Cách giải độc khí bị ngộ độc khí CO

Ngày: 11/11/2020 lúc 22:35PM

Ngộ độc khí CO là dạng ngộ độc hết sức phổ biến và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tử vong của con người khi không may hít phải.

Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của loại khí này cũng như những biểu hiện, cách sơ cứu và cách phòng tránh chúng ta hãy cùng Garan.vn tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1. Biểu hiện của người nhiễm độc khí CO

Khi không may nhiễm loại khí này thì tùy theo từng nạn nhân mà chúng sẽ có những dấu hiệu khác nhau và thường không đặc hiệu. Dấu hiệu ngộ độc khí CO từ nhẹ đến trung bình cụ thể như sau:

  • Phổ biến nhất là đau đầu.
  • Khó chịu, buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Yến người.
  • Đau ngực.
  • Khó tập trung.
  • Khó thở.
  • Thị lực giảm sút
  • Môi ửng đỏ.
  • Chân tay hơi xanh.
  • Chảy máu võng mạc

Nếu nặng có thể xảy ra tình trạng thay đổi về tinh thần như hôn mê, lơ mơ, không tỉnh táo. Có thể nói những triệu chứng trên khá giống với triệu chứng của một số bệnh thông thường khác như bệnh cúm. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì nếu như hít phải nồng độ khí CO quá lớn thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị ngất hoặc là mất mạng.

Đã có rất nhiều trường hợp khi đang say hoặc đang ngủ, nạn nhân hít phải loại khí độc này dẫn tới tử vong mà không có bất cứ biểu hiện nào. Chính vì thế hiểu được khí CO độc thế nào chính là cách để giúp bạn có những biện pháp phòng chống cụ thể, rõ ràng hơn.

2. Nguyên nhân gây ngộ độc khí CO

Khi nhiên liệu đốt cháy không triệt để sẽ tạo ra khí CO. Nếu như trong không khí có quá nhiều khí CO sẽ khiến cho cơ thể con người hấp thụ loại khí này thay cho khí oxy và khi đó ngộ độc khí CO rất dễ xảy ra.

Các nguồn thải phát sinh ra khí CO mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống hằng ngày bao gồm:

  • Các nhiên liệu đốt than làm nóng không gian như: lò nấu, lò luyện kim, bếp than, lò sưởi, máy phát điện, máy tắm nước nóng,...
  • Các thiết bị giao thông vận tải: ô tô, xe máy, tàu hỏa…
  • Các đám cháy.

3. Sơ cứu người nhiễm độc khí CO

Để giúp người nhiễm độc loại khí CO này có thể một phần nào đó tránh được tình trạng nguy hiểm thì chúng ta cần phải biết những 3 bước sơ cứu như sau:

Bước 1: Nhanh chóng mở cửa để lưu thông và làm thoáng không khí sau đó tìm mọi cách đưa nạn nhân ra khỏi vị trí bị nhiễm độc nhanh nhất. Trong quá trình di chuyển phải chú ý đến sự an toàn của người cấp cứu.

Bước 2:

  • Trong trường hợp phát hiện nạn nhân có hiện tượng thở yếu hoặc ngừng thở thì cần thổi ngạt bằng phương pháp hô hấp nhân tạo cho miệng - miệng hoặc miệng - mũi.

  • Trong trường hợp nạn nhân không tỉnh táo thì phải đặt nạn nhân nằm nghiêng trong tư thế an toàn.

Bước 3: Gọi người hỗ trợ và gọi ngay cho cấp cứu 115.

Trong quá trình sơ cứu cần chú ý an toàn và phòng chống việc hít phải khói độc bằng cách sử dụng loại mặt nạ chống khí độc nếu như đã được trang bị từ trước hoặc lấy khăn ẩm thấm nước che kín vùng miệng và vùng mũi.

Nếu như có đám cháy và muốn thoát ra một cách an toàn thì ngoài việc dùng khăn để che mũi như đã hướng dẫn ở trên cần phải dùng thêm mền, chăn được nhúng nước để trùm lên toàn bộ cơ thể. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh bị bỏng da do cháy quần áo khi chạy qua đám cháy.

4. Cách phòng tránh ngộ độc khí CO

Để phòng tránh hiện tượng ngộ độc khí CO thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không tiếp xúc với các xưởng sản xuất hay gara khép kín hoàn toàn khi máy móc vận hành.

  • Kiểm tra và thường xuyên bảo trì đúng cách bếp gas, lò sưởi, bếp nướng và bất kỳ loại thiết bị nào hoạt động bằng than, gas, dầu trong gia đình.

  • Cài đặt các loại máy có khả năng báo động nồng độ khí CO tại nơi làm việc và trong gia đình.
  • Mua các thiết bị sử dụng gas như lò sưởi, bếp gas, bình đun nước...tại những nơi uy tín, chất lượng.
  • Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp làm sạch đường dẫn khói hàng năm.
  • Không sử dụng lò sưởi hoặc bếp gas để sưởi ấm vì rất dễ dẫn đến tình trạng khí CO tích tụ tại nhà bạn.
  • Không được đốt than trong nhà vì khi cháy than sẽ sản sinh khí CO.
  • Không dùng máy phát điện tại tầng hầm, trong nhà, nhà để xe hoặc tại vị trí cách cửa sổ, cửa ra vào hay lỗ thông gió nhỏ hơn 6m.

Vậy là Garan.vn vừa chia sẻ xong với các bạn một số thông tin về triệu chứng, cách phòng tránh cũng như sơ cứu khi xảy ra tình trạng ngộ độc khí CO. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh.

Ngộ độc khí CO hay ngộ độc cacbon monoxit rất dễ gặp ở nhiều quốc gia khác nhau. Tỉ lệ ngộ độc CO tăng cao vào mùa lạnh khi người dân dùng than củi đốt để sưởi ấm hay làm việc thường xuyên ở mỗi trường có khí cacbon monoxit. Vậy khí CO độc như thế nào, cơ chế gây ngộ độc khí co ra sao, ảnh hưởng của cacbon oxit đến con người và cách giải độc khi ngộ độc khí CO thế nào. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay của MIGCO về ngộ độc khí than,

Ngộ độc khí CO hay ngộ độc cacbon monoxit là tình trạng người bệnh bị ngộ độc do hít phải cacbon monoxit. Khí carbon monoxide [viết tắt là CO] là một khí cacbon oxit độc không màu và không mùi.

Tuy nó không gây kích thích cho da và mắt nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Khí cacbon monoxit trong không khí có thể được con người hít vào và hấp thụ qua phổi dễ dàng.

CO kết hợp với huyết sắc tố hồng cầu tốt hơn oxy và dẫn đến việc oxy không được chuyển đến cho các mô cơ thể.

Nguy cơ ngộ độc CO có thể xảy ra với bất cứ ai khi hít phải, tuy nhiên phần lớn xảy ra với các công nhân làm việc ở các nhà máy khép kín.

Những nơi dễ xảy ra hỏa hoạn, người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mãn tính, thiếu máu, khó thở,…

Các nguồn thải ra khí cacbon oxit CO chủ yếu là lò lửa, từ khí thải động cơ xe, sinh ra ở lò củi, máy sưởi bằng dầu hỏa, và các loại máy sưởi bằng khí gas. Hít quá nhiều khói của đám cháy cũng là nguyên nhân gây ngộ độc khí CO.

Khí CO độc như thế nào? Cơ chế gây ngộ độc khí co ra sao? Khí co gây ngộ độc như thế nào?

  • Khi vào cơ thể: khí CO cố định với Hemoglobine [Hb] 85% vì áp lực của nó với Hb cao gấp 200 – 250 lần so với oxi. Một phần khí CO còn lại hoà tan vào plasma và cố định vào các myoglobine và cytocrome.
  • Tỷ lệ HbCO [ Carboxyhemoglobine ] được tạo ra phụ thuộc vào lượng HbCO ban đầu [ đặc biệt ở những người thường xuyên hút thuốc ] vào thời gian bị nhiễm, nồng độ khí CO và thông khí của bệnh nhân.

Tỉ lệ HbCO:

  • Người không hút thuốc lá: 1 – 2%
  • Hút thuốc lá thường xuyên: 5 – 10 %

Ngộ độc cacbon oxit gây thiếu oxy cho tế bào do làm giảm tỉ lệ HbO2 hay giảm oxy của tế bào sử dụng.

Khí cacbon monoxit còn có thể thấm qua hàng rào của rau thai và cố định với Hb của thai nhi.

Khí CO được đào thải qua đường hô hấp dạng không thay đổi. Thời gian bán thải là tầm 4 giờ. Khi thông khí với oxy đẳng áp thì khoảng thời gian bán thải còn tầm 80 phút và dưới oxy cao áp thì thời gian bán thải giảm còn 23 phút.

Ngộ độc CO gây ra thiếu oxy chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương, tim và thai nhi, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi, người bị thiếu máu hay suy hô hấp.

Các triệu chứng của ngộ độc khí CO

Ngộ độc cấp có thể xảy ra ở các đám cháy lớn và gây ra tử vong nhanh chóng. Khởi đầu biểu hiện nhiễm độc CO bằng biểu hiện đau đầu, mệt mỏi. Người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, mắt nhìn mờ, rối loạn hành vi và nặng hơn dễ bị hôn mê.

Nếu ở môi trường hình thường thì các triệu chứng ngộ độc cacbon monoxit thông thường rất giống với cảm cúm hay bệnh khác nên khó phát hiện. Bạn có thể bị ngất lịm và mất mạng nếu hít phải khí CO quá nhiều.

Những nạn nhân ngộ độc CO khi đang nằm ngủ hoặc say xỉn có thể tử vong mà không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì.

Do khí cacbon oxit tác động não thần kinh- tâm thần nên người đi loạng choạng. Người gặp nạn khó tập trung tư tưởng, có các hành động không phù hợp và dễ rối loạn thị giác.

Trẻ em có thể được phát hiện bằng triệu chứng co giật, đôi khi có xảy ra với người lớn.

Người già có thể bị lẫn lộn, còn ở phụ nữ có thai có thể gây ra thai chết lưu hoặc gây ra các dị dạng bẩm sinh nếu thời gian đâu. Ở cuối của thời gian thai kì bị ngộ độc CO gây ra thai chết lưu hay bệnh não cho thai. Tuy nhiên , thai nhi vẫn phát triển bình thường nếu bị ngộ độc nhẹ hoặc trung bình.

Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu ngộ độc khí CO và triệu chứng đã được đề cập ở trên, hay có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cơ địa và tình trạng ngộ độc CO có thể biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với các bác sĩ để được chỉ định đưa ra phương pháp điều trị và xử lý khí CO tốt nhất dành cho bạn.

  • Khi phát hiện hãy nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi phạm vi ngộ độc. Lưu ý người cứu nạn cần phải mang mặt nạ phòng độc hoặc đeo các loại khẩu trang ẩm. Chủ động đề phòng khả năng nổ của không khí giàu CO.
  • Cho thở oxy để tăng sự khuếch tán oxy trong máu và tăng sự phân ly HbCO làm giảm nguy hiểm cho nạn nhân.
  • Sau đó đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, tùy từng triệu chứng khác nhau mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

Ngộ độc khí CO thật sự nguy hiểm nên các bạn cần cảnh giác, tự cập nhật các kiến thức để biết cách xử lý khi mình hay người xung quanh gặp nạn nhé.

>>> Xem thêm: Khí CO là chất gì? Sinh ra từ đâu? Tác hại của khí CO

Video liên quan

Chủ Đề