Cách bố trí thép tăng cường đà kiềng

Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều sử dụng bê tông cốt thép làm nguyên vật liệu chính để thi công xây dựng. Do đó, để kết cấu bê tông cốt thép làm việc được tốt nhất thì việc bố trí thép dầm là quan trọng nhất. Chính vì vậy, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc cách tăng cường thép dầm đã được đúc kết qua những lần thi công. 

Dầm là cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường và mái phía trên. Trên tiết diện thẳng góc, cách bố trí cốt thép đã được tính toán khi kiểm tra khả năng chỉ momen uốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu tác động của lực dọc. Lúc đó, cần phải tính toán khả năng chịu nén uốn của dầm giống như cột.

Cách tăng cường thép dầm

Trước khi biết cách tăng cường thép dầm, bạn đọc cần phải hiểu được công dụng của dầm chính và dầm phụ. Như vậy mới có thể tận dụng hết được những công dụng của dầm.

  • Dầm chính là dầm thiết kế đi qua các cột, gác chân cột và vách nên kích thước của dầm chính thường lớn hơn các dầm khác. Khi thiết kế và thi công, dầm chính phải đặt vào tường 200mm đến 250mm, theo chiều rộng của phòng và cách nhau 4m đến 6m. Nếu chiều dài của phòng lớn hơn 6m thì dầm chính phải được đặt vuông góc với dầm phụ.
  • Dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà gác lên cấu kiện chịu uốn, xoắn.

Việc phân chia dầm chính và dầm phụ nhằm mục đích tính toán chịu lực, để gán lực từ đầm phụ sang dầm chính. Bên cạnh đó, việc phân chia rõ chính phụ để việc chọn tiết diện dầm cho chính xác. Nếu không xác định được tiết diện và khả năng chịu lực của mỗi dầm thì sẽ xảy ra những vấn đề không mong muốn.

Có rất nhiều gia chủ không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực xây dựng nên không hiểu tại sao phải tăng cường thép dầm khi thi công xây dựng. Dầm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi công trình nhất là những công trình nhà cao tầng, có diện tích lớn hay những công trình có nền móng kém. Do đó, việc tăng cường thép dầm sẽ đảm bảo dầm được chắc chắn và an toàn để chịu lực. Từ đó mà đảm bảo an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng cũng như tính mạng của mọi người.

Vậy cách tăng cường thép dầm được làm như thế nào? Bạn có thể hình dung một cách đơn giản như sau: 4 thép chính sẽ được kết nối với nhau thành một bộ khung rồi bố trí thêm thép tăng cường gồm thép gối và thép bụng ở giữa dầm. 

Cốt thép chịu lực trong dầm sàn thường có đường kính dao động trong khoảng từ 12mm đến 25mm. Tuy nhiên, đường kính của cốt thép không nên lớn quá 1/10 bề rộng của dầm. Do đó, để không bị nhầm lẫn trong quá trình thi công thì bạn không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực mà đường kính của chúng chỉ chênh nhau khoảng 2mm.

Lớp bảo vệ phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2 sẽ có sự khác nhau nên khi thi công cần phải phân biệt được lớp bảo vệ này. Đặc biệt, chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn so với đường kính của cốt thép.

Nguyên tắc bố trí thép dầm

Khoảng hở được hiểu là khoảng cách thông thủy tại phần cốt thép dầm. Do đó, khoảng hở không được nhỏ hơn trị số lớn và đường kính cốt thép. Trong khi đổ bê tông, cốt thép phải tuân theo quy định sau:

  • Phần cốt thép đặt dưới to bằng 25mm.
  • Phần cốt thép đặt trên to bằng 30mm.
  • Nếu đặt thành 2 hàng thì cốt thép hàng phía trên phải to bằng 50mm.
  • Khoảng hở phía trên phải đảm bảo đầm dùi được đút vào vừa.

Vị trí giao nhau giữa dầm sàn và dầm khung phải vuông góc. Chính vì vậy, nên đặt cốt thép dầm chính bên dưới cốt dọc dầm sàn để chúng không bị vướng vào nhau. Nếu bố trí cốt thép bên trên dầm sàn thành 2 hàng thì nên cách ra bởi cốt thép của dầm chính sẽ nằm giữa 2 hàng.

Khác với bố trí cốt thép dầm theo phương ngang, cốt thép được bố trí theo phương dọc cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Momen dương của phần cốt thép chịu dọc sẽ kéo AS tại phần phía dưới và phần momen âm phía trên.
  • Ở những vị trí đặt cốt thép có tiết diện và momen lớn bạn có thể cắt bớt những thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng để giảm số lượng các thanh thép và tiết kiệm tiết diện.
  • Sau khi cắt bớt thì phải đảm bảo số thép còn lại vẫn có khả năng chịu lực.
  • Phần cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
  • Cốt thép chịu lực có thể đặt được một cách độc lập hoặc có thể dễ dàng phối hợp với nhau.

Tăng cường thép dầm giúp nền móng công trình được chắc chắn, kiên cố mang đến sự an toàn cho người sử dụng cũng như mọi người xung quanh. Dưới đây là cách tăng cường thép dầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

  • Diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu lực trong cấu kiện không được nhỏ hơn các giá trị khác 0.05%.
  • Lớp bê tông bảo vệ phải đảm bảo có sự hài hòa, liên kết giữa cốt thép và bê tông ở mọi giai đoạn. Điều này giúp bảo vệ cốt thép không bị ảnh hưởng bởi tác động của ngoại cảnh. Chiều dày lớp bảo vệ cột dọc chịu lực không được nhỏ hơn đường kính của thanh thép. Đối với thanh thép có đường kính Ø≤ 20mm thì  abv ≥ 20mm. Còn đường kính có 20mm < Ø ≤ 32mm thì abv ≥ 25mm.
  • Khoảng cách giữa 2 thanh thép cần thực hiện theo quy định để đảm bảo việc làm chung của cốt thép và bê tông không làm ảnh hưởng đến việc đổ dầm vữa bê tông. Nếu dầm có độ rộng nhỏ hơn hoặc bằng 80mm thì cốt thép dọc chỉ cần bố trí 1 lớp thép trên và dưới. Nếu dầm có bề rộng lớn hơn 100mm thì khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới không nhỏ hơn đường kính Ø thép và lớn hơn hoặc bằng 25mm.
  • Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực cần tiến hành neo chắc đầu mút của nó vào bê tông. Dùng thép tròn trơn có khả năng uốn móc buộc vào khung và lưới sao cho đường kính móc lấy bằng 2.5D. 

Nếu đoạn dầm biên gối lên cột hoặc dầm có thép lớn bên trên thì đoạn neo phải lớn hơn hoặc bằng 30Ø và nhỏ hơn hoặc bằng 35Ø. Còn thép lớp bên dưới thì đoàn neo phải lớn hơn 15Ø.

Đối với dầm biên gối lên tường gạch thì đoạn neo của thép lớp bên trên phải lớn hơn 30Ø và của bên dưới lớn hơn 15Ø.

Cách tăng cường thép dầm

  • Cốt thép khi nối phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mômen uốn lớn.

Không được nối thép phía bên trên tại vị trí cột hoặc dầm giao nhau – từ vị trí tim cho tới ¼ nhịp dầm.

Không được nối thép phía bên dưới trong phần dụng dầm – từ ¾ nhịp dầm.

Chiều dài đoạn nối thép không được nhỏ hơn 250mm và phải lớn hơn 30Ø.

  • Khi tiến hành cắt cốt thép sẽ có sự khác biệt giữa thép lớp trên và dưới. Đối với thép tăng cường lớp bên trên cho gối cắt ghép lớn hơn hoặc bằng ¼l nhịp dầm kể từ mép gối. Đối với thép tăng cường phía dưới bụng cắt thép nhỏ hơn hoặc bằng 1/5l nhịp dầm kể từ tâm gối nhịp. Và khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép phải lớn hơn h.
  • Tại vị trí giao nhau giữa dầm chính và dầm phụ thì việc bố trí thép giữa lớp trên và dưới có thể vướng vào nhau. Do đó, theo nguyên lý truyền tải trọng thì thép trên cùng là thép sàn, tiếp theo là thép dầm phụ và cuối cùng là thép dầm chính. Nếu dầm phụ có 2 lớp thép phía trên thì lớp thép tăng cường sẽ đặt phía dưới dầm chính.

Nếu chiều cao của dầm lớn hơn 700mm thì đặt thêm cốt giá cấu tạo hai bên với đường kính lớn hơn 12mm cùng với cốt đai tăng cường bổ sung chống phình hay co ngót.

Đối với dầm, cấu kiện bê tông sẽ đồng thời chịu nén, kéo và lực cắt. Do đó, khi bố trí thép đai phải thoả mãn các điều kiện utt, umax, uct. Bên cạnh đó, cốt đai phải dày hơn ở ¼ nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Ngoài ra, độ dày của lớp bảo vệ cốt đai phải lớn 15mm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tăng cường thép dầm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dầm và nắm vững được những yêu cầu khi thi công để việc tăng cường đạt kết quả tốt nhất.

Click to rate this post!

Đà kiềng là những đoạn đà bằng bê tông cốt thép trong kết cấu của những ngôi nhà, vị trí nối giữa các cột với nhau. Thông thường sẽ được đặt nằm ở vị trí như chân cột và cao hơn so với đài móng cọc.  Đà kiềng trong kết cấu các ngôi nhà có tác dụng chính là đỡ tường, gánh chịu một phần lực cho cột, kết hợp với các cột tạo ra bộ khung vững chắc cho ngôi nhà.

Hiện nay, một số công trình xây dựng người ta bỏ qua đà kiềng và chỉ sử dụng kết cấu giằng móng [đà giằng] như những công trình lớn bằng cách xây dựng trực tiếp. Đà giằng là phần kết cấu tương tự nhưng vị trí nằm bên dưới, thường sẽ được đặt chìm trong đài móng cọc, có tác dụng định vị chân cột.

Cách bố trí thép đà kiềng đúng tiêu chuẩn công trình dinh thự Minh Đoàn trên đường tại Tân Uyên, Bình Dương

Công dụng của đà kiềng 

Đà kiềng giữ vai trò lớn trong chống lún và lệch móng, nâng đỡ các bức tường nhà. Giữa các côt có độ lệch tâm lớn, khi ấy nhiệm vụ của nó là chịu lực uốn tác động của toàn bộ căn nhà thông qua các cột để giữ được độ cân bằng.

Một số công dụng chính của đà kiềng như sau:

Định vị và giữ khoảng cách cố định cho các chân cột không sai lệch vị trí khi xây dựng các phần trên của ngôi nhà.

Cùng với các bộ kết cấu như khung, dầm, cột chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lệch lún xảy ra nếu có ở bất kỳ một vị trí móng nào của công trình.

Chịu tải trọng cho tường vách, tránh rạn nứt tường của tầng trệt trong quá trình thi công xây dựng của nhà thầu và sử dụng của chủ nhà.

Cách bố trí thép đà kiềng

Đà kiềng là kết cấu nằm ngang và chỉ chịu lực dưới tác động của lực mô men uốn và lực cắt. Theo tiết diện thẳng, cách bố trí thép đà kiềng theo mục đích sẽ làm cho thanh đà khả năng chịu mô men uốn. Nhưng trong một số các trường hợp, kết cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu thêm một số tác động của lực dọc. Dưới đây là cách bố trí thép dọc:

Lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc

+ Cốt thép chịu lực của đường kính đà sẽ nằm trong khoảng từ 12-25mm

+ Tại đà chính có thể lựa chọn cách bố trí thép theo đường kính lên tới 30mm

+ Lưu ý quan trọng, không nên lựa chọn loại đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng đà.

+ Để tiện lợi hơn trong quá trình thi công không nên dùng quá ba loại đường kính cốt thép chịu lực, mỗi đường kính chênh lệch nằm trong khoảng 2mm là vừa.

+ Trong quá trình sắp xếp về cốt thép tại tiết diện, tốt nhất cần phải tuân thủ những quy định về khoảng hở và bo vệ cốt thép.

+ Bạn có thể thêm việc lựa chọn cốt thép tại phần bảng dưới đây:

Bảng tra thông số cốt thép đà

Bảng tra thông số diện tích và trọng lượng cốt thép

 Lớp bảo vệ cho cốt thép đà kiềng

Cần phải phân biệt về lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Chiều dày về lớp bảo vệ không nên nhỏ hơn so với đường kính cốt thép, đặc biệt là không nên nhỏ hơn giá trị co so với giá trị quy định như sau:

Bảng quy tắc bố trí cốt thép

 Khoảng hở tại phần cốt thép đà

Khoảng hở tại phần cốt thép được hiểu là khoảng cách thông thủy, không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn tại đường kính cốt thép. Việc bố trí thép đà, trong quá trình đổ bê tông cần phải được chú ý quy định như sau:

+ Phần cốt thép đặt dưới =25mm

+ Phần cốt thép đặt trên =30mm

bản vẽ lớp bảo vệ cốt thép

Lớp bảo vệ cốt thép trong dọc đà

+ Nếu như cốt thép được đặt thành 2 hàng thì những phần phía trên sẽ to =50mm [ trừ hai hàng dưới cùng

+ Đối với trường hợp nếu thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở của những lớp phía trên cần phải đảm bảo việc đút lọt đầm dùi.

Thép đà kiềng đúng tiêu chuẩn chất lượng của công trình dinh thự cổ điển

Các tiêu chuẩn kiểm tra cốt thép bao gồm:

+ Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng

+ Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước

+ Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều.

+ Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét

+ Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30 lần đường kính.

Các bước thi công đà kiềng

Đối với các công trình có quy mô tương đối lớn cần thời gian thi công nhanh, cốp pha đà kiềng thường được thi công bằng gạch. Cách làm này sẽ tốn thêm một ít chi phí, nhưng thời gian thi công sẽ nhanh hơn và có chất lượng ổn định. Các bước thi công như sau:

Bước 1: Buộc thép đà thành khung rồi sau đó lắp vào vị trí buộc. Tiếp theo, buộc các viên kê dày khoảng 30mm vào cốt thép phía ngoài cốp pha để đảm bảo rằng chiều dày của các lớp bê tông đủ dày sẽ bảo vệ cốt thép.

Bước 2: Gia công lắp dựng ván bằng khuôn gỗ. Ván khuôn gỗ sau đó sẽ được gia công và đóng thành hộp tập kết lại. Sau đó đặt ván khuôn vào đúng vị trí của nó và điều chỉnh sao cho đúng vị trí thiết kế. Sau khi điều chỉnh xong, dùng cây gỗ 3×5 để cố định vào ván khuôn.

Bước 3: Đổ bê tông thường sử dụng mác 200; rồi làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Sau đó hãy tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép.

Bước 4: Đổ bê tông lên; đầm kỹ bằng đầm dùi

Bước 5: Sau đó, tháo dỡ ván khuôn rồi đổ bê tông khoảng 1 ngày thì tháo cốp pha. Tháo ván khuôn phải làm kỹ đúng theo yêu cầu kỹ thuật để tránh làm sứt mẻ các phần bê tông.

Hình ảnh cách bố trí thép đà kiềng đà giằng và đài móng cọc:

Đà kiềng dinh thự cổ điển châu Âu Kiến Trúc Hoàng Gia thi công từ đầu năm 2021 có quy mô 4 tầng trọng lượng lớn nên quá trình thi công đà kiềng thực hiện kỹ càng và chu đáo đến từng chi tiết theo đúng quy trình kỹ thuật

Kết cấu thép đà và đài móng cọc dày bảo đảm tính chịu lực cho công trình dinh thự

Thi công cốp pha bằng gạch nhằm tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ

Cắt thép chuẩn bị cho quá trình thi công

Cách bố trí thép đà kiềng đúng tiêu chuẩn với những thanh thép lớn bảo đảm tính chịu lực tốt

Thép chân cột  trên đài móng cọc được quấn nylon kín tránh bị bẩn khi đổ bê tông làm giảm khả năng liên kết

Trụ sở chính: 354/47/60 Quốc lộ 1 A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh ⛪ Chi nhánh 1: 3026 Đường Phú Riềng Đỏ, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước ⛪ Chi nhánh 2: 226 Đường ĐT 741, P.Long Phước, TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước ⛪ Nhà máy sản xuất nội thất gỗ cao cấp: 597/3A Quốc lộ 1A, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM ⛪ Nhà máy sản xuất hợp kim nhôm cao cấp: Thôn Tân Giao, Xã Láng Lớn, Huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu ⛪ Xưởng sản xuất và chế tác đá hoa cương: Đường Võ Văn Kiệt, KP5, P.Long Phước, TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước ⛪ Email: ⛪ Website: kientruchoanggia.com

⛪ Hotline: 0901 85 97 97

Video liên quan

Chủ Đề