Cách cài phần mềm kế toán công đoàn cơ sở

Phần mềm kế toán công đoàn cơ sở là phiên bản nâng cấp của phần mềm quản lý tài chính công đoàn nhằm thay đổi phù hợp với những quy định mới. Để có thể sử dụng phần mềm kế toán công đoàn cơ sở, bạn cần phải cài đặt phần mềm kế toán công đoàn cơ sở về máy. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt phần mềm kế toán công đoàn cơ sở. Hãy cùng đón xem nhé.

1/ Cài đặt phần mềm kế toán công đoàn cơ sở

1.1 Download phần mềm kế toán công đoàn cơ sở mới nhất

Bước 1: Tải đĩa phần mềm kế toán công đoàn cơ sở trừ trang web của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bước 2: Cài đặt phần mềm kế toán công đoàn.

Bước 3: Copy thư mục KetoanCDcoso2014 vào ổ đĩa D:\ và chạy chương trình.

Bước 4: Chuyển dữ liệu từ chương trình cũ sang chương trình mới [nếu trước đây đã sử dụng phần mềm kế toán công đoàn các phiên bản trước]:

  • Xác định vị trí dữ liệu chương trình cũ: Chạy chương trình cũ, phía dưới màn hình hiển thị đường dẫn file dữ liệu chương trình đang dùng;
  • Chuyển dữ liệu từ chương trình cũ sang chương trình mới.

Bước 5: Cài đặt font tiếng Việt ABC [TCVN3], sửa lỗi khai báo Region-Language [khu vực – ngôn ngữ] trên Windows.

Bạn muốn đăng ký dịch vụ kế toán? ACC cung cấp dịch vụ đăng ký nhanh chóng và dễ dàng, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

2/ Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán công đoàn cơ sở

2.1 Các phím chức năng thường dùng

Phím F4 Xóa nội dung cả ô mà không cần bôi đen Phím F5 Hiển thị các danh sách tham khảo. Nếu gõ một từ khoá nào đó rồi mới bấm F5 thì phần mềm sẽ hiển thị danh sách và tự tìm đến dòng chứa từ khóa đó. Có thể bấm phím F3 để tìm dòng tiếp theo cũng chứa từ khoá đó. Phím F6 Copy ô tương ứng ở chứng từ trước đó hoặc ô tương ứng ở dòng bên trên. Phím F8 Copy nội dung ô hiện hành mà không cần bôi đen, lưu vào bộ nhớ Clipboard của máy tính. Phím F9 Dán nội dung lưu trong bộ nhớ Clipboard vào ô hiện hành.

2.2 Các khai báo ban đầu trước khi dùng phần mềm kế toán công đoàn cơ sở

  • Khai báo thông tin chung về đơn vị, thiết lập chế độ kế toán, thông tin in sổ sách, báo cáo;
  • Nhập danh sách các đơn vị, phòng ban;
  • Nhập danh sách các đối tượng quản lý;
  • Nhập danh sách các ngân hàng, kho bạc;
  • Nhập, sửa số dư đầu năm.

2.3 Các nút lệnh

Nút "Kết thúc" Đóng chương trình sau khi sử dụng Nút "Nhập CT" Nhập tất cả các loại chứng từ kế toán: Thu tiền mặt, chi tiền mặt, thu TGNH kho bạc, chi TGNH kho bạc. Nút "Tra cứu" Tra cứu, tìm kiếm các chứng từ đã nhập Nút "In sổ KT" In các sổ kế toán Nút "Tài sản" Nhập các thẻ tài sản cố định, dụng cụ lâu bền; Theo dõi quá trình từng tài sản. Nút "T.HợpBC" Dùng để nhập, duyệt các báo cáo tài chính của cấp dưới; Lập báo cáo thu, chi tại CQ sử dụng phần mềm; Tổng hợp báo cáo gửi cấp trên. Nút "Máy tính" Máy tính trong quá trình nhập chứng từ, nhập báo cáo. Ô màu vàng Thay đổi niên độ kế toán

3/ Nhập chứng từ phát sinh hằng ngày

3.1 Cửa sổ màn hình nhập chứng từ

Tất cả các loại chứng từ được nhập bằng nút lệnh “Nhập CT”.

3.2 Quy trình nhập chứng từ

Bước 1: Bấm nút “Nhập mới”

Bước 2: Nhập ngày tháng phát sinh

Bước 3: Chọn loại nghiệp vụ phát sinh

Bước 4: Chọn nghiệp vụ

Bước 5: Nhập các ô cần thiết

Bước 6: bấm nút “Ghi đĩa” để lưu lại

Bước 7: Bấm In để in phiếu.

3.3 Chọn loại nghiệp vụ khi nhập chứng từ

Người sử dụng phải chọn đúng 1 trong 4 loại nghiệp vụ:

  • Thu tiền mặt;
  • Chi tiền mặt;
  • Thu tiền gửi ngân hàng, kho bạc;
  • Chi tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

3.4 Chọn nghiệp vụ khi nhập chứng từ

Ứng với mỗi loại nghiệp vụ, phải chọn 1 nghiệp vụ phù hợp, cụ thể:

a/ Ứng với Thu tiền mặt hoặc Thu tiền gửi ngân hàng, kho bạc có các nghiệp vụ:

  • Thu tài chính CĐ: gồm thu kinh phí do chuyên môn chuyển sang, đoàn phí do tổ công đoàn hoặc đoàn viên đóng, thu khác [Mục 22 đến 24];
  • Nhận kinh phí cấp trên cấp [không phân biệt cấp kinh phí, đoàn phí hay cấp hỗ trợ, chương trình tự áp mục 25 ngầm định, ];
  • Rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhập quỹ: không phân biệt nguồn;
  • Thu quỹ XH: phản ánh thu ủng hộ bão lụt, thiên tai…không quyết toán TCCĐ;
  • Thu hồi tạm ứng: nhập các nghiệp vụ thu lại tiền đã tạm ứng cho nội dung hoạt động nào đó, số tiền luôn bằng số đã tạm ứng. Sau khi lập phiếu thu để hoàn tạm ứng, kế toán phải lập tiếp phiếu Chi tiền mặt-nghiệp vụ chi TCCĐ để chi ra số tiền thực tế chi;
  • Thu hồi cho vay, đầu tư tài chính: Phản ánh các nghiệp vụ thu lại tiền gốc đã cho vay, đầu tài tài chính [bán cổ phần cổ phiếu CĐ đã mua khi CP hóa DN…];
  • Thu các khoản phải trả [tạm giữ]: Cấp trên chuyển tiền khen thưởng, tạm giữ của một đối tượng nào đó…;
  • Thu cấp dưới nộp lên: Nghiệp vụ này chỉ phát sinh khi đ/vị sử dụng phần mềm là Cơ quan LĐLĐ quận huyện, tương đương hoặc là CĐCS có cơ sở thành viên và các CĐCS, cơ sở thành viên này có lập báo cáo QT thu, chi TCCĐ;
  • Thu giảm chi TCCĐ: Phản ánh khoản thu giảm chi TCCĐ do đã chi quá, chi nhầm [Mục 27-31].

b/ Ứng với Chi tiền mặt hoặc Chi tiền gửi ngân hàng, kho bạc có các nghiệp vụ:

  • Chi tài chính công đoàn: đây là nội dung phát sinh chủ yếu tại CĐCS, với các nội dung chi từ mục chi 27 đến mục chi 31 được quy định tại Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở;
  • Nộp cấp trên: không phân biệt kinh phí, đoàn phí [chương trình tự áp mục ngầm định 37];
  • Nộp tiền mặt vào ngân hàng, kho bạc: không phân biệt nguồn;
  • Chi quỹ XH: Các nghiệp vụ chi hoặc chuyển tiền quỹ XH từ thiện đã thu cho các đơn vị, cá nhân [không đưa vào quyết toán];
  • Chi tạm ứng: Phản ánh khi xuất tiền tạm ứng cho một cá nhân trong đơn vị để chi một hoạt động công đoàn nào đó;
  • Cho vay, đầu tư tài chính: Phản ánh các khoản tạm ứng, cho vay, đầu tư tài chính… [các khoản cho vay, đầu tư tài chính phải có ý kiến đồng ý của CĐ cấp trên trực tiếp bằng văn bản];
  • Chi hoàn trả các khoản tạm giữ: Chi khen thưởng do cấp trên chuyển tiền, hoàn trả các khoản tạm giữ khác [không đưa vào quyết toán];
  • Cấp cho cấp dưới: Nghiệp vụ này chỉ phát sinh khi đ/vị sử dụng phần mềm là Cơ quan LĐLĐ quận, huyện tương đương hoặc là CĐCS có cơ sở thành viên và các CĐCS, cơ sở thành viên có lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn;
  • Chi giảm thu tài chính công đoàn: P/á khoản chi giảm thu tài chính công đoàn do đã thu quá kinh phí, đoàn phí phải hoàn trả lại;
  • Chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi: Nhập các chứng từ chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi của đơn vị: từ tài khoản tại NH sang KB, KB sang NH, gửi không kỳ hạn sang gửi có kỳ hạn…

4/ Phần mềm kế toán ACC

Nhằm đáp ứng những nhu cầu trong công việc của kế toán viên, phần mềm ACC với những đặc điểm, tính năng nổi bật sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc. Có thể kể đến 1 số tính năng đắt giá của phần mềm kế toán ACC như:

  • Công nghệ lập trình tiên tiến;
  • Thiết kế linh hoạt, giao diện bắt mắt, dễ sử dụng;
  • Quản lý đa tiền tệ;
  • Truy vấn các dữ liệu có liên quan;
  • Tính hiện đại chính xác;
  • Có tính chuyên nghiệp.

Trên đây là thông tin về phần mềm kế toán ACC của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được hướng dẫn chi tiết hơn về phần mềm kế toán ACC này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Chủ Đề