Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, an toàn cho trẻ

Nhiều mẹ bỉm sữa trộm vía có lượng sữa mẹ dồi dào phải mang đi trữ đông để cho con dùng dần. Tuy nhiên không phải mẹ bỉm nào cũng biết cách bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách dẫn tới tình trạng sữa bị hư hoặc bỏ phí sữa. Vì vậy, Cleanipedia sẽ mách nhỏ cho bạn cách bảo quản sữa an toàn cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻ

Chia sẻLưuChia sẻ
Gia đình

1. Cách bảo quản sữa mẹ nào tốt nhất?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu nhất đối với trẻ em trong suốt 1 năm đầu đời. Trong sữa mẹ không chỉ có rất nhiều dưỡng chất giúp cho trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất và trí tuệ mà còn chứa nhiều chất đề kháng, giúp bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn, vi rút gây hại. Vì vậy, các bà mẹ thường được khuyên là hãy cố gắng cho con yêu của mình bú sữa mẹ ít nhất cho đến khi bé được 1 tuổi.

Và để thực hiện tốt điều đó, các bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé mau ăn chóng lớn. Đồng thời phải biết được cách bảo quản sữa mẹ sao cho tốt nhất để không làm mất đi những dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ.

Thông thường sữa mẹ mới vắt ra chắc chắn sẽ có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất hơn là sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ đông. Vì thế chẳng có cách nào tốt hơn việc cho bé bú trực tiếp từ mẹ hoặc sữa mẹ vừa vắt ra.

>>> Xem thêm: Mẹ nên vắt sữa bằng tay hay bằng máy hút sữa?

Nhưng nếu lượng sữa dư còn nhiều thì các bạn hãy bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để sử dụng trong thời gian lâu dài. Nhưng kèm theo đó là điều kiện, bạn phải biết cách bảo quản sữa đúng cách để đảm bảo sữa vẫn còn còn tốt, đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

2. Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ mới vắt

Sữa mẹ mới vắt ra sẽ giữ được từ 6 - 8 giờ trong môi trường có nhiệt độ từ 25 - 35 độ C. Nếu như các bạn để quá thời gian trên ở nhiệt độ phòng mà không bảo quản trong tủ lạnh thì sẽ dễ dẫn đến việc sữa bị mất chất. Các bé uống vào có nguy cơ bị tiêu chảy hay bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Vì vậy, với sữa mẹ mới vắt ra, các bạn có thể bỏ vào trong bình có nắp đậy kín rồi cho bé dùng trước khi quá thời gian 6 - 8 giờ. Bạn cũng đừng quên hâm nóng lại sữa trước khi cho bé bú.

>>> Xem thêm: Mách mẹ 4 cách vệ sinh máy hút sữa đúng cách

2.1 Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ mới vắt ra các bạn nên bỏ trong bình trữ sữa có nắp đậy kín hoặc bỏ trong túi trữ sữa. Việc áp dụng cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh ngăn mát sẽ giúp bảo quản sữa được khoảng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, các bạn phải đảm bảo vắt sữa đúng cách. Kế đến, trên túi trữ sữa trước khi bỏ vào tủ lạnh bạn nên ghi rõ ngày giờ vắt, số thứ tự, thể tích sữa. Rồi sau đó mới cho vào trong ngăn mát tủ lạnh với mục đích kiểm tra được túi trữ sữa nào nên dùng trước, túi sữa nào sẽ dùng sau. Hạn chế được việc sử dụng nhầm sữa quá hạn.

>>> Xem thêm: Các cách vệ sinh bình trữ sữa cho người lần đầu làm mẹ

2.2 Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giúp bạn giữ sữa được khoảng 3 tháng. Riêng với tủ đông dưới âm 18 độ C thì bạn có thể bảo quản sữa với khoảng thời gian lên đến 6 tháng. Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá cũng tương tự như khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản sữa này các bạn sẽ sử dụng được trong thời gian dài hơn.

Trường hợp không dùng hết, bạn có thể tặng sữa mẹ trữ đông của mình đến những mẹ bỉm đang thiếu sữa khác. Miễn là bạn đảm bảo được chất lượng sữa và sức khỏe của mình, tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho trẻ được nhận sữa. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng chính sữa mẹ để chế biến những món ăn thơm ngon cho trẻ như bánh flan hay váng sữa,...

>>> Xem thêm: Cách làm bánh flan cho bé ăn dặm từ 6 tháng đến 2 tuổi và bánh flan bảo quản được bao lâu?

