Các vụ mua bán công ty về cổng thanh toán

Nếu bạn đang cần tìm cổng thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng thanh toán trên toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 cổng thanh toán quốc tế tốt nhất hiện nay.

1. Cổng thanh toán quốc tế là gì?

Cổng thanh toán quốc tế hay còn gọi là Global Payment Gateway, đây là một hình thức thanh toán cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tiến hành thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử lớn trên toàn cầu.

Khác với cổng thanh toán nội địa bị giới hạn bởi phạm vi thanh toán thì cổng thanh toán quốc tế sẽ giúp bạn thực hiện thanh toán tại các ứng dụng mua hàng hoặc website thương mại điện tử lớn hiện nay, điển hình như eBay, Amazon, Taobao,...

2. Nên lựa chọn cổng thanh toán quốc tế nào?

Khi lựa chọn cổng thanh toán quốc tế, bạn cần chú trọng về việc tính năng tích hợp và hỗ trợ từ phía cung cấp dịch vụ, giải pháp thanh toán nhằm đảm bảo đem lại luồng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thực hiện thanh toán trên nền tảng online, ứng dụng hoặc website của doanh nghiệp.

Nhìn chung bạn có thể lựa chọn các cổng thanh toán quốc tế nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu như Paypal, Authorize,...

3. Top 5 cổng thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay

3.1. Cổng thanh toán quốc tế Paypal

Cổng thanh toán Paypal đang là một trong những “người khổng lồ” trong lĩnh vực cổng thanh toán quốc tế. Paypal được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam để thanh toán những website thương mại điện tử quốc tế hoặc một số dịch vụ quốc tế.

Đa dạng về phương thức thanh toán, Paypal đã giúp người dùng thực hiện hàng triệu giao dịch mua sắm trực tuyến quốc tế một cách an toàn và nhanh chóng.

3.2. Cổng thanh toán quốc tế Authorize.net

Authorize.net là một cổng thanh toán quốc tế cung cấp giải pháp và dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là cổng thanh toán quốc tế được biết đến rộng rãi nhất và có nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng trên toàn cầu.

3.3. 2Checkout

Cổng thanh toán quốc tế 2Checkout đã được hợp nhất và có tên là Verifone, đây là cổng thanh toán quốc tế theo xu hướng thanh toán thương mại đa kênh trên toàn thế giới. Lượng giao dịch qua 2Checkout lên tới 10.3 tỷ giao dịch đang được xử lý hàng năm.

3.4. SecurePay

SecurePay được đánh giá là một cổng thanh toán quốc tế với tính năng bảo mật an toàn hàng đầu hiện nay. Với tính năng bảo mật mạnh mẽ và khả năng xử lý thanh toán nhanh chóng, SecurePay là một lựa chọn hàng đầu cho việc thực hiện các giao dịch quốc tế một cách an toàn và hiệu quả.

3.5. ChronoPay

Cổng thanh toán quốc tế ChronoPay đem đến trải nghiệm đa dạng các phương thức thanh toán, với hệ thống thanh toán quốc tế chính thông qua VISA, Mastercard,... và các hệ thống tiền điện tử như Yandex, WebMoney.

Trên đây là danh sách 5 cổng thanh toán quốc tế uy tín và phổ biến nhất tại Việt Nam. Các cổng thanh toán quốc tế này đều được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, đặc biệt ở những trang thương mại điện tử lớn hiện nay. Hi vọng với thông tin mà 9Pay JSC cung cấp thì bạn có thể lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình một cổng thanh toán quốc tế phù hợp nhất.

Nếu bạn đang quan tâm về giải pháp và dịch vụ Cổng thanh toán hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bạn có thể tham khảo và trải nghiệm dịch vụ Cổng thanh toán 9Pay với các chức năng, tiện ích hàng đầu, tích hợp dễ dàng và đa dạng phương thức thanh toán cho các nền tảng online, ứng dụng và trường học.

Trước đó, trong tháng 12/2020, Báo Lao động có loạt bài điều tra phản ánh nhiều cổng thanh toán quốc tế như Paypal, Payoneer,… hiện vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhưng đang trở thành công cụ đắc lực cho các giao dịch tài chính bất hợp pháp, rửa tiền, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế theo quy định của Nhà nước.

Theo điều tra của báo Lao động, đằng sau sự tiện lợi của những giao dịch xuyên biên giới trên các cổng thanh toán quốc tế là cả một thị trường ngầm mua bán, trao đổi tiền. Nhiều năm qua, chợ đen mua bán tiền Paypal, Payoneer âm thầm tồn tại và phát triển, đặc biệt trong giới kiếm tiền online.

“Chợ đen” mua bán ngoại tệ hoạt động nhộn nhịp nhất trong các hội nhóm kín trên Facebook. Có đến hàng chục hội nhóm tương tự nhau cùng phục vụ cho mục đích này như “Cộng đồng kiếm tiền Paypal"; “Trao đổi mua bán Paypal"; “Cộng đồng MMO - Kiếm tiền online Paypal"... Theo khảo sát của phóng viên, những giao dịch không dấu vết ngang nhiên lách qua các quy định về tỷ giá, về phí chuyển khoản hay thậm chí là cả sự truy vết của cơ quan chức năng.

Theo phân tích của báo Lao động, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng Internet và nhu cầu giao dịch điện tử, vấn đề thanh toán xuyên quốc gia ngày càng được quan tâm và được đẩy mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới đang được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Nếu kiểm soát tốt vấn đề nộp thuế, đây sẽ là nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh nguồn thu đang suy giảm.

Tuy nhiên, với những chiêu thức tinh vi, cùng không ít lỗ hổng về chính sách đã tạo ra những kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện những giao dịch không hợp pháp, nhằm trốn thuế hoặc gây nên tình trạng "chảy máu ngoại tệ".

Trước tình hình đó, ngày 12/1/2021, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 249/VPCP-TTĐT gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xử lý thông tin báo nêu sau loạt bài điều tra phản ánh do phóng viên Báo Lao Động thực hiện.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra vấn đề báo nêu, nghiên cứu sớm có biện pháp quản lý tình trạng giao dịch tài chính bất hợp pháp, trốn thuế qua các cổng thanh toán quốc tế hoạt động trái pháp luật.

Chủ Đề