Cách chia mảnh ghi số hiệu bản đồ UTM

Khi đo cự ly của 1 đoạn thẳng trên bản đồ ta có thể dùng một số phương tiện đo như: thước milimet, compa, …

Đo bằng thước milimet: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm cần đo, số đo trên thước được bao nhiêu centimet nhân với tỷ lệ bản đồ sẽ được kết quả đo.

Ví dụ: đo từ A → B trong bản đồ tỷ lệ 1/25.000 được 3cm, cự ly thực địa trên bản đồ sẽ là 3cm x 25.000 = 75.000 cm = 750m thực tế.

- Đo bằng băng giấy: [Băng giấy chuẩn bị trước có độ dài 20cm rộng 5cm mép băng giấy phải thẳng] Đặt cạnh băng giấy qua 2 điểm cần đo trên bản đồ, đánh dấu lại đặt lên thước đo tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số thực tế.

- Đo bằng compa: Mở độ rộng compa đặt lên 2 điểm cần đo, sau đó đặt lên thước tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số đo thực tế

Có thể đo bằng băng giấy, compa, hoặc bằng dây đo từng đoạn thẳng cộng lại hoặc dùng dây uốn theo đoạn đo rồi đặt lên thước cm hoặc thước tỷ lệ trên bản đồ.

Hiện nay có thêm cách đo bằng đồng hồ bánh răng, hoặc dùng máy vi tính scan bản đồ lên máy, dùng trỏ chuột rê mũi tên từ điểm A đến điểm B máy sẽ tự tính toán

- Đo diện tích ô vuông

+ Đo diện tích ô vuông đủ:

Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông được xác định diện tích cụ thể tùy theo tỷ lệ của từng bản đồ.

Với công thức: S = a2

Trong đó: S là diện tích 1 ô vuông,

a là cạnh của 1 ô vuông.

Bảng tính diện tích ô vuông cho các loại tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồCạnh ô vuông [cm]Diện tích tương ứng ngoài thực địa
1:25.0004 cm1 km2
1:50.0002 cm1 km2
1:100.0002 cm4 km2
1:200.0005 cm100 km2

+ Đo diện tích ô vuông thiếu

Chia cạnh ô vuông có diện tích cần đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ. Đếm tổng số ô con hoàn chỉnh, các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi lấy tổng số ô nhỏ x với diện tích 1 ô nhỏ sẽ được kết quả cần đo.

- Đo diện tích 1 khu vực

Là tổng diện tích ô vuông đủ + diện tích ô vuông thiếu

Công thức tính : 

Trong đó: A: diện tích của 1 khu vực cần tìm

n : số ô vuông đủ

s: diện tích của 1 ô vuông đủ

1/s : là diện tích của các ô vuông nhỏ tự kẻ

p: số ô vuông nhỏ tự kẻ

Khi tính phải đếm có bao nhiêu ô vuông đủ cộng số ô vuông thiếu theo cách tính như trên, sau đó nhân với diện tích 1 ô vuông đủ.

a] Tọa độ sơ lược

- Sử dụng trong trường hợp trong ô vuông chỉ có 1 mục tiêu M, hoặc có nhiều mục tiêu nhưng tính chất khác nhau.

- Xác định tọa độ chỉ mục tiêu:

Xác định tọa độ chỉ mục tiêu bằng tọa độ sơ lược, phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ [ghi ở khung đông tây], và 2 số cuối cùng của đường tung độ [ghi ở khung bắc nam] bản đồ. Tìm giao điểm của tung độ và hoành độ tại ô vuông có chứa mục tiêu M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của đường kẻ dọc]

Ví dụ: tọa độ sơ lược điểm M [25.36]

Cách đọc mục tiêu độc lập M [25.36]

b] Tọa độ ô 4 và ô 9

- Tọa độ ô 4: là cách chia ô vuông ra thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ in hoa A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Cách viết : M [25.36B]

- Tọa độ ô 9: là cách chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu các ô vuông bằng chữ Ả Rập từ 1 đến 9 theo quy tắc, số 1 là góc Tây Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ, số 9 ở chính giữa, viết tên mục tiêu kết hợp với tọa độ sơ lược của điểm đó và ký hiệu của từng ô.

Ví dụ M [25.36.9]

c]Tọa độ chính xác

Là xác định tọa độ của 1 điểm nằm trong ô vuông tọa độ, tìm ra độ chênh lệch về mét so với hệ trục gốc hoặc tọa độ sơ lược của điểm đó.

- Độ chênh lệch trục X gọi là 

X

- Độ chênh lệch trục Y gọi là 

Y

Cách đo tọa độ chính xác đến mét ở 1 điểm là lấy tọa độ sơ lược X.Y + với phần cự ly vuông góc từ vị trí điểm đó đến đường hoành độ 

x đến đường tung độ y

- Tọa độ chính xác sẽ là

+ X = tọa độ sơ lược + 

X

+ Y = tọa độ sơ lược + 

Y

Ví dụ: xác định tọa độ chính xác của điểm M sau khi đã đo được khoảng cách từ

M đến hoành độ là 1,5cm.

M đến tung độ là 1,6cm

- Với bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Cách tính như sau:

X = 25.000 x 1,5 = 375m

Y= 25.000 x 1,6 = 400m

Tọa độ chính xác sẽ là:

X = 25km + 375m = 25.375m

Y= 36km + 400m = 36.400m

Là làm cho hướng Bắc bản đồ trùng với hướng Bắc của thực địa. Có 3 phương pháp định hướng như sau :

  • Định hướng bằng địa bàn
  • Định hướng bằng địa vật dài thẳng
  • Định hướng bằng đường phương hướng giữa 2 địa vật.

Khi ra thực địa, sau khi định hướng bản đồ, phải xác định điểm đứng lên bản đồ, có 2 phương pháp cơ bản như sau :

- Phương pháp ước lượng cự ly

+ Chọn một đối tượng quan sát rõ và có ghi ký hiệu trên bản đồ

+ Đặt cạnh thước qua vị trí chính xác của ký hiệu và xoay thước ngắm đối tượng đã chọn ở thực địa ; kẻ đường chì mờ theo cạnh thước.

+ Ước lượng cự ly từ vị trí đang đứng đến đối tượng ở thực địa đã chọn, đổi cự ly theo tỉ lệ bản đồ rồi đo từ ký hiệu theo đường kẻ cự ly vừa đổi theo tỉ lệ và chấm trên đường kẻ, đó là điểm đứng trên bản đồ.

- Phương pháp giao hội

+ Chọn 2 đối tượng ở thực địa mà trên bản đồ có ghi rõ ký hiệu

+ Dùng thước ngắm và kẻ đường chì mờ như ở phương pháp ước lượng cự ly

+ Điểm giao nhau của 2 đường chì mờ là điểm đứng trên bản đồ.

Đối chiếu bản đồ với thực địa để xác định cụ thể những đối tượng liên quan đến nhiệm vụ trên thực địa hoặc bổ sung các đối tượng ở thực địa mà trong bản đồ chưa có.

Có 2 phương pháp đối chiếu là phương pháp ước lượng cự ly và phương pháp giao hội.

  • Thứ tự tiến hành phương pháp ước lượng cự ly giống như xác định điểm đứng trên bản đồ, chỉ khác: đặt thước vào vị trí điểm đứng, xoay thước ngắm lần lượt từng đối tượng.
  • Phương pháp giao hội cơ bản cũng giống như giao hội khi xác định điểm đứng trên bản đồ, chỉ khác: phải đến 2 vị trí xác định 2 điểm đứng trên bản đồ và ngắm thước qua từng điểm đứng đến đối tượng ở thực địa ; điểm 2 đường kẻ chì cắt nhau là vị trí đối tượng trên bản đồ.

Bản đồ tỷ lệ 1:500000 mảnh bản đồ 1:1000000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 có kích thước 3ox2o ký hiệu bằng chữ cái A,B,C,D từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Theo kiêu UTM kí hiệu A,B,C,D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:250000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 chia thành 4 mảnh 1:250000 có kích thước 1o30’x1o, ký hiệu bằng các số 1,2,3,4 từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Bản đồ tỷ lệ 1:100000. Mỗi mảnh bản đồ quốc tế tỷ lệ 1:1000000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 có kích thước 30’x30’ đánh số 1,2,3,4, 96 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:50000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 được chia thnahf 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 có kích thước 15’x15’ với ký hiệu A,B,C,D từ trái qua phải từ trên xuống dưới bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:25000. Mỗi mảnh bản đồ 1:50000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 có kích thước 7’30”x7’30” ký hiệu bằng a,b,c,d theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:10000. Mỗi mảnh bản đồ 1:25000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 có kích thước 3’45”x3’45” đánh số 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo kĩ thuật bản đồ địa chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BÁO CÁO KĨ THUẬT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Nhóm 3 Sinh viên thực hiện: Đặng Mộng Kha B1309460 Lê Trường An B1309358 Nguyễn Ngoc Huỳnh Như B1309482 Ngyễn Văn Biết B1309441 Nguyễn Hạnh Vy B1309515 Trương Thành Phú B1309486 Cao Thị Kiều Trinh B1309426 Vũ thị Nga B1309392 Cán bộ hướng dẫn Cô. Trần Thị Ngọc Trinh I. Khái niệm và đặc điểm bản đồ địa hình Hình 1: Bản đồ thế giới 2004 Bản đồ địa hình thể hiện những thành thạo thiên nhiên, cũng như kết quả hoạt động nhân sinh một khu vực trên bề mặt Trái Đất. Bản đồ địa hình không trình bày tất cả mị hình ảnh trên bề mặt Trái Đất mà chỉ chưa đựng một lượng thông tin phụ thuộc vào thời gian, không gian và mục đích sử dụng. Xét về bản chất bản đồ địa hình là một mô hình đồ họa về bề mặt Trái Đất cho ta khả năng nhận thức bề mặt đó bằng cách nhìn bao quát, đọc chi tiết hoặc đo đến chính xác. Các bản đồ địa hình cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản: + Bản đồ phải rõ ràng, dễ đọc. + Các yếu tố biểu thị trên bản dồ cần phải đầy đủ, chính xác hù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. II. Phân loại bản đồ địa hình Nguyên tắc phân loại bản đồ địa hình được chấp nhận từ trước tới nay là phân loại theo tỉ lệ bản đồ: Bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ từ 1: 500.000 - 1: 1.000.000 Hình 2: Bản đồ tỉ lệ 1:1000000 Hình 3: Bản đồ tỉ lệ 1: 500000 Bản đồ địa hình tỉ lệ trung bình từ 1: 100.000 - 1:200.000 Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn từ 1:25.000 - 1:50.000 Bản dồ địa hình tỉ lệ rất lớn từ 1:5.000 - 1: 10.000 Hình 4: Bản đồ tỉ lệ 1: 12500 III. Nội dung bản đồ địa hình Nội dung bản đồ địa hình được phân loại và xây dựng trên quan điểm hệ thống và theo các nguyên tắc sau: - Theo vật thể: Lấy các phần tử địa hình, địa vật làm đối tượng biểu thị, phân loại chúng theo các tiêu chuẩn địa lí. - Theo thuộc tính: Việc biểu thi các thuộc tính tùy thuộc vào các mục đích, ý nghĩa sử dụng và khả năng cho phép của tỉ lệ bản đồ. - Theo qui mô: Các phần tử địa hình, địa vật có cùng thuộc tính sẽ được sắp xếp theo ngôi từ lớn tới nhỏ, từ chính đến phụ, từ chung đến riêng, từ tổng thể đến cục bộ,... Phân loại nội dung bản đồ địa hình theo phương pháp cấu trúc cây, sự phân nhánh đi từ cấp cao đến cấp thấp, gốc được coi là toàn bộ mặt đất, lớp phân nhánh thứ nhất là yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội, từ các phân nhánh này phân ra thành các yếu tố cấp thấp hơn. Chẳng hạn như: - Yếu tố địa lý tự nhiên: là yếu tố cơ bản của cảnh quan địa lý, nó gồm hệ thủy văn, hình thái địa hình và thực vật. + Hệ thủy văn: phân ra thành biển, sông, hồ, hồ nhân tạo, đầm, ao, suối, kênh, rạch, mương, máng, giếng nước, mạch nước,kèm theo những tính chất của chúng. Những đối tượng này khác nhau về đặc điểm định vị trên mặt đất và về nguồn gốc phát sinh dẫn đến những khác nhau về đặc điểm bên ngoài. Hình 5: Hệ thống sông Việt Nam Hình 6: Bản đồ thủy văn về độ sâu của hồ Hình 7: Hệ thủy văn dịch vụ Canada + Hình thái địa hình: được biểu thị trên bản đồ chủ yếu bằng các đường bình độ và các điểm độ cao. Tập hợp các đường bình độ sẽ cho ta thấy hình ảnh của những kiểu địa hình khác nhau và các điểm độ cao còn có nhiều kí hiệu khác mô tả đặc điểm các phần tử và dạng vi địa hình như đèo, gò, vách sụt, vách đá, bãi đá Việc xác định nội dung biểu thị hình thái địa hình dựa vào đặc điểm phân bố không gian và theo hình thái địa hình. Theo nguyên tắc này, nội đung thể hiện hình thái địa hình trên bản đồ địa hình gồm: Độ cao [đường bình độ, điểm độ cao]; Vi địa hình [địa hình đầm lầy, địa hình cát, bề mặt lõm, bề mặt lồi, hang động, khe, sườn, đỉnh]. Hình 8: Địa hình Việt Nam Hình 9: Bản đồ địa hình của Bulgaria + Thực vật: gồm có rừng rậm, bụi cây, vườn ăn quả, công viên, bãi cỏ cùng chủng loại và tính chất của chúng. Thực vật được phân loại theo 2 nguyên tắc: • Ngoại mạo-tức theo thân cây [thân gỗ, thân cỏ, tre nứa, thân bụi] và theo lá [lá kim, lá rộng, lá khô, lá ướt]. • Mục đích sử dụng: cây tự nhiên và cây trồng [cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả]. Yếu tố kinh tế xã hội: là những yếu tố thuộc thành quả lao động của con người, bao gồm dân cư, hệ thống giao thông, ranh giới tường rào và các địa vật kinh tế xã hội. + Dân cư: được biểu thị trên bản đồ địa hình chủ yếu phản ánh các đặc điểm dâm cư và các công trình văn hóa, lịch sử, dân dụng liên quan chặt chẽ với dân cư. Các điểm dân cư được thể hiện đầy đủ 4 đặc trưng quan trọng là: phân bố không gian và tổ chức mặt bằng, vai trò hành chính của một số điểm dân cư, cấp đô thị của một số điểm dân cư, số dân của các điểm dân cư. Hình 10: Lược đồ phân bố dân cư Hình 11: Bản đồ dân cư Mỹ và đô thị Việt Nam + Hệ thống giao thông – toàn bộ mạng lưới giao thông mặt đất: đường sắt, đường bộ và các phương tiện vượt song trên tuyến đường, sân bay, cảng. • Đường sắt được thể hiện theo các tuyến đường, các ga, thiết bị trong ga, các loại tín hiệu đảm bảo giao thông. • Đường bộ được thể hiện các loại đường ô tô, đường đất, bến ô tô, các tín hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, các phương tiện vượt song như cầu, phà, cống, đò, đường ngầm, bến lội • Trên bản đồ địa hình không biểu thị hướng bay của đường không mà chỉ biểu thị sân bay dân sự, còn sân bay quân sự không biểu thị. Hình 12: Giao thông Việt Nam Hình 13: Hệ thống giao thông đường bộ TP. Hồ chí Minh + Địa giới hành chính các cấp như ranh giới quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn đều được biểu thị trên bản đồ địa hình. Hình 14: Bản đồ các tỉnh thành Việt Nam Hình 15:Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long + Trên bản đồ địa hình biểu thị các địa vật kinh tế xã hội, tường rào và điểm khống chế trắc địa như các loại đường ống, mạng lưới các đường dây điện, thông tin, các loại dàn cột ranh giới của các loại địa vật cùng một số ranh giới tự nhiên, những khu canh tác, khu vực cấm, ranh giới sử dụng đất, thành lũy, tường, hàng rào các điểm khống chế như lưới khống chế cơ bản nhà nước, lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế đo vẽ. Điểm định hướng và cơ sở toán học cũng được thể hiện trên bản đồ địa hình. Nội dung trên tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà qui định đo vẽ, biên chế với độ chính xác và mức độ chi tiết khác nhau, được ghi rõ trong các nguyên tắc đo vẽ và biên chế bản đồ địa hình. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, trên bản đồ địa hình còn biểu thị yếu tố bổ sung. Các yếu tố này được bố trí ở ngoài khung bản đồ và bao gồm các ghi chú tên, tỷ lệ bản đồ, các ghi chú thời gian và nơi xuất bản, các ghi chú mức độ bí mật của bản đồ, chú dẫn kí hiệu, sơ đồ góc lệch, thước đo độ dốc. Hình 16: Bản đồ tỉnh Hậu Giang Hình 17: Bản đồ địa mạo IV. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình Cơ sở lưới chiếu của bản đồ địa hình Bản đồ địa hình trước đây được thành lập trong phép chiếu Gauss-Kruger [ phép chiếu đồng góc ] và hiện nay sử dụng phép chiếu UTM quốc tế [ phép chiếu hình trụ ngang đồng góc ]. Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS-84 toàn cầu được xác định [định vị] phù hợp với lãnh thỗ Việt Nam trên cơ sở sử dụng các điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố đều trên lãnh thỗ. Trong đó Elipxoid WGS-84 có kích thước: Bán trục lớn: a=6378137.0m Độ dẹt: α=1: 298.257223563 Tốc độ quay quanh trục: w=729115.10-11 radian/s Kinh tuyến gốc [00] được quy ước là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich. Trong hệ tọa độ vuông góc Gauss –kruger hoặc UTM chiều dương của trục ngang OY hướng sang đông, chiều dương của trục OX đứng hướng lên phia Bắc. Điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng có X = 0, Y = 500 Km [ chuyển trục Y về phía tây 500 Km so với kinh tuyến trục của múi chiếu ]. Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao ở Hòn Dấu – Hải Phòng. Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa Chính. Các công thức và thông số tính chuyển hệ tọa độ phẳng của phép chiếu Gauss – Kruger sang UTM quốc tế: XUTM = K0.XG YUTM = K0.[YG – 500.000] +500.000 ϒUTM = YG MUTM = K0.MG Trong đó K0 = 0,9996 dùng cho múi chiếu 60 K0 = 0,9999 dùng cho múi chiếu 30 XUTM, YUTM là tọa phẳng của lưới chiếu UTM XG, YG là tọa độ phẳng của lưới chiếu Gauss – Kruger ϒUTM, ϒG là góc lệch kinh tuyến tương ứng của lưới chiếu UTM và lưới chiếu Gauss – Kruger. MUTM, MG là tỉ lệ biến dạng chiều dài tương ứng của lưới chiếu UTM và lưới chiếu Gauss – Kruger. 2. Tỷ lệ bản đồ địa hình Tỷ lệ bản đồ xác định mức độ thu nhỏ của bề mặt Trái đất khi biểu thị lên bản đồ, tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ và chiều dài thực của nó ngoài thực địa, ký hiệu là: 1: Mbd 1 / Mbd = Sbd / Std Có ba phương pháp thể hiện tỷ lệ: - Tỷ lệ số : Thể hiện bằng một phân số mà tử số bằng một con mẫu số là số cho thấy mức độ thu nhỏ của bề mặt trái đất, tỷ lệ này thường được viết dưới dạng 1:1000 hoặc 1/1000. - Tỷ lệ chữ : Nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bảng đồ tương ứng với khoảng cách là bao nhiêu ở ngoài thực địa,tỷ lệ này được ghi là : 1 cm trên bảng đồ tương ứng với tỷ lệ nhất định. - Thước tỷ lệ: thước tỷ lệ là hình vẽ, khi đo trên bản đồ có thể căn cứ vào thước để tính ra khoảng cách thực tế của khoảng đó trên mặt đất. Thước tỷ lệ có thể là thẳng hoặc xiên. Trong đó thước xiên có độ chính xác cao hơn. 3. Đặc điểm các phép chiếu dùng trong thành lập bản đồ địa hình Việt Nam Yêu cầu đối với phép chiếu bản đồ địa hình Phép chiếu bản đồ là phép chiếu biểu diển bề mặt con của trái đất lên mặt phẳng của bản đồ. Phép Chiếu : + Hình dạng kinh vĩ tuyến + Hình dạng khu vực + Độ biến dạng Yêu cầu về phép chiếu có độ biến dạng nhỏ và phân bố để nâng cao chính xác của bản đồ. Bản đồ địa hình có độ chính xác cao nhất trong các bản đồ. Riêng bản đồ địa hình: - Không có độ biến dạng về góc - Dễ chia và đánh số mảnh - Số múi trong phép chiếu càng ít càng tốt - Các múi có tính chất giống nhau và dễ tính toán Dựa vào vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của lãnh thỗ địa hình Việt Nam có thể dùng các phép chiếu Gauss, UTM và phép chiếu hình nón đứng đồng gốc hai vĩ tuyến chuẩn Đặc điểm của phép chiếu Gauss và hệ tọa độ Hình 18: phép chiếu Gauss và hệ tọa độ Đặc điểm của pháp chiếu UTM và hệ tọa độ Phép chiếu UTM tương tự phép chiếu Gauss. Mặt chiếu hình cắt elipxoid ở hai cát tuyến cách đều kinh tuyến trục 180 Km về phía đông và tây. Hệ tọa vuông góc của múi chiếu hình UTM chỉ áp dụng cho khu vực 80 độ vĩ Nam đến 84 độ vĩ Bắc Hình 19: Phép chiếu UTM và hệ tọa độ 4. Điểm khống trắc địa trên bản đồ địa hình Vị trí các điểm trên mặt đất của một vùng lãnh thỗ [ thường là một quốc gia ] cần phải được xác định chính xác trên bản đồ. Điều đó được làm dựa trên cơ sở trắc địa, bao gồm điểm khống chế tọa độ. Điểm khống chế mặt bằng: là những điểm xác định thống nhất trong hệ tọa độ địa lý nhà nước và có mốc đánh dấu trên mặt đất [ môn trắc địa] Điểm khống chế độ cao: dùng để xác định độ cao của các điểm trên bản đồ so với mặt thủy chuẩn gốc Lưới khống chế đo vẽ, khống chế ảnh, trạm đo, kiểm tra chỉ biểu thị trên bản gốc, không biểu thị trên bản độ xuất bản 5. Góc phương hướng trên bản đồ địa hình Việc xác định quan hệ giữa đường thẳng với một hướng gốc gọi là định hướng đường thẳng Góc phương vị của một đường thẳng: là gốc bằng, tính từ hướng Bắc kinh tuyến, theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng. Góc định hướng: được dùng trong đo đạc, để xác định hướng đường thẳng đối với kinh tuyến giữa của mỗi múi trong phép chiếu Gauss hoặc UTM. VD: GÓC ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 6. Khung bản đồ địa hình Khung trong: đường giới hạn phạm vi của bản đồ, nó trùng kinh vĩ tuyến biên của bản đồ Khung giữa: các đai chia độ phút Khung ngoài: đường nét đậm làm tăng thêm vẻ đẹp của bản đồ. Hình 20: Khung bản đồ 7. Độ chính xác của bản đồ địa hình - Khái niệm: là đại lượng đặc trưng về sai số của kết quả đo trên bản đồ so với thị thực tương ứng trên thực địa Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác: sai số của quá trình đo vẽ bản đồ, chiếu hình, tỷ lệ, do in và do giấy co giãn, phương pháp và phương tiện đo đạc trên bản đồ V. Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình. Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống Gauss Hình 21: phép chiếu Gaux-Kriugơ Dọc theo kinh tuyến, chia trái đất thành 60 cột, đánh số theo thứ tự từ 1 đến 60, cột một tính từ kinh độ 180o tới kinh độ tây 174o, cột 2 từ kinh độ tây 174o đến kinh độ tây 168o., cứ tiếp tục như vậy tới cột thứ 60 từ kinh độ đông 174o đến kinh độ 180o. Như vậy, số thứ tự của cột chênh lệch với số thứ tự của múi là 30 đơn vị. Theo vĩ tuyến, chia Trái Đất ra thành các đai, mỗi đai có độ lớn là 4o bắt đầu xích đạo về hai cực, các đai được kí hiệu bằng các chữ cái La tinh in hoa theo vần từ A,B,C.... đến Y trừ hai cực không có kí hiệu. Diện tích mặt đất của mỗi hình than cong theo cách chia như trên, được biểu thị lên bản đồ theo tỷ lệ 1:1000000, gọi là mảnh bản đồ một triệu. Bản đồ tỷ lệ 1:500000, 1:200000 và 1:100000 dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 để chia mảnh và đánh số. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 làm cơ sở để phân mảnh và đánh số hiệu cho các bản đồ tỷ lệ lớn hơn, Theo hệ thống quốc tế, cách chia mảnh và đánh số bản đồ Gauss được ghi trong bảng Bảng 2.4. Cách chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình Gauss theo hệ thống Quốc tế Tỷ lệ Kích thước Cách chia Ký hiệu riêng Số hiệu mảnh bản đồ Kinh độ Vĩ độ 1 2 3 4 5 6 1:1000000 6o 40 F-48 1:500000 3o 2o20’ Chia mảnh 1:106 thành 4 phần A B C D F-48-B 1:300000 2o 40’ Chia mảnh 1:106 thành 9 phần Từ I đến IX, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới III-F-48 1:200000 1o 20’ Chia mảnh 1:106 thành 36 phần Từ I đến XXXVI từ trái sang phải, trên xuống dưới F-48-VI 1:100000 30’ 10’ Chia mảnh 1:106 thành 144 phần Từ 1 đến 144 từ trái sang phải, trên xuống dưới F-48-12 1:50000 15’ 5’ Chia mảnh 1:100000thành 4 phần A B C D F-48-12-B 1:25000 7’30” 2’30” Chia mảnh 1:500000 thành 4 phần a b c d F-48-12-B-b 1:10000 3’45” 1’15” Chia mảnh 1:25000 thành 4 phần 2 3 4 F-48-12-B-b-2 1:5000 1’15” 37”,5 Chia mảnh 1:100000 thành 384 phần [24x16] Từ 1 đến 384 từ trái qua phải, trên xuống dưới F-48-12-[24] 1:2000 25” 37”,5 Chia mảnh 1:5000 thành 6 phần [đối với khu vực có diện tích nhỏ hơn 20km2] a b c d e f F-48-12-[24-c] 1:2000 37”,5 37”,5 Chia mảnh 1:5000 thành 4 phần [đối với khu vực có diện tích nhỏ hơn 20km2] A B C D F-48-12-[24-B] 1:1000 18”,75 18”,75 Chia mảnh 1:2000 thành 16 phần I II III IV F-48-12-[24-B-II] 1:500 9”,375 9”,375 Chia mảnh 1:2000 thành 16 phần Từ 1 đến 16 từ trái sang phải, trên xuống dưới F-48-12-[24-B-4] Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình UTM Hình 22 :Phép chiếu UTM Bản đồ UTM tỷ lệ 1:1000000 cũng có kích thước và cách chia như bản đồ Gauss cùng tỷ lệ. Trong cách đánh số có một số điểm khác nhau: Đai 4o chỉ đánh số từ A đến U. Mảnh bản đồ thuộc Bắc bán cầu thì thêm chữ N vào trước ký hiệu đai, thuộc Nam bán cầu thì thêm chữ S. Ví dụ, mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:1000000 có số hiệu NF-48. Một mảnh bản đồ 1:1000000 chia thành 16 mảnh bản đồ 1:250000, kích thước 1o30’x1, ký hiệu từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:100000 có kích thước 30’x30’, được đánh số riêng không liên quan đến bản đồ tỷ lệ 1:1000000. Số hiệu mảnh bản đồ UTM 1:100000 gầm hai phần gộp lại là ký hiệu cột và ký hiệu hàng. Các ký hiệu này được tính dựa vào kinh độ của mảnh bản đồ và được tính theo công thức sau: Ký hiệu cột được tính theo công thức: 2 [L-Lo]-1 Ký hiệu hàng được tính theo công thức: 2 [B+Bo] Trong đó: L là kinh độ của đường biên khung phía Đông của mảnh bản đồ 1:100000. B là vĩ độ của đường biên khung phía Bắc của mảnh bản đồ 1:100000. Lo,Bo là tọa độ địa lý của điểm gốc đối với khu vực Đông Nam Á, cơ quan bản đồ Quân đội Mỹ chọn điểm này với Lo=75o, Bo=4o Một mảnh bản đò tỉ lệ 1:100000 chia 4, được bốn mảnh bản đò tỉ lệ 1:50000 với kích thước 15’x15’ và kí hiệu bằng chữ số la mã I,II,III,IV bắt đầu từ góc phần tư Đông Bắc theo chiều kim đồng hồ. Một mảnh bản đồ tỉ lệ 1:50000 chia thành bốn mảnh bản đồ 1:25000 với kích thước 7’30”x7’30” và kí hiệu NE [Đông Bắc], SE [Đông Nam], SW [Tây Nam], NW [Tây Bắc]. Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam-2000 Hình 23: Hệ tọa độ QGVN 2000 Số hiệu mảnh bản đồ được đặt theo quy định hiện hành [kiểu Guass] có ghi chú trong ngoặc số hiệu mảnh theo kiểu UTM đang sử dụng tại Việt Nam cho bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1:1000000 đến 1:50000. Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa hình hiện hành dựa trên cơ sở chia mảnh bản đồ Quốc tế tỷ lệ 1:1000000 như sau: Mảnh bản đồ chuẩn, tỷ lệ 1:1000000: Mảnh bản đồ quốc tế tỷ lệ 1:1000000 kích thước 6ox4o là giao nhau của múi và đai được tạo thành như sau: Chia ellipsoid Trái Đất thành các múi 6o giới hạn bởi các kinh tuyến và các đai 4o giới hạn bởi các vĩ tuyến. Múi được đánh số bằng số Ả rập bắt đầu từ múi số 1 là múi nằm giữa kinh tuyến 180oĐ và 174oT [so với kinh tuyến đi qua Greenwich là 0o], múi số 2 – giữa kinh tuyến 174oT và 168oT, Các đai được ký hiệu bằng chữa cái Latinh A,B,C, bắt đầu từ xích đạo về các cực. Theo kiểu UTM múi cũng được đánh dấu như trên, trước ký hiệu đai thêm chữ cái N đối với cực Bắc bán cầu và chữ S đối với Nam bán cầu. Bản đồ tỷ lệ 1:500000 mảnh bản đồ 1:1000000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 có kích thước 3ox2o ký hiệu bằng chữ cái A,B,C,D từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Theo kiêu UTM kí hiệu A,B,C,D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:250000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 chia thành 4 mảnh 1:250000 có kích thước 1o30’x1o, ký hiệu bằng các số 1,2,3,4 từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Bản đồ tỷ lệ 1:100000. Mỗi mảnh bản đồ quốc tế tỷ lệ 1:1000000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 có kích thước 30’x30’ đánh số 1,2,3,4,96 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:50000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 được chia thnahf 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 có kích thước 15’x15’ với ký hiệu A,B,C,D từ trái qua phải từ trên xuống dưới bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:25000. Mỗi mảnh bản đồ 1:50000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 có kích thước 7’30”x7’30” ký hiệu bằng a,b,c,d theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:10000. Mỗi mảnh bản đồ 1:25000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 có kích thước 3’45”x3’45” đánh số 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:5000. Mỗi mảnh bản đồ 1:100000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 có kích thước 1’52,5”x1’52.5” đánh số 1,2,3,4,256 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:2000. Mỗi mảnh bản đồ 1:5000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 có kích thước 37”,5x37”,5 ký hiệu a,b,c,b,e,f,g,h,k [bỏ qua i,j để tránh nhầm lẫn với 1] theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ hướng Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:1000. Mỗi mảnh bản đồ 1:2000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 ký hiệu là I,II,III,IV theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Bản đồ tỷ lệ 1:500. Mỗi mảnh bản đồ 1:2000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 ký hiệu là 1,2,3,4,,16 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống được, bắt đầu từ góc Tây Bắc. Đối với khu đo có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 20km2 chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000 và 1:500 bố trí theo hệ trục tọa độ khu vực và lấy cơ sở là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, nhưng phải đảm bảo thống nhất và liên tục cho việc đo vè tiếp theo. Tên gọi của mảnh bản đồ được lấy theo tên gọi của điểm dân cư lớn hoặc quan trọng có trong bản đồ. Nếu không có điểm dân cư thì chọn tên của địa vật quan trọng nhất. Tài liệu tham khảo Nhữ Thị Xuân. Bản đồ địa hình NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.2003 Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú. Bài Giảng Bản Đồ Học và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí - GIS. 2003. file:///C:/Users/Admin/Downloads/Trac+dia+bai+giang.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ban_do_dia_hinh_9697.doc

Video liên quan

Chủ Đề