Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

  • Tin tức
  • Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
Thứ sáu, 08/08/2008 15:37 (GMT+7)

Trang phục phụ nữ xưa

Áo dài:

Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Phụ nữ Bắc kỳ đầu thế kỷ XX chiếc áo tứ thân đã được thay thế bằng chiếc áo kinh có hai váy theo kiểu Huế

Áo tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam . Áo tứ thân được tạo ra từ thế kỷ XII và được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ XX. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thảxuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến đổi thành áo mớ ba mớ bảy áo dài ba chiếc, ngòai cùng là áo năm thân bằng the màu thâm hoặc màu nâu hay tam giang, hai chiếc trongmàu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh hay hồ thủy. Cổ áo cao khoảng 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau. Điểm đặc biệt là ngòai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuyáo được tết vải, cài cúc cạnh sườn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo).
Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Hai bà hoàng ở Huế với chiếc áo dài gấm xác định địa vị xã hội

Phụ nữ miền Trung mặc áo dài năm thân, kín cổ. Người nhiều tuổi hay mặc áo màu đậm, các cô gái mặc áo màu nhẹ, xanh da trời hoặc trắng... Màu tím được dùng nhiều ở Huế. Đôi khi mặc áo mớ banhưng khác miền Bắc là cài cúc kín, cổ áo trong cao hơn cổ áo ngoài để lộ ba màu khác nhau. Tà áo khép kín nhưng mép tà vẫn lộ ba màu. Phụ nữ miền Trung thường mặc quần trắng chít ba (nghĩa là haibên mép cạp quần được may ba lần gấp, mỗi bên khoảng 1cm, để khi đi lại ống quần xòe ra cho đep, hãn hữu lắm mới mặc quần đen.
Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Phụ nữ trung lưu miền Bắc

Theo làn sóng Âu hoá, năm 1935, áo dài tân thời của Lemur Nguyễn Cát Tường xuất hiện. Áo dài Lemur vai bồng, cổ tay măng-sết (như tay áo sơ mi nam) hoặc tay lá sen tròn, lá sen cài vắtchéo... gấu áo cắt hình sóng lượn, đắp vải khác màu hoặc đính những đường den, đăng ten. Đến giai đọan 1930 - 1945, có đấu tranh quan điểm thẩm mỹ, áo dài truyền thống được phục hồi. Cổ áo các thiếunữ cao 4 - 7cm, góc tròn vải hồ cứng, vạt áo lượn, tà khép rộng bản, dài gần mắt cá chân.

Từ sau năm 1945, đặc biệt là sau 1975, chiếc áo dài được lên ngôi. Nó chiếm vị trí độc tôn trong các dịp lễ hội, giao dịch quốc tế, các buổi biểu diễn văn nghệ, thời trang,... Áo dài được cải tiến và mang sắc thái riêng của từng miền trong những chi tiết nhỏ để đáp ứng sở thích và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Áo dài không chỉ tôn vinh vẻ đạp bên ngoài của người phụ nữ mà còn phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, đó là sự kín đáo, nhẹ nhàng, đằm thắm của phụ nữ Việt Nam .

Váy:

Nguồn gốc xa xưa nhất của chiếc váy là cái nơm úp cá. Ở các nước Ả Rập, nó được gọi là Djoubba, có nghĩa là linh thiêng. Người Trung Hoa dùng chiết tự gọi là xuẩn chừ, gồm hai bộ phận ghép lại với nhau: chữ Y rách ghép với chữ quân. Từ quân chỉ bậc nam nhi với nghĩa tôn vinh. Thời Đông Sơn, người Lạc Việt dùng váy bằng lá cây hay lông vũ xòe ra. Sau đó dùng váy mở ngắn (một mảnh vải quấn vào thân) rồi đến váy kín gồm hai mép díu lại với nhau thành hình nơm.

Một thời gian dài, người ta dùng váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hoặc sồi dài chấm gót, cạp váy thường rộng bản, khoảng 8 - 10cm với nhiều màu. Tô điểm thêm cho chiếc váy là cái thắt lưng màu mỡ gà, hồng đào hay hoa lý,... thắt so le buộc múi, buông rủ dịu dàng. Khi lao động người ta mặc váy ngắn trên đầu gối, thết liệu vải thô kệch mà bền gọi là cái sống. Các phụ nữ trong cung đình mặc váy rộng, có nhiều nếp với chất lượng vải lụa hạng sang và quý nên gọi là xiêm. Ngày xưa, những chiếc váy đẹp nhất, thướt tha nhất là những chiếc váy của chị em ở đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng Đình Bảng, Hà Bắc.

Những năm 1954 - 1959, có váy kiểu dài quá đầu gối, may phồng và hơi khum ở phần dưới (váy chuông). Đến năm 1960, váy được may thẳng, xẻ nhỏ ở giữa thân sau, xếp ly hoặc may bó. Năm 1968, váy mini ra đời, ngắn đến đầu gối. Năm 1980, xuất hiện váy dài đến chân có cài khuy bấm... Theo thời gian, chiếc váy ngày càng được cải thiện và đi vào nhịp sống hiện đại của người Việt.

Yếm:

Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Trang phục mùa hè xứ Bắc, đàn bà mặc yếm, đàn ông cởi trần

Áo yếm là trang phục không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông, có sợi dây để quàng vào cổ, được dùng như một dạng áo để che ngực. Áo yếm thườngđược mặc chung với áo tứ thân.

Cái yếm xuất hiện từ xa xưa và được định hình vào thế kỷ XII đời Lý. Đến năm 1696, phụ nữ lao động thường mặc yếm cổ xây. Với phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài đường tết lại với nhau thành hình lưới quả trám. Đến năm 1802 trở đi, yếm là một miếng vải vuông đặt chéo lên ngực người mặc. Ở góc trên có khóet hình tròn là cổ yếm, đó là yếm cổ xây, nếu khoét chữ V gọi là yếm cổ xẻ, nếu xẻ xuống sâu nữa gọi là yếm cánh nhạn.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của cái yếm nhằm tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của phụ nữ trong văn hóa Việt Nam . Theo quan niệm thẩm mỹ của người Việt, một cô gái đẹp phải có cái lưng thắt đáy nhỏ nhắn như con ong. Người Việt Nam xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

Đàn bà thắt đáy lưng ong,

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.

(ca dao)

Sau khi mặc yếm, các cô gái mặc ra ngoài chiếc áo trắng không cài cúc cổ làm tôn màu yếm hoa hiên hay đỏ thắm. Khi ra ngoài mặc thêm chiếc áo dài, bên dưới mặc váy lưỡi trai bằng lĩnh hay sồi đen dài chấm gót. Lưng có dải yếm thắt màu gà, phía cạnh sườn đeo xà tích bạc, chân đi dép, đầu vấn khăn nhiễu hay nhung, trùm ngoài là chiếc khăn mỏ quạ, tóc để đuôi gà, đội chiếc nón quai thao,... Tất cả những thứ đó kết hợp với chiếc yếm làm nên vẻ đẹp duyên dáng mà kín đáo của người phụ nữ.

Áo bà ba:

Khi lao động hay trong những hoạt động bình thường, phụ nữ cũng thường mặc áo ngắn có hai túi phía trước, có thể xẻ tà hoặc bít tà. Ngoài Bắc gọi là áo cánh, trong Nam gọi là áo bà ba. Áo có đính cúc nhưng phụ nữ thường không cài cúc cho mát, vừa để hở cái yếm trắng làm duyên. Áo bà ba là sản phẩm đặc trưng của vùng Nam bộ. Phụ nữ miền Nam , các cô gái mặc áo bà ba trắng, có việc, mặc áo dài phủ lên chiếc quần lĩnh đen.

Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa
Phụ nữ miền Bắc trong trang phục ngày hội
Bên cạnh quần áo, trang phục phụ nữ Việt Nam còn có những bộ phận khác không kém phần quan trọng như thắt lưng và đồ đội đầu.

Thắt lưng ban đầu có mục đích giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột (có thể là một sợi dây, gọi là dải rút), rồi phát sinh thêm mục đích giữ áo dài cho gọn và tôn tạo cái đẹp trên cơ thể phụ nữ. Các bà, các cô còn dùng thắt lưng bao còn gọi là ruột tượng để kiêm nhiệm thêm mục đích thứ tư là làm túi đựng đồ vật (tiền, trầu cau,...).

Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Cô gái Huế đánh đàn tranh, vấn tóc trần và đeo kiềng vàng là lối trang sức của tầng lớp thượng lưu

Trên đầu thường đội khăn, khăn có nhiều kiểu và tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc có khăn mỏ quạ vì khi đội lên đầu có hình giống mỏ qua. Còn ở miền Nam , lọai khăn ăn sâu vào tâm hồn và đặctrưng nhất là khăn rằn quấn cổ. Trên khăn hoặc thay cho khăn là nón để che mưa nắng. Việt Nam là quê hương của ba loại nón: nón ba tầm, nón quai thao và nón bài thơ. Cái nón là hình ảnh và âm hưởngcủa quê hương, góp thêm một nét đậm đà, khó quên trong nền văn hóa truyền thống.
Cách ăn mặc phụ nữ thời xưa

Phụ nữ thượng lưu miền Nam

Có thể nói trang phục là thứ không thể thiếu được trong mục đích trang điểm, làm đẹp của người phụ nữ. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc khác nhau, vì vậy trang phục trở thành biểu tượng của văn hóadân tộc. Và người phụ nữ Việt Nam muôn đời vẫn vậy, luôn làm đẹp một cách tế nhị và kín đáo.