Các yếu tố đánh giá nhân viên thử việc

Mỗi doanh nghiệp đều có các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc khác nhau tùy vào văn hóa cũng như cách thức kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Fastdo sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về ba tiêu chí thường dùng để đánh giá nhân viên thử việc. Hãy đọc bài viết ngay nhé!

Nhận ngay MIỄN PHÍ Bộ biểu mẫu Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo. Click ngay vào ảnh để xem thông tin chi tiết chương trình:

Nhận MIỄN PHÍ 30+ Biểu mẫu về Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo

MỤC LỤC NỘI DUNG

  1. 1. Đánh giá nhân viên thử việc là gì?
  2. 2. 3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc cho nhà tuyển dụng
    1. 2.1 Kiến thức
    2. 2.2 Kỹ năng
    3. 2.3 Thái độ
  3. 3. Lý do nên đánh giá nhân viên thử việc
  4. 4. Công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc
    1. 4.1 Form đánh giá nhân viên thử việc
    2. 4.2 Bài kiểm tra năng lực

1. Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

Đánh giá nhân viên thử việc là quy trình doanh nghiệp nhìn nhận năng lực, cách làm việc của các ứng viên. Kết quả đánh giá sẽ dựa trên ý kiến từ người quản lý trực tiếp cũng như đồng nghiệp của nhân viên thử việc. Dựa theo các yếu tố chủ quan và khách quan mà doanh nghiệp sẽ quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức với nhân viên thử việc hay không.

Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

>>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] – Mẫu quản lý thông tin khách hàng và những lưu ý quan trọng

2. 3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc cho nhà tuyển dụng

Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau nhưng đều được xây dựng dựa trên 3 yếu tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc.

2.1 Kiến thức

Kiến thức chính là tiêu chí đánh giá giúp bạn khai thác thông tin về năng lực tư duy của ứng viên. Quy trình đánh giá kiến thức cũng sẽ giúp bạn xác nhận các thông tin về bằng cấp trong hồ sơ tuyển dụng có chính xác hay không. Tuy đây không phải là điều kiện tiên quyết để đánh giá nhân viên nhưng nhà quản lý cũng không nên bỏ qua tiêu chí này.

Kiến thức

>>> ĐỌC NGAY: Các cách tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất năm 2021

2.2 Kỹ năng

Các kỹ năng mà nhà quản lý cần đánh giá nhân viên thử việc là kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp và đàm phán… Bên cạnh đó, trong từng công việc cụ thể, nhân viên thử việc sẽ cần có các kỹ năng đặc thù riêng. Hai kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên thử việc nào cũng phải có là:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Nhà quản lý hãy quan sát xem nhân viên thử việc có giao tiếp và kết nối tốt với đồng nghiệp hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đánh giá xem ứng viên có đưa ra hướng giải quyết hữu ích và thật sự yêu thích công việc này hay không.
  • Kỹ năng quản trị thời gian: Đây là kỹ năng rất quan trọng mà nhân viên nào cũng cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được khả năng quản lý công việc, deadline và kiểm soát tiến độ công việc của ứng viên.
Kỹ năng

2.3 Thái độ

Trong các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc, yếu tố thái độ thường bị nhà quản lý xem nhẹ. Một nhân viên tốt sẽ có thái độ cư xử đúng mực với cấp trên, quản lý và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc. Nhà quản lý có thể dựa vào hai yếu tố sau đây để đánh giá thái độ làm việc của ứng viên.

  • Tinh thần trách nhiệm: Nhân viên cần có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và những công việc chung của doanh nghiệp.
  • Tính kỷ luật: Một nhân viên thử việc không tự ý thức và ràng buộc bản thân với chính sách, nguyên tắc chung của tổ chức thì ứng việc chưa phải là sự lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp.
Thái độ

>>>> GIẢI MÃ: [TẢI MIỄN PHÍ] – Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể từ A-Z

3. Lý do nên đánh giá nhân viên thử việc

Việc đánh giá nhân việc thử việc được các doanh nghiệp rất coi trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Nhờ quy trình đánh giá này, nhân viên thử việc sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân mà doanh nghiệp cũng cái nhìn khách quan để quyết định tuyển dụng ứng viên hay không.

Lý do nên đánh giá nhân viên thử việc

Cách đánh giá nhận xét nhân viên thử việc cũng được coi là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Việc đánh giá này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra được ứng viên tiềm năng, xây dựng được lộ trình phát triển cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, quy trình đánh giá này còn giúp nhà tuyển dụng hạn chế lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức vì chọn sai người.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Biểu mẫu quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh cho Doanh nghiệp

4. Công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc

Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tuyển dụng và tạo cơ sở nhận xét khách quan.

4.1 Form đánh giá nhân viên thử việc

Việc đánh giá nhân viên thử việc là một bước quan trọng không thiếu trong quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Nội dung của form đánh giá nhân viên thử việc sẽ bao gồm các công việc mà ứng viên đã làm và số điểm mà nhà tuyển dụng chấm cho các tiêu chí đã được đề ra.

Bảng mẫu đánh giá nhân viên thử việc
Form đánh giá nhân viên thử việc

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] – Mẫu nội quy công ty ngắn gọn mới nhất cho doanh nghiệp

4.2 Bài kiểm tra năng lực

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng bài kiểm tra năng lực vào quá trình đánh giá nhân viên thử việc. Bài kiểm tra này sẽ giúp công ty đánh giá ứng viên trên các yếu tố trí thông minh [IQ], chỉ số cảm xúc [EQ], tính cách và năng lực của người thử việc. Điều này giúp các nhà tuyển dụng hạn chế việc thất thoát các ứng viên tiềm năng, chảy máu chất xám.

Các bài kiểm tra năng lực giúp doanh nghiệp có cơ sở khách quan trong việc đánh giá

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

  • 15+ lý do nghỉ việc hợp lý và thuyết phục nhất [Kèm mẫu]
  • Mẫu KPI cho nhân viên chăm sóc khách hàng chuẩn xác 2022

Vừa rồi qua bài viết, Fastdo đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc mà doanh nghiệp hay sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm fOKRs để giám sát và đánh giá quy trình làm việc của nhân viên thử việc. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm này qua website fastdo.vn.

Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs [fOKRs] của Fastdo. Click ngay vào ảnh để nhận bản Demo trải nghiệm các tính năng riêng biệt từ phần mềm.

Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs tại đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0971 126 599
  • Email:
  • Website: //fastdo.vn/

Chủ Đề