Cách bảo quản khoai sọ lâu

Không phải bất kì loại thực phẩm nào cũng được bảo quản bằng tủ lạnh

Cà chua, dưa chuột:

Cả cà chua và dưa chuột khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mềm, nhanh hỏng, mất dần chất dinh dưỡng tự nhiên; Khi nấu không còn mùi vị vốn có. Hai loại thực phẩm này chỉ thích hợp với nhiệt độ 10 - 12 độ C, trong khi nhiệt độ tủ lạnh thường là 4 - 6 độ C.

Khoai tây

Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột trong khoai tây biến thành đường một cách nhanh chóng. Tốt nhất nên để khoai tây trong túi giấy và đặt ở nơi mát mẻ. Không nên bỏ khoai vào túi nilon vì khoai sẽ nhanh hỏng hơn. Với khoai lang, khoai sọ cách bảo quản cũng tương tự như vậy.

Hành tây

Hành tây, hành tím có thể được bảo quản rất lâu với điều kiện không giữ lạnh. Nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay thấp có thể khiến hành bị thối rữa, do đó bạn cần giữ chúng ở nơi mát mẻ, vị trí thông thoáng, nhiệt độ tối ưu là 15 - 21 độ C. Nếu hành bắt đầu mọc mầm, chứng tỏ nhiệt độ quá cao, còn nếu củ hành thối rữa, nghĩa là nơi bảo quản quá lạnh. Ngoài ra, không nên đặt hành tây gần khoai tây vì khoai tây sẽ tỏa nhiệt khiến hành bị thối.

Cà phê

Nên đọc

Cà phê sẽ mất hương vị nếu để trong ngăn lạnh. Bởi nó hấp thụ mùi vị của các thực phẩm xung quanh và làm thay đổi hương vị vốn có của nó. Cho nên cách tốt nhất là bảo quản cà phê ở ngoài đặc biệt là cà phê hòa tan.

Dầu, mỡ

Không bao giờ nên lưu trữ dầu trong tủ lạnh, nó sẽ đông lại thành dạng sáp đến lúc cần dùng sẽ rất khó và mất thời gian. Đặc biệt đối mới một số loại dầu như dầu dừa và dầu olive.

Các loại thảo mộc và gia vị

Thảo mộc tươi: Bạn không cần phải cho các loại thảo mộc tươi trong tủ lạnh. Còn nếu bạn muốn, hãy chắc chắn cho chúng vào trong một chiếc bình chứa không khí trước khi cho vào tủ lạnh.

Các loại gia vị: Gia vị không cần phải được làm lạnh. Hãy cho chúng vào các hộp kín ở nơi khô mát để bảo vệ chúng khỏi độ ẩm và oxy hóa.

Mật ong

Mật ong là một chất bảo quản tự nhiên mà không cần giữ tươi bằng cách làm lạnh. Mật ong chứa hàm lượng fructose và glucose khá cao nên nếu như bạn bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm kết tinh lượng đường có trong mật ong. Và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc sử dụng mật ong những lúc cần thiết.

Bánh mỳ

Trừ bánh mỳ sandwich được cắt sẵn thành từng lát mỏng, bạn có thể cho vào tủ lạnh ăn từ từ trong vài ngày. Còn lại muốn giữ bánh mì lâu hơn thì nên bảo quản ở nhiệt độ thường và sử dụng trong 2 - 3 ngày.

Hình dáng

Đối với khoai môn bạn cần chọn những củ tròn đều, có hình dáng như quả trứng gà. Bên ngoài lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và đất vẫn còn bám trên vỏ. Kích thước của khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.

Trọng lượng

Một mẹo mách bạn khi cầm củ khoai môn lên tay, nếu cảm thấy khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng. Còn ngược lại, cầm củ khoai mà cảm giác nhẹ, thì củ đó thường ít nước, có hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín khoai ăn sẽ bùi bùi, mùi thơm đậm.

Phần mắt khoai môn

Khi chọn khoai thì phần mắt khoai cũng rất quan trọng. Bạn xem kĩ những củ có nhiều lỗ trũng, càng có nhiều lỗ trũng thì khoai càng bùi, vị ngon. Nếu nhìn thấy khoai có ít lỗ mà vỏ mịn, khả năng cao đó là khoai môn không ngon.

Màu sắc, kết cấu khoai

Nếu chọn những củ khoai người ta sơ chế hoặc cắt sẵn, nhìn vàobạn thấy lớp ruột khoai có nhiều vân tím và màu đỏ đậm thì chứng tỏ củ khoai đó ngon, nếu màu sắc bên trong nhợt nhạt, khoai thường không ngon.

