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của Thủ đô và cả nước.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử gần 1.500 năm (là ngồi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội).

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Đền Quán Thánh, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long xưa.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Ô Quan Chưởng, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Cột cờ Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn.

(ĐCSVN) - Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử....

Nơi lưu giữ những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Nét cổ kính của Ô Quan Chưởng. (Ảnh: quehuongonline.vn)

Khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội băm sáu phố phường” thưở xưa. Khu “36 phố phường” Hà Nội nằm ở phía đông bắc thành cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng; văn hoá ẩm thực phong phú …Những tên gọi Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Chuối…không giản đơn chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử. Hàng Bài xưa là nơi chuyên làm ra những Bài lá, Tam cúc, Tổ tôm…phục vụ thú vui chơi giải trí bình dị không thể thiếu trong mỗi gia đình, làng quê những ngày vui Tết hay hội hè, đình đám. Tên gọi Hàng Bạc gợi về bao thế hệ những người thợ tài hoa chạm vàng, đậu bạc làm sang trọng cho cung vua, phủ chúa, làm tôn thêm vẻ đẹp kiêu sa của các cô gái Hà Thành…

Hoàng Thành Thăng Long khu di tích vừa kỉ niệm 10 năm ngày UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Đó còn là chùa Một Cột thanh thoát như đoá hoa sen. Sự độc đáo trong kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Hoàng Thành Thăng Long ngày nay. (Ảnh: Zing.vn)

Là Trường đại học lâu đời nhất Việt Nam - Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng tháng 10/1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Đây chính là biểu tượng của nền học vấn quốc gia, truyền thống hiếu học, thái độ trân trọng, tôn vinh người hiền tài của dân tộc.

Hay Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử; là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trang nghiêm mà bình dị như bài ca vĩnh cửu bằng đá, tắm mình trong màu xanh hoa lá từ mọi miền đất nước tụ về, toả hương, che mát, giữ yên lành cho giấc ngủ của Người giữa lòng dân tộc.

Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh của Hà Nội, được coi là mặt gương của Thủ đô, lá phổi của chốn Long thành với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm.. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An.

Là Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước đã đi vào sử sách, thơ ca…Và còn rất nhiều, rất nhiều những di tích lịch sử, những ngôi chùa, ngôi đình, những cổng làng Hà nội…. đã tạo nên một quần thể các di sản văn hoá vật thể đặc sắc của Hà Nội .

Nơi hội tụ những di sản văn hoá phi vật thể đầy tinh hoa

Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)

Các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sàng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niểm phấn khởi hào hứng cho mọi người.

Đó là những tục lệ, hương ước của những làng cổ ở chốn kinh kỳ xưa. Hà Nội tuy là Kinh Đô, là đô thị lớn nhất của cả nước nhưng vẫn là “Kẻ Chợ” của “Kẻ Quê”, ở đó có các thôn làng phố phường đan xen và cùng nhau tồn tại qua thời kỳ lịch sử. Gắn với mỗi làng xã là những tục lệ, hương ước riêng rất tiêu biểu và đặc trưng cho mỗi nơi. Hiện nay theo số liệu điều tra, Hà Nội còn lưu giữ được hàng trăm bản hương ước bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Các tổ chức văn hóa ở hà nội năm 2024

Món xôi cốm Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)

Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội các giá trị về văn hoá ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể. Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội.

Những món ăn đặc sản như “Phở Hà Nội, Nem, Bún chả, Giò chả Ước Lễ, Chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng, Bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ, dưa La, cà Láng”…, mỗi món ăn là một hương vị quyến rũ không nơi nào bắt chước nổi. Tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà nội, góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây. Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội.

…Cho một Hà Nội của hôm nay và của ngày mai, những giá trị văn hoá ngàn năm của Hà Nội đã và đang được bảo tồn, phát triển, trở thành thế mạnh để Hà Nội thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu.../.

Hà Nội có những di sản văn hóa gì?

Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, chùa Trấn Quốc… được xem là những di sản nổi bật của Hà Nội.

Văn hóa Hà Nội gồm những gì?

Văn hóa Hà Nội rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua nghệ thuật truyền thống, âm nhạc, văn học… Những di sản văn hóa như ca trù, hát xẩm, múa rối nước và hát chèo vẫn tồn tại và được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Hà Nội có bao nhiêu lễ hội truyền thống?

Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất so với các địa phương khác. Hằng năm, Thủ đô có đến 1.050 được diễn ra trong tổng số 7.966 lễ hội trong cả nước. Cùng với các lễ hội ở Việt Nam, những lễ hội Hà Nội đều mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người dân Thủ đô và du khách gần xa.

Văn hóa truyền thống của Hà Nội là gì?

Một trong những nét văn hóa xưa của người Hà Nội là sự lễ phép, khiêm nhường và tôn trọng. Chất hào hoa, thanh lịch thể hiện ở sự tài hoa, tao nhã, khéo léo và sành điệu trong cuộc sống; tính chất phóng khoáng, lịch thiệp, quân tử, tinh tế, coi trọng cái đẹp và luôn sáng tạo trong cuộc sống.