Cách kiểm tra tài khoản ngân hàng bị khóa

Nhiều người dùng hiện nay không nắm rõ những trường hợp bị khóa thẻ ATM và lúng túng không biết giải quyết thế nào cho hợp lý. Vậy đâu sẽ là hướng giải quyết phù hợp cho bạn khi thẻ ATM bị khóa?

Thẻ ATM là một trong những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Với thẻ ATM trong tay, bạn dễ dàng thanh toán các giao dịch phát sinh chỉ trong vài thao tác.

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, thẻ ATM bất chợt bị khóa khiến chủ thẻ lúng túng và không biết cách giải quyết thế nào cho hợp lý. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thẻ ATM bị khóa và hướng giải quyết cụ thể như thế nào? Có khá nhiều lý do khiến thẻ ATM đang sử dụng bỗng nhiên bị khóa và đây là các nguyên nhân phổ biến:

Khóa do quá hạn

Thẻ ATM nội địa thì thẻ được ngân hàng phát hành chỉ có thời hạn sử dụng trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm. Thời hạn sử dụng này thường được in trực tiếp trên thẻ nếu có. Vì thế nếu mở thẻ ATM tại các ngân hàng có thời hạn sử dụng thì bạn nên chú ý đến điều này để đổi thẻ mới khi gần đến hạn, tránh tình trạng thẻ bị khóa.

Thẻ quá hạn sử dụng sẽ bị khóa

Thẻ ATM không sử dụng trong thời gian dài

Đây là nguyên nhân thứ 2 làm cho thẻ ATM bị khóa. Phần lớn thẻ của các ngân hàng hiện nay, nếu không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh với thẻ trong vòng 1 năm thì sẽ tự động bị khóa toàn bộ chức năng. Khi mở thẻ, giao dịch viên sẽ thông báo cho bạn biết về điều này.

Nhập sai mã PIN nhiều lần

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến thẻ ATM bị khóa hiện nay. Số lần được nhập sai mã PIN tối đa là 2 lần với phần lớn các ngân hàng hiện nay. Nếu đến lần thứ 3 vẫn tiếp tục nhập sai mã PIN thì thẻ sẽ tự động bị khóa để đảm bảo số tiền trong thẻ, phòng tránh trường hợp kẻ xấu sử dụng.

Do đó, bạn nên tự bảo vệ mã PIN của mình, tránh không cho người khác thấy hoặc biết khi rút tiền tại máy ATM để hạn chế rủi ro này xảy ra. Trong trường hợp thẻ ATM bị khóa do nhập mã PIN sai hay các lỗi về thẻ ATM bạn có thể tham khảo thông tin về cách khắc phục khi gặp sự cố với thẻ ATM để mở lại thẻ nhanh nhất.

Dùng máy ATM không có liên kết ngân hàng

Mặc dù phần lớn các ngân hàng hiện nay đều liên kết với nhau để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng nhưng trước đó thì việc thực hiện giao dịch tại máy ATM khác hệ thống và không có liên kết cũng làm cho thẻ bị khóa.

Thẻ ATM bị lỗi

Trong quá trình sử dụng nhưng không bảo quản thẻ ATM tốt, khiến cho dải băng từ bị lỗi làm cho máy ATM không nhận dạng được thông tin về thẻ cũng là nguyên nhân thẻ bị khóa

Một số lý do khách quan

Vẫn có nhiều trường hợp thẻ bị khóa là do lỗi hệ thống ngân hàng hoặc máy ATM xác định sai thông tin giao dịch. Do vậy bạn có thể thuộc lòng 6 lỗi thẻ ATM thường gặp giúp bạn xử lý một cách kịp thời.

Làm sao biết thẻ ATM bị khóa?

Để biết thẻ ATM có bị khóa hay không thì bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Cách 1: Mang thẻ tới trực tiếp phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của thẻ ATM. 

Cách 2: Vào mục "thẻ" trong Mobile banking hoặc Internet banking, chọn đúng số thẻ muốn kiểm tra, hệ thống sẽ báo là thẻ đang hoạt động hay đã bị khóa.

 

Cách 3: Đưa thẻ vào máy ATM hoặc máy POS và thực hiện giao dịch. Nếu thẻ bị khóa sẽ không thể thực hiện thanh toán, chuyển khoản hay rút tiền được.