2. Cách bảo quản khoai môn lâu ngày

Đối với khoai môn chưa gọt vỏ

Sau khi mua khoai về, bạn ăn chưa hết và chưa sơ chế thì cách tốt nhất để bảo quán đó là nên rải khoai ra nền khô ráo và thoáng mát để ráo vỏ khoai. Tuyệt đối không để khoai cả vỏ trong tủ lạnh nhé, nó sẽ bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhanh chóng bị thối.

Đối với khoai môn đã gọt vỏ

Khoai môn mua về mình sơ chế rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 -4 ngày hoặc trên ngăn đông đá thì sẽ được lâu hơn đấy, tầm 7 - 10 ngày. Còn nếu nhà bạn không có tủ lạnh thì nhớ bỏ khoai ra khỏi túi giấy, giữ ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra khoai để còn xử lý kịp thời.

3. Mẹo gọt khoai môn không bị ngứa

Cách gọt khoai lang không bị ngứa

  • Đeo găng tay nylon hoặc cao su để sơ chế khoai môn, lưu ý không nên cho tay trực tiếp chạm vào khoai.
  • Cho khoai môn vào nồi, thêm 200ml nước nước cùng 1 muỗng cà phê muối. Sau khi bắc nồi lên bếp đun sôi thì bạn đổ khoai ra và ngâm với nước lạnh rồi bắt đầu lột vỏ. Cách này sẽ giúp khoai môn không gây ngứa nữa.
  • Nếu mua khoai nguyên vỏ về, bạn hãy để yên lớp đất trên vỏ khoai rồi dùng tay khô để gọt vỏ. Sau đó ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút là có thể chế biến.
  • Có một cách nữa mà mọi người vẫn hay dùng, đó là bạn gói khoai bằng giấy bạc và cho vào lò vi sóng nướng sơ qua 2 phút. Sẽ giúp bạn bớt bị ngứa tay khi gọt mà lại dễ bóc vỏ.

Cách xử lý nhanh cơn ngứa khi gọt khoai môn

  • Để hết ngứa tay bạn rửa tay với nước giấm pha nước hoặc nước muối pha với chanh.
  • Nếu vô tình chạm vào khoai và tay bị ngứa, hãy hơ tay gần lửa khoảng 1 phút sẽ hết.
  • Bạn cũng có thể vò nát lá chuối xanh rồi chà lên vùng da bị ngứa khoảng 7 - 10 phút, sẽ hết ngứa ngay thôi.

Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG

Aqua 90 lít AQR-D99FA[BS]

Aqua 130 lít AQR-T150FA[BS]

4.170.000₫ 4.390.000₫ -5%

Panasonic Inverter 234 lít NR-TV261BPKV

Aqua Inverter 186 lít AQR-T219FA[PB]

Beko Inverter 188 lít RDNT200I50VS

Với những thông tin phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cách chọn mua và bảo quản khoai môn nhé!

Biên tập bởi Phạm Ngọc Ánh • 07/12/2020

Dọc: Dọc khoai thường thu hoạch cùng với củ. Tuy nhiên, trước khi thu hoạch củ khoảng một tháng, có thể tỉa bớt dọc lá để làm thức ăn chăn nuôi. Dọc khoai dùng muôi chua [ủ lên men] hay làm thức ăn cho gia súc, búp lá cũng có thể muối dưa hay nấu canh.

  • Thu hoạch
  • Bảo quản khoai thương phẩm
  • Bảo quản củ giống
  • Sơ chế
  • Tinh chế

Củ: Khi cây xuống dọc [2/3 số dọc lụi hay héo úa chuyển sang vàng] thì chuẩn bị thu hoạch. Củ chín sinh lý là vào thời điểm hàm lượng đường trong củ thấp nhất. Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng. Thường khoai Nước thu hoạch sau 10 – 12 tháng trồng, khoai Môn 7 – 10 tháng còn khoai Sọ 4 – 6 tháng. Thu hoạch tốt nhất thực hiện vào mùa khô hoặc vào những ngày nắng ráo. Vào thời điểm đó, bộ rễ lụi dần nên nhổ cây dễ, đỡ tốn sức.

Có thể cắt dọc trước, đào củ sau hoặc thu hoạch cả củ lẫn dọc, không rửa đem về nhà để chỗ mát. Thu hoạch chủ yếu bằng các dụng cụ cầm tay như cuốc, xẻng. Đất xung quanh gốc cây được đào tãi ra, sau đó củ được nhổ lên bằng cách túm lấy gốc dọc kéo lên. Khoai trồng trong ruộng nước thì phải dùng thuổng đào.

Bảo quản khoai thương phẩm

Hiện nay đối với bà con, thường bảo quản trong thời gian ngắn trước khi đem bán. Cách làm như sau: Lúc mới thu về để cả vầng ở nơi thoáng mát, cao cách mặt đất 15 – 20cm. Khi vầng củ lụi khô chồi đỉnh củ cái có thể xếp vào giàn thấp cách mặt đất 20cm hoặc dưới gầm giường.

Cũng có thể bảo quản khoai thương phẩm trong các hầm dưới đất, có quạt thông gió ở các phía.

Bảo quản củ giống

Thực tiễn quản lý, phương pháp bảo quản, duy trì giống truyền thống tại các vùng trong cả nước rất khác nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học của các giống và mục đích trồng trọt. Tuy nhiên có hai phương pháp thường được nông dân sử dụng để bảo quản củ giống là vùi trong đất ẩm, mát ngay ở trên nương rẫy hoặc bảo quản trong nhà [dưới gầm giường hoặc trong túi gai]. Những cách này được áp dụng cho tất cả các giống trừ những giống nhân bằng dải bò và đỉnh sinh trưởng.

Biện pháp bảo quản giống thủ công được cụ thể hoá như sau:

Trong khi thu hoạch, tiến hành chọn những khóm đủ tiêu chuẩn làm giống, rũ sạch đất, mang củ giống về nhà, xếp nơi thoáng, để vài ngày cho khoai khô vỏ, lụi hẳn dọc thì xếp cả cụm lên giàn thoáng mát, dàn phải có mái che hoặc để trong phòng ánh sáng tán xạ. Khoai Sọ lên mầm cháu thì cắt đi. Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những củ bị thối [tỷ lệ thối khoảng 5 – 10%].

Khi lượng nước trong củ giảm có thể bẻ củ cấp 1 để se bề mặt chỗ bẻ đóng vào bao tải dứa để nơi khô mát.

Phương pháp bảo quản công nghiệp: Củ Môn Sọ sau khi thu hoạch, làm sạch cho vào khay và được bảo quản trong điều kiện mát và thoáng, Nhiệt độ tối ưu để bảo quản dài trong thời gian 3 – 4,5 tháng là 7ºC, độ ẩm là 85%.

Sơ chế

Củ cái và củ con của Môn, Sọ có thể được sử dụng dưới các dạng luộc, hấp, sấy hoặc rán trong dầu. Khoai Sọ luộc nhừ rồi nghiền thành món hồ đặc [paste] cho trẻ ăn rất tốt.

Dọc của một số giống khoai Môn như khoai Tàu, khoai Mán, Môn Cao sau khi phơi khô dưới nắng thành những dải dây dẻo, dai là nguyên liệu của nhiều món ăn đặc sản tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Thái Lan là nước xuất khẩu mặt hàng dọc khoai Môn khô cho Nhật Bản. Cách sơ chế như sau: Dọc cắt về, bỏ lá, rửa qua, tước sạch vỏ rồi cắt thành nhũng đoạn dài khoảng 40 – 50cm. Phơi dưới nắng mặt trời khoảng 2 nắng. Khi thấy dọc lá quắt lại thành dây dẻo là đạt yêu cầu. Dọc khô sẽ được bó lại đóng hộp để xuất khẩu.

Tinh chế

Từ củ Môn, Sọ tươi người ta gọt vỏ, cắt thành mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi nghiền thành bột. Để chế biến tinh bột qui mô công nghiệp, người ta gọt vỏ, rửa sạch, xát củ bằng bàn xát lỗ nhỏ để tạo ra những lát rất mỏng, ngâm nước qua đêm, rồi lại rửa, sau đó ngâm tiếp trong nước có pha 0,25% sulphua axit khoảng 3 tiếng. Sau khi nhúng nước sôi khoảng 4 – 5 phút, các lát cắt được sấy khô ở nhiệt độ 57 – 60ºC. Khi đã hoàn toàn khô chúng được nghiền thành bột. Bột khoai Môn, Sọ với kích thước hạt rất khác nhau biến động tuỳ giống vì thế có thể chế biến rất đa dạng. Theo nhiều tài liệu từ tinh bột khoai Môn có thể chế biến khoảng 10 món ăn khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề