Các văn bản lớp 9 học kì 2

Thống kê tóm tắt các tác phẩm văn học lớp 9 ôn thi lớp 10 ôn tập đầy đủ và chi tiết. Tổng hợp kiến thức văn lớp 9 từ tác phẩm truyện đến tác phẩm thơ.

THỐNG KÊ TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 ÔN THI LỚP 10

HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VIỆT NAM

– Xem thêm:
Sơ đồ tư duy môn ngữ văn lớp 9 trọn bộ
Tóm tắt các tác phẩm truyện lớp 9
Các tác giả, tác phẩm văn học lớp 9

Tải Xuống


Văn bản 3: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM

Văn bản 1: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – NGÔ GIA VĂN PHÁI

– Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Văn bản 2: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU

– Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng – đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.

– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.

– Nhan đề  dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính.

– Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.

Văn bản 4: MÙA XUÂN NHO NHỎ – THANH HẢI

    – Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.

Văn bản 5: LÀNG – KIM LÂN

Tại sao Kim Lân lại đặt tên cho văn bản của mình là Làng chứ không phải là Làng chợ Dầu ?

– Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Văn bản 6: LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG

Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

Văn bản 7: ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY

Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng – ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

Văn bản 8: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

– Nhan đế Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phng trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định – Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.

Văn bản 9: CHIẾC LƯỢC NGÀ – NGUYỄN QUANG SÁNG

– Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu-> chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất….

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 phần Văn học dưới đây giúp các em tóm tắt lại nội dung, những kiến thức trọng tâm của những tác phẩm văn học

Đề cương môn Ngữ văn 9 hk2 phần Văn học

I. Văn học Việt Nam

a. Thơ

1. Mùa xuân nho nhỏ

- Tác giả: Thanh Hải

- Nội dung:

  • Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
  • Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
  • Khát vọng, mong ước đc sống có ý nghĩa, đc cấu hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.

- Nghệ thuật:

  • Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.
  • Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
  • Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.
  • Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả

2. Viếng lăng Bác

- Tác giả: Viễn Phương

- Nội dung

  • Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.
  • Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.
  • Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa
  • Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác

- Nghệ thuật

  • Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào.
  • Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng và phép điệp cấu trúc
  • Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng

3. Sang thu

- Tác giả: Hữu Thỉnh

- Nội dung

  • Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.
  • Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

- Nghệ thuật

  • Khắc hoạ h/ả thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ

4. Nói với con

- Tác giả: Y Phương

- Nội dung

  • Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người [con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương].
  • Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.

- Nghệ thuật

  • Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.
  • Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
  • Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên

5. Con cò

- Tác giả: Chế Lan Viên

- Nội dung

  • Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống của mỗi con người

- Nghệ thuật

  • Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao

b. Truyện

1. Bến quê

- Tác giả: Nguyễn Minh Châu

- Nội dung

  • Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.

- Nghệ thuật

  • Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lý
  • Xây dựng nhân vật kiểu tư tưởng: Những chiêm nghiệm, triết lý của tác giả được chuyển hóa vào trong cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh, được miêu tả tinh tế, hợp lý.
  • Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng

2. Những ngôi sao xa xôi

- Tác giả: Lê Minh Khuê

- Nội dung

  • Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng vẫn hồn nhiên, lạc quan của ba cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Nghệ thuật

  • Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lý
  • Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình
  • Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường

c. Kịch

1. Bắc Sơn

- Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng

- Nội dung

  • Thông qua việc xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Tác giả khẳng định chính nghĩa cách mạng.

- Nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hoạt động phát triển
  • Ngôn ngữ đối thoại, nhịp điệu, giọng điệu, khác nhau phù hợp với từng đoạn của vở kịch
  • Xung đột nội tâm trong Thơm: thể hiện được tâm lí và tính cách nhân vật

2. Tôi và chúng ta

- Tác giả: Lưu Quang Vũ

- Nội dung

  • Vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho mọi người
  • Cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ
  • Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động
  • Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm

- Nghệ thuật

  • Nghệ thuật viết kịch: tạo mâu thuẫn và xung đột kịch, tình huống kịch. Xây dựng nhân vật kịch mang những phẩm chất rõ nét.

II. Văn bản nghị luận

1. Bàn về đọc sách

- Tác giả: Chu Quang Tiềm

- Nội dung

  • Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
  • Nhưng khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay
  • Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách

- Nghệ thuật

  • Tác phẩm nghị luận có sức thuyết phục cao bởi lời lẽ thấu tình đạt lí, ngôn ngữ giàu hình ảnh, bố cục chặt chẽ, lời lẽ hấp dẫn

2. Tiếng nói của văn nghệ

- Tác giả: Nguyễn Đình Thi

- Nội dung

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ

- Nghệ thuật

  • Bố cục chặt chẽ
  • Lập luận sắc bén, thuyết phục
  • Cách dẫn dắt tự nhiên
  • Giọng văn chân thành, truyền cảm

3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Tác giả: Vũ Khoan

- Nội dung

  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người
  • Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
  • Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới

- Nghệ thuật

  • Sự dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp vừa làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể vừa ý nhị, sâu sắc.
  • Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

III. Văn học nước ngoài

1. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La - phông - ten

- Tác giả: H -Ten

- Nội dung

  • Thông qua hình tượng con cừu và con chó sói, tác giả đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là phải in dậm dấu ấn về cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn

- Nghệ thuật

  • Cách lập luận chặt chẽ, khéo léo; giọng văn sinh động, lôi cuốn, nghệ thuật so sánh đối chiếu đặc sắc

2.  Mây và sóng

- Tác giả: Tagor

- Nội dung

  • Qua lời trò chuyện của bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ vô ngần của em, ca ngợi tình mẹ con bất diệt và thiêng liêng

- Nghệ thuật

  • Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại và hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - gợi tả -  tưởng tượng phong phú.

3. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

- Tác giả: Đi-phô

- Nội dung

  • Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật Rô-bin-xơn giữa vùng hoang đảo xích đạo trên mười năm trời

- Nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật xưng "Tôi" tự họa, kết hợp miêu tả

4. Bố của Xi-mông

- Tác giả: Mô-pat-xăng

- Nội dung

  • Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông, tình cảm chân thành của chị Blang-sốt, sự bao dung của bác Phi-lip

- Nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, kết hợp tự sự với nghị luận

5. Con chó Bấc

- Tác giả: Giắc Lân-đơn

- Nội dung

  • Tình thương yêu loài vật của Giôn Thooc-tơn và thế giới tâm hồn của con chó Bấc

- Nghệ thuật

  • Trí tưởng tượng phong phú khi đi sâu vào thế giới của con chó Bấc

------------

Trên đây là đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 học kì 2 phần Văn học với đầy đủ nội dung tóm tắt của tất cả các tác phẩm có trong chương trình học kì 2. Các em có thể lưu về làm tài liệu ôn tập. Chúc các em thi tốt!

Video liên quan

Chủ Đề