Cách kiểm tra máy tính có bị lỗi win không

Lỗi Win là vấn đề rất hay gặp trên máy tính – lỗi mà người dùng máy tính không hề muốn “va phải” chút nào. Nhưng “cuộc sống mà”, đâu phải muốn tránh là được.

Nếu không tránh được thì phải phát hiện sớm để khắc phục kịp thời, hạn chế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của máy và tốn kém nhiều chi phí sửa chữa về sau.

Vậy làm sao để biết máy tính của mình có đang bị lỗi Win hay không? Các lỗi nào dễ mắc phải khi cài đặt Win? Cùng Incare điểm danh các Dấu Hiệu Nhận Biết Máy Tính Lỗi Win & Các Lỗi Cài Đặt Win Thường Gặp ngay.

Cách nhận biết máy tính bị lỗi win, lỗi cái đặt win nhanh nhất

Đang sử dụng bình thường thì máy tính bỗng nhiên bị treo, đây là dấu hiệu phổ biến cho sự cố về Win. Phiên bản Windows trên máy của bạn có thể đã dùng quá lâu mà chưa cập nhật, làm cho máy bị treo đột ngột khi dùng.

Cách khắc phục: Cài lại Win. Nếu biết cách cài đặt thì bạn có thể tự cài, trường hợp không có kinh nghiệm thì hãy đưa máy đến trung tâm sửa chữa máy tính để được hỗ trợ.

>>> Bài viết liên quan: Mẹo khắc phục tình trạng win 10 khởi động chậm đơn giản nhất ngay tại nhà.

2. Màn Hình Báo Lỗi “Windows Encountered An Error Accessing The System Registry…”

Đây cũng là dấu hiệu tiêu biểu khi máy tính bị lỗi Win. Lỗi này xuất phát từ cơ sở dữ liệu lưu trữ tham chiếu người dùng và cấu hình hệ thống.

Cách khắc phục:

  • Trên ổ cài đặt Windows, tiến hành tạo một không gian trống [ít nhất 10%].
  • Xóa bỏ những file không dùng đến nữa ở trong máy tính.
  • Khôi phục màn hình máy tính trở lại trạng thái bình thường [không có dòng báo lỗi].
  • Kích chuột vào Start, sau đó chọn lần lượt Programs => Accessories => System Tools => System Restore.
  • Tại System Restore chọn Restore My Computer To An Early Time => Next và thực hiện theo hướng dẫn.

3. Màn Hinh Báo Lỗi “RunDll”

Khi màn hình máy tính báo lỗi “RunDll”, nghĩa là Windows không tìm được vị trí của file cần tải nào đó. Những phần mềm trên máy chưa được tháo gỡ hết, bị nhiễm virus, lỗi driver cũng có thể liên quan đến lỗi “RunDll”.

Cách khắc phục:

  • Dùng ứng dụng Spybot Search & Destroy hoặc Ad-ware để diệt virus trên toàn hệ thống máy.
  • Nếu phát hiện lỗi bắt nguồn từ phần mềm nào đó mới cài đặt thì hãy gỡ bỏ phần mềm đó.

>>> Bài viết liên quan: Mẹo xử lý lỗi máy tính không lên màn hình nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà.

4. Máy Bị Khởi Động Lặp Lại

Máy cứ khởi động lại liên tục mỗi khi bật máy cũng là một dấu hiệu của lỗi Win. Lỗi này thường gặp ở máy tính đang cài Windows 7.

Cách khắc phục: cài đặt phiên bản Win mới.

5. Màn Hinh Báo Lỗi “An Error Has Occurred In The Script On This Page…”

Khi bị lỗi Win, nhiều trường hợp màn hình máy tính của bạn sẽ xuất hiện dòng chữ như trên. Tình trạng này có thể xuất phát từ vấn đề của trình duyệt Internet Explorer [IE].

Cách khắc phục:

  • Quét virus, cho máy khởi động lại và nâng cấp phiên bản IE mới nhất để dùng.
  • Hoặc dùng menu Tools trên trình duyệt, chọn Internet Options để xóa cấu hình phần Security, mức mặc định, thư mục Temporary Internet Files.

Các Lỗi Cài Đặt Win Thường Gặp Trên Máy Tính

Trong quá trình cài đặt Win cho máy tính, nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn thì người dùng cũng dễ gặp phải các lỗi sau:

1. Không thấy ổ cứng cài Win

Trong trường hợp này, người dùng không thể thấy được danh sách ổ cứng, phân vùng chọn lựa. Nguyên nhân bởi phiên bản Windows đã cũ trong khi một số máy tính mới lại cần driver SATA mới.

Cách khắc phục: chọn phiên Windows mới hơn.

2. Lỗi Load Driver Thiếu Driver USB 3.0

Thường gặp ở Windows 7 dùng Mainboard đời mới. Nguyên nhân là do tạo USB cài Win bằng Rufus, Windows Creation Tools, …

Cách khắc phục: cài Win bằng Mini Windows sau đó tải Driver USB 3.0.

4. Lỗi không thể xóa phân vùng cũ

Khắc phục bằng cách khởi động lại máy tính. Nếu vẫn chưa được thì cài phần mềm Partition Wizard.

5. Lỗi “Windows Cannot File Required”

Có thể xuất phát từ nguyên nhân bộ cài Windows đang dùng bị lỗi.

Cách khắc phục: kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin bằng cách check lại mã MD5 và SHA1.

Vừa rồi là những chia sẻ của Incare về Dấu Hiệu Nhận Biết Máy Tính Lỗi Win & Các Lỗi Cài Đặt Win Thường Gặp. Mong rằng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính.

Kinh Nghiệm – Thủ Thuật

Khi máy tính bạn gặp vấn đề, nguyên nhân có thể đến từ lỗi do phần cứng hoặc phần mềm. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là dân IT thì việc xác định nguyên nhân gây ra sự cố vô cùng khó khăn. Hiểu được điều đó, Yêu Công Nghệ Số sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC thông qua bài viết dưới đây.

Cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC

Cách 1. Thử trên một hệ thống khác

Cách này là cách khá rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn có 1 bộ máy tính thứ 2 cũng sử dụng Windows 10, bạn hãy thử rút các linh kiện mà bạn nghi rằng đang gặp vấn đề gắn sang bên máy thứ 2. Nếu sau khi gắn mà vẫn gặp phải lỗi cũ thì nguyên nhân đến từ lỗi phần mềm và ngược lại.

Tuy cách này khá nhanh, nhưng lại bất tiện vì không phải ai cũng có điều kiện để sắm tới 2 bộ máy PC. Vì thế hãy tham khảo thêm cách 2 nhé.

Cách 2: Chạy Windows 10 ở chế độ Safe Mode

Safe Mode là chế độ hạn chế của Windows. Cụ thể: khi chạy Windows 10 ở Safe Mode, tất cả mọi thứ có khả năng gây lỗi phần mềm đều bị vô hiệu hóa. Hay nói cách khác là các ứng dụng nào không phải là ứng dụng mặc định của Windows thì không thể chạy được.

Chính vì thế, nếu bạn chạy Windows 10 ở Safe Mode mà lỗi không xảy ra nữa thì khả năng cao lỗi là do phần mềm có vấn đề. Còn nếu lỗi vẫn xảy ra thì là do phần cứng. Đương nhiên là vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhưng đây là cách đơn giản nhất nếu bạn không có một bộ máy thứ 2 để thử.

Cách truy cập chế độ Safe Mode cho Windows 10

  • Bạn chọn vào Windows chọn Power, sau đó nhấn giữ Shift rồi chọn Restart.
  • Khi bạn Restart máy tính khi giữ phím Shift, bạn sẽ truy cập vào chế độ Troubleshooting. Tại đây, bấm theo thứ tự sau Troubleshoot > Advanced Options > See more recovery options > Startup Settings

  • Sau đó chọn Restart rồi bấm phím 4 để truy cập chế độ Safe Mode [thông thường sẽ là số 4, nhưng nếu muốn chắc ăn thì bạn nên xem hết danh sách nhé].

Khi truy cập chế độ Safe Mode sẽ có 4 water mark xuất hiện ở 4 góc màn hình ám chỉ rằng bạn đang ở trong Safe Mode. Để thoát khỏi chế độ này, bạn đơn giản chỉ cần restart lại máy tính, nếu desktop của bạn quay lại bình thường thì bạn đã thoát khỏi chế độ Safe Mode.

Một số trường hợp bị lỗi ở PC và cách nhận biết

1. Màn hình xanh

Các phiên bản mới của hệ điều hành Windows hoạt động ổn định hơn các phiên bản trước đó. Kết hợp với việc cài đặt một bộ driver điều khiển phần cứng mới nhất và được cài đặt ổn định sẽ không gây nên vấn đề về màn hình xanh.

Tuy nhiên nếu máy tính của bạn thường xuyên bị lỗi màn hình xanh, nguyên nhân mà bạn nên nghỉ đến đầu tiên có lẽ là driver điều khiển phần cứng đang được cài trên máy. Và phần cứng máy tính sẽ không gây nên hiện tượng này nếu bạn chưa hề thay mới nó gần đây.

Một ví dụ điển hình là bản thân người viết từng gặp trường hợp màn hình xanh sau khi cài đặt driver card màn hình NVidia. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra là do xung đột giữa driver âm thanh của máy và driver âm thanh HD của NVidia.

Bạn hãy xác định xem gần đây có nâng cấp driver điều khiển phần cứng nào đó hay không. Nếu có, hãy tiến hành gỡ bỏ nó và cài đặt lại bằng phiên bản nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu như vẫn còn lỗi này thì có lẽ phần cứng là điều mà bạn nên nghỉ đến.

2. Máy tính hoạt động và xử lí chậm

Như một quy luật, theo thời gian sử dụng, máy tính hay cụ thể hơn là hệ điều hành mà bạn đang sử dụng hoạt động sẽ ngày càng chậm đi do việc cài đặt quá nhiều phần mềm, bao gồm cả các phần mềm độc hại. Bạn sẽ nhanh chóng kết luận rằng máy tính của mình hoạt động chậm vì đã cũ, và đây là kết luận khá phổ biến. Nhưng nó hoàn toàn sai!

Nguyên nhân của vấn đề này được chắc chắn hoàn toàn là do phần mềm, phần cứng của máy tính hoàn toàn “vô can”. Tuy nhiên có một số trường hợp là do CPU phải xử lí nhiều hoạt động của người dùng khiến nó trở nên quá nóng và như thế nó phải tự giảm khả năng xử lí để làm mát lại – nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ở phần mềm.

Cách tốt nhất là bạn nên cài đặt những phần mềm phù hợp với cấu hình máy, cũng như nên phân chia hợp lí công việc trên máy để tránh CPU phải xử lí nhiều gây nên tình trạng máy hoạt động chậm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC, hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Video liên quan

Chủ Đề