Cách xử lý hiệu quả khi thẻ ATM bị khóa

Trong trường hợp thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN 3 lần thì bạn cần phải đợi ít nhất 1 ngày thì mới có thể tiếp tục sử dụng với mã PIN cũ. Tuy nhiên nếu vẫn không chắc chắn về mã PIN cũ thì bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xin cấp lại mã PIN.

Bạn cần liên hệ ngân hàng để xin cấp lại mã PIN

Với các trường hợp khác thì bạn nên đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu mở lại thẻ. Lúc này bạn cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Hộ khẩu còn hiệu lực, đồng thời cung cấp chính xác chữ ký như khi tiến hành đăng ký mở thẻ thì thủ tục mở thẻ tín dụng mới được giải quyết nhanh chóng.

Tùy vào từng trường hợp yêu cầu mở lại thẻ mà sẽ có thời gian chờ xử lý khác nhau. Thế nhưng trong phần lớn trường hợp, nếu cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu cùng chữ ký trùng khớp thì thời gian xử lý chỉ trong vòng 20 – 30 phút.

Những trường hợp bị khóa thẻ ATM phổ biến hiện nay là do nhập sai mã PIN nhiều lần, thẻ quá lâu không sử dụng hoặc hư hỏng khiến hệ thống không thể nhận dạng. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện theo các phương pháp xử lý kể trên để tiếp tục sử dụng lại thẻ ATM.

Những lưu ý để thẻ ATM của bạn không bị khóa

Để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ ATM cũng như để thẻ ATM không bị khóa, trong quá trình sử dụng, khách hàng nên lưu ý những điều sau:

  • Bảo mật tuyệt đối mã PIN của mình, không để người khác thấy hoặc biết mã thẻ ATM của mình. Nhất là khi đang giao dịch tại cây ATM.
  • Trong trường hợp bị mất cắp, thất lạc thẻ, khách hàng báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và thu hồi nếu xuất hiện giao dịch tại các cây ATM.
  • Thẻ của quý khách sẽ bị ATM thu giữ nếu không nhận lại thẻ sau 30 giây kể từ khi máy trả thẻ hoặc thẻ đang báo mất. Vì vậy, nhận lại thẻ ngay sau khi thực hiện xong giao dịch.
  • Chỉ sử dụng thẻ ATM tại các cây ATM của ngân hàng mình hoặc các cây ATM của ngân hàng liên kết.

Trên đây là thông tin chi tiết về bài viết những trường hợp bị khóa thẻ ATM thường gặp và cách xử lý hiệu quả nhất, hy vọng đã mang tới những thông tin hữu ích cho khách hàng tham khảo. Để tránh bị khóa thẻ bạn nên hạn chế và chú ý những nguyên nhân khiến thẻ ngân hàng của mình bị khóa nhằm không bị gián đoạn giao dịch khi sử dụng thẻ ngân hàng.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay

Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là những hướng dẫn cách kiểm tra nhanh nhất.

Hiện nay rất nhiều khách hàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng thẻ atm tại các ngân hàng khác nhau. Thẻ atm mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khách hàng bất ngờ bị khóa thẻ mà không biết lý do tại sao khiến những giao dịch qua thẻ gặp trở ngại. Vậy làm sao biết thẻ atm bị khóa? Cách giải quyết khi bị khóa thẻ atm. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không?

Để kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không? Các bạn sử dụng 3 cách ở bên dưới đây để biết tình trạng của thẻ hiện tại còn hoạt động hay đang bị khóa nhé.

Kiểm tra thẻ có bị khóa hay không ở máy ATM

Ở máy ATM, bạn dễ dàng kiểm tra thẻ ATM có bị khóa không bằng các thực hiện giao dịch. Nếu thẻ bị khóa hệ thống sẽ báo ngay lập tức.

  • Bước 1: Tới cây ATM gần nơi bạn sinh sống và cho thẻ vào máy.
  • Bước 2: Chọn ngôn ngữ và nhập mã PIN của thẻ.
  • Bước 3: Thẻ bị khóa thì màn hình máy ATM sẽ thông báo Hiện tại thẻ đang bị khóa và không giao dịch được.

Kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không trên app

Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng số mà ngân hàng nào hiện nay cũng triển khai. Các bạn có thể kiểm tra tình trạng hiện tại của thẻ có bị khóa hay không ngay trên ứng dụng mà không cần tới ngân hàng.

  • Bước 1: Đăng nhập vào Mobile Banking mà bạn đang sử dụng.
  • Bước 2: Tại màn hình chính hãy nhấn chọn vào phần Thẻ hoặc