3. Lời khuyên khi bảo quản sữa mẹ

- Khi sữa mẹ được vắt ra, nên cho vào tủ lạnh hoặc trữ đông ngay. Nếu không thể làm lạnh hoặc làm đông sữa mẹ ngay lập tức, bạn nên cố gắng bảo quản sữa mẹ ở nơi thoáng mát. - Sữa mẹ được bảo quản phải được vắt trong môi trường sạch sẽ và hợp vệ sinh: Nếu vắt sữa bằng tay thì tay mẹ phải bảo đảm sạch sẽ còn nếu vắt bằng máy hút sữa thì các bộ phận của máy hút sữa cần được vệ sinh, khử trùng và giữ khô ráo. - Bình trữ sữa cần được rửa sạch và khử trùng sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể dùng máy tiệt trùng chuyên dụng để khử trùng, hoặc có thể tráng bằng nước sôi. Sau khi khử trùng cần sấy khô, có thể sử dụng máy tiệt trùng có chức năng sấy khô hoặc có thể để khô tự nhiên. - Sau khi cho sữa mẹ vào túi trữ thì nên hút hết không khí bên trong, sau đó đậy nắp kín và cuối cùng phải nhớ ghi ngày vắt sữa. Có một cách đơn giản để thải khí là đặt túi trữ sữa lên mép bàn và dùng mép bàn để làm phẳng túi trữ sữa, không khí sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên. - Lượng sữa chứa trong mỗi túi trữ sữa không được vượt quá giới hạn của thang đo được ghi trên túi trữ sữa, nghĩa là hãy để lại một ít không gian trống thay vì đổ đầy hoàn toàn. - Sữa mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh nên đặt càng xa cửa tủ lạnh và càng gần bên trong càng tốt. Bằng cách này, một mặt có thể giữ cho nhiệt độ ở mức thấp, mặt khác nó có thể làm giảm ảnh hưởng của việc đóng mở cửa tủ lạnh đối với nhiệt độ.

4. Cách rã đông sữa mẹ đạt chuẩn

Không chỉ bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc trong tủ đông đúng cách mà các bạn cũng phải biết cách rã đông sữa mẹ sao cho đạt chuẩn. Đảm bảo được tối đa chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn nên cho sữa được cấp đông xuống ngăn mát trước 1 đêm. Hoặc cho sữa mẹ ngâm trong chậu nước đá lạnh để tránh tình trạng sữa bị tách nước. Sau đó chuyển ra nhiệt độ phòng cho sữa tự tan hoặc ngâm vào nước ấm. Tuyệt đối không được hâm nóng sữa khi sữa còn đông lạnh.

5. Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách

Ngoài việc tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ sao cho đạt chuẩn thì khi hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé bú, các bạn nên cho vào máy hâm sữa, chỉnh nhiệt độ khoảng tầm 40 độ C. Hoặc cho vào nồi đun đến khi thấy sữa sôi lăn tăn khoảng tầm 70 độ C thì tắt bếp, để sữa còn âm ấm rồi cho bé bú.

Bạn cũng nên lưu ý chỉ lấy lượng sữa vừa đủ và cho bé sử dụng hết trong vòng 2 giờ sau khi hâm. Đặc biệt với những túi trữ sữa sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì không nên cấp đông lại lần nữa. Sữa mẹ khi ấy sẽ dễ bị hư và không còn chất bổ dưỡng cho trẻ.

Mong rằng qua những chia sẻ về chủ đề cách bảo quản sữa mẹ mà Cleanipedia nêu trên, các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hay về cách bảo quản cũng như sử dụng sữa mẹ đúng cách. Đảm bảo an toàn và giữ được những chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa mẹ cho bé. Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết kế tiếp của Cleanipedia nha.

>> Xem thêm:

  • Chọn mua bình trữ sữa như thế nào đảm bảo an toàn cho con?

  • Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về bảo quản sữa mẹ

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Bạn nên ghi chú lại ngày vắt, bao nhiêu ml và đánh số thứ tự sử dụng để tránh sữa bị để quá hạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ nếu bạn cho trẻ sử dụng sữa không đạt chất lượng hoặc bị hư.

Sữa mẹ khi trữ đông bị đổi màu có hại không?

Sữa được trữ đông sẽ có màu sắc khác với sữa vừa mới vắt xong. Sữa trữ đông thường có màu hơi vàng, xanh hoặc nâu nhẹ, thậm chí có thể là bị tách lớp. Nhưng nếu bạn đảm bảo việc bảo quản sữa của bạn đã đúng cách thì việc cho bé sử dụng sữa vẫn hoàn toàn an toàn và không có vấn đề gì.

Lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Không rã đông sữa với nhiệt độ bình thường của phòng [điều này sẽ làm tăng lượng vi khuẩn xuất hiện trong sữa]. Không hâm sữa bằng lò vi sóng [có thể sẽ làm bé bị bỏng hoặc sữa bị hư vì nhiệt độ không chuẩn]. Tuyệt đối không bảo quản lại sữa đã được rã đông và để bé sử dụng sữa dư này. Không được pha sữa đã bảo quản với sữa vừa mới vắt.

Video liên quan

Chủ Đề