Cách điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Bại não [hay liệt não] là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường. Triệu chứng diễn ra từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng thức tê liệt.

Nếu được điều trị, phần lớn trẻ em có thể cải thiện đáng kể được những khả năng của mình. Mặc dù các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian nhưng theo như định nghĩa thì bại não là một căn bệnh không diễn tiến, vì thế nếu người bệnh càng ngày càng yếu đi thì nguyên nhân có thể là do một vấn đề nào khác chứ không phải là do bại não.

Rất nhiều trẻ bị bại não thường có kèm theo các tình trạng bệnh khác cần phải được điều trị. Trong những vấn đề đó có vấn đề chậm trí; rối loạn khả năng học tập; động kinh; và những vấn đề về thị giác, thính giác và ngôn ngữ.

Bệnh bại não thường được chẩn đoán khi trẻ lên 2 đến 3 tuổi. Khoảng 2 đến 3 trẻ trong khoảng 1.000 trẻ ở độ tuổi lên ba mắc bệnh bại não. Có khoảng 500.000 trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi trên toàn quốc mắc bệnh bại não.

Có ba thể bại não:

Bại não thể liệt cứng [Spastic cerebral palsy]. Trong tổng số những người bị mắc bệnh bại não thì có đến 70 đến 80 phần trăm số người bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn. Khi cả hai chân đều bị liệt [liệt cứng hai chi dưới], đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi đi bởi vì các cơ bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối [còn được gọi là cắt kéo]. Trong những trường hợp khác, chỉ một bên cơ thể bị liệt [liệt cứng nửa người], và cánh tay thường bị liệt nghiêm trọng hơn chân. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ em bị liệt cứng tứ chi bị chậm trí và có những vấn đề khác.

Bại não thể loạn động [Dyskinetic cerebral palsy]. Trong tổng số những người mắc bệnh bại não thì có khoảng 10 đến 20 phần trăm số người mắc bệnh bại não thể loạn động, căn bệnh gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ [lúc tăng, lúc giảm] và thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được [có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật]. Trẻ mắc bệnh này thường khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng cho nên người bệnh cũng gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.

Bại não thể thất điều [Ataxic cerebral palsy]. Trong tổng số những người mắc bệnh bại não thì có khoảng 5 đến 10 phần trăm số người mắc bệnh bại não thể thất điều, căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Người bệnh có thể đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác, ví dụ như viết.

Có nhiều sự kiện xảy ra trong thời kỳ mang thai và gần thời điểm sinh có thể gây gián đoạn quá trình phát triển bình thường của bộ não và gây bại não sau này. Trong khoảng 70 phần trăm trường hợp, mặc dù tổn thương não diễn tra trước khi sinh, nhưng nó cũng xảy ra vào gần thời điểm sinh, hoặc trong những tháng hoặc năm đầu đời.

Một số những nguyên nhân được biết đến gồm có:

Những nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai. Một số nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai như rubella [sởi Đức], vi-rút cự bào [nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ] và toxoplasmosis [một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ] có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.

Thiếu khí não bào thai. Ví dụ, khi chức năng nhau thai bị giảm sút hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng ô-xy cung cấp cho bào thai.

Sinh non. Những đứa trẻ sinh non có cân nặng nhẹ hơn 3 1/3 cân Anh có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ được sinh đủ tháng gấp 30 lần.

Những biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cho mãi đến gần đây các bác sĩ mới tin rằng ngạt [thiếu ô-xy] trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bại não. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những nguyên nhân này chỉ chiếm 10 phần trăm trong những nguyên nhân gây bại não.

Bệnh bất đồng nhóm máu Rh. Bất đồng nhóm máu Rh là sự bất tương hợp nhóm máu giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não. Rất may là bệnh bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm vào người mẹ mang Rh-âm [Rh-negative] một sản phẩm máu được gọi là Rh immune globulin vào tuần thứ 28 trong thời kỳ mang thai và tiêm nhắc lại một lần nữa sau khi sinh cho đứa trẻ mang Rh-dương [Rh-positive].

Những dị tật bẩm sinh khác. Các trẻ có những bất thường về cấu trúc não, nhiều bệnh di truyền, những bất thường của nhiễm sắc thể, và những dị tật cơ thể khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não.

Bại não mắc phải [Acquired cerebral palsy]. Khoảng 10 phần trăm số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh do những tổn thương não bộ xảy ra trong hai năm đầu đời. Những nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương như thế là các trường hợp nhiễm trùng não [ví dụ như viêm màng não] và chấn thương đầu.

Bại não được chẩn đoán chủ yếu bằng việc đánh giá khả năng cử động của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Một số trẻ mắc bệnh bại não có trương lực cơ thấp nên nhìn chúng có vẻ nhẹ cân. Những trẻ khác có trương lực cơ tăng nên trông chúng có vẻ rắn chắc, hoặc trương lực cơ biến thiên [lúc tăng, lúc giảm].

Có thể bác sĩ cũng yêu cầu làm các xét nghiệm phân hình não ví dụ như tạo ảnh cộng hưởng từ [Magnetic Tesonance Imaging - MRI], chụp điện toán cắt lớp [Computed Tomography - CT scan], hoặc siêu âm. Đôi khi những xét nghiệm này có thể giúp xác định được nguyên nhân của bại não.

Bệnh bại não được chữa trị như thế nào?

Một nhóm các nhà chăm sóc sức khỏe làm việc với đứa trẻ và gia đình để xác định ra những nhu cầu của trẻ. Các chuyên gia liên quan bao gồm các bác sĩ nhi khoa, các bác sĩ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, các nhà điều trị liệu pháp vật lý và vận động, các bác sĩ chữa mắt, các nhà nghiên cứu bệnh học về lời nói/ngôn ngữ, các những người hoạt động xã hội cùng các nhà tâm lý học.

Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sư co kéo biến dạng cơ [cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp]. Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh.

Đôi khi thầy thuốc còn dùng một số thuốc nhằm làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. Tuy nhiên các thuốc đường uống hiện nay không có tác dụng đáng kể. Đôi khi việc tiêm trực tiếp thuốc vào các cơ co cứng có thể có hiệu quả hơn, và có thể có hiệu quả trong vài tháng. Một loại thuốc mới mang đến niềm hy vọng cho những trẻ bị liệt cứng mức độ vừa đến nặng ở cả bốn chi. Để đưa thuốc vào bệnh nhân, người ta phải phẫu thuật để đưa vào dưới da một bơm tiêm, thông qua đó thuốc được bơm liên tục.

Đối với một số trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng nề, phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Trong thủ thuật này, các bác sĩ cắt một số sợi thần kinh gây nên tình trạng co thắt nhiều nhất. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 đến 6 tuổi.

Cuộc nghiên cứu cho rằng bại não xuất phát từ sự phát triển sai lệch của tế bào trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Ví dụ, một nhóm các nhà nghiên cứu mới đây đã quan sát thấy rằng hơn một phần ba trẻ mắc bệnh bại não thì cũng mất lớp men ở một số răng. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu nhiều sự kiện khác -- ví dụ như chảy máu não, động kinh, và các vấn đề về hô hấp và tuần hoàn đe dọa đến bộ não của một đứa trẻ mới sinh. Một số nhà điều tra đang tiến hành các cuộc nghiên cứu để xác định xem một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ ở trẻ mới sinh, và các nhà điều tra nghiên cứu khác đang xem xét các nguyên nhân của tình trạng nhẹ cân ở trẻ mới sinh. Nhiều nhà khoa học khác cũng đang khám phá những tổn thương ở não bộ [ví dụ như tổn thương não do thiếu ô-xy hoặc máu, chảy máu não và động kinh] có thể gây nên tình trạng làm thoát bất thường các hóa chất trong não và phát sinh bệnh về não như thế nào.

Các nguồn:

Tổ chức United Cerebral Palsy, March of Dimes, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ [National Institute of Neurological Disorders and Stroke].

Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của các mô cơ do não bộ bị thương tổn. Mặc dù không phải là bệnh di truyền nhưng bại não có thể phát triển trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi trẻ ở trong độ tuổi từ 3 – 5.

Trẻ bại não thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến:

  • Thị giác
  • Thính giác
  • Trí não chậm phát triển, bao gồm cả khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng tiếp thu

Phân loại bệnh bại não

Bệnh bại não được chia thành bốn loại chính gồm:

  • Thể co cứng: đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 70 – 80% trường hợp. Bệnh bại não thể co cứng còn được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn là liệt chi dưới, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi.
  • Thể múa vờn [loạn động]: khoảng 10 – 20% trẻ bại não thuộc loại này
  • Thể phối hợp: kết hợp giữa hai loại trên. Trong trường hợp này, trẻ bị bại não thường bị dị tật nghiêm trọng
  • Thể thất điều: chiếm tỷ lệ không quá 10%

Người bệnh sẽ có những chuyển động tay và chân bất thường, trương lực cơ kém phát triển từ nhỏ, việc đi lại và nói năng bị chậm phát triển, tướng đi bất thường, co thắt cơ, phối hợp các bộ phận cơ thể kém và mắt lé. Đối với bệnh bại não ở trẻ sơ sinh, bé sẽ gặp phải các vấn đề trong việc ăn uống. Bệnh bại não ở trẻ em có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Ngoài ra, dấu hiệu trẻ bị bại não của từng loại cũng có thể không giống nhau, chẳng hạn như:

  • Bại não thể co cứng thường làm cho người bệnh bị cứng cơ, vì vậy khó thực hiện được các hoạt động như bình thường, đặc biệt là ở chân, cánh tay và lưng
  • Bại não thể múa vờn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, do đó người bệnh sẽ không thể giữ thăng bằng và khó phối hợp động tác. Trẻ bị bệnh bại não sẽ có những cử động chậm và không làm chủ được, trương lực cơ thấp làm cho trẻ khó ngồi thẳng lưng và khó đi lại.
  • Trẻ bị bại não thể phối hợp sẽ bắt gặp các triệu chứng của hai dạng bại não trên
  • Bệnh bại não thể thất điều làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát dáng đi và thực hiện những động tác đòi hỏi sự nhịp nhàng như viết chữ hoặc vỗ tay theo nhịp

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa nhiều triệu chứng và giúp bạn kiểm soát bệnh cho trẻ tốt hơn. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hay thấy con bạn có vấn đề về việc phối hợp động tác và bất thường chức năng cơ, hãy dẫn trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tổn thương não bộ trong giai đoạn thai kỳ, lúc chào đời hoặc khi bé được 2 – 3 tuổi là nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề sức khỏe này. Các yếu tố khiến não bị thương tổn có thể gồm:

  • Chấn thương đầu nghiêm trọng
  • Thiếu oxy trong quá trình sinh hoặc sau khi sinh
  • Bé bị thiếu chất dinh dưỡng trước hoặc sau khi sinh
  • Nhiễm trùng [ví dụ như bệnh Rubella] lây lan từ mẹ sang con
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng trong những năm đầu đời
  • Một số yếu tố di truyền liên quan đến sự phát triển của não bộ

Bại não thường chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh kéo dài đến cuối đời nhưng sẽ không diễn tiến nặng thêm. Mặt khác, hầu hết trẻ em bị bại não đều có tuổi thọ bình thường nên bố mẹ không phải quá lo lắng về vấn đề trẻ bại não sống được bao lâu.

Một số bé chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và có thể sống một cuộc sống khá bình thường. Một số khác có thể bị khuyết tật trầm trọng hơn. Ngoài ra, không ít bé có thể phát triển trí não bình thường, mặc cho bị khuyết tật về thể chất khá nghiêm trọng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh bại não là gì?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị bệnh bại não, chẳng hạn như bị chấn thương hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn thai kỳ, trẻ bị thiếu oxy khi ở trong tử cung, trẻ bị chấn thương hoặc nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Bệnh bại não có nguy hiểm không?

Trẻ bị bại não sẽ gặp phải rất nhiều khuyết tật về thể chất và tinh thần. Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến não bộ, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Suy giảm thính lực và thị lực, có nhiều khả năng gây điếc hoặc mù vĩnh viễn
  • Cơ co cứng, dị tật
  • Sớm lão hóa
  • Suy dinh dưỡng
  • Trầm cảm và các bệnh lý thần kinh hoặc hội chứng tâm thần khác
  • Các bệnh về tim hoặc phổi
  • Viêm xương khớp [thoái hóa khớp]
  • Loãng xương
  • Chảy dãi
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các chuyên gia sẽ bắt đầu chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và kiểm tra các cử động của con bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ xác định bệnh, bao gồm cả chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI não, siêu âm và xét nghiệm đo dẫn truyền thần kinh.

Bệnh bại não có chữa được không?

Bại não không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên các triệu chứng và các khuyết tật có thể được giảm bớt bằng phương pháp vật lý trị liệu [PT], trị liệu vận động [OT], tư vấn tâm lý và phẫu thuật.

Vật lý trị liệu giúp trẻ em phát triển cơ bắp khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các động tác như đi bộ, ngồi và giữ thăng bằng. Các loại thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như niềng răng và nẹp, cũng có thể giúp ích cho trẻ.

Với trị liệu vận động, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng vận động, chẳng hạn như bé biết tự mặc quần áo, tự xúc và ăn thức ăn và tập viết. Bên cạnh đó, trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ học được kỹ năng nói.

Bạn sẽ có thể giúp con kiểm soát tốt hoặc phòng bệnh bại não nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh những rủi ro có thể gây bệnh, ví dụ như nhiễm Rubella trong thời gian mang thai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị làm giảm triệu chứng
  • Cho bé đi học ở các trường học đặc biệt dành cho trẻ bại não
  • Gia đình cũng cần có thái độ lạc quan mới có thể giúp trẻ phát triển và sinh hoạt bình thường

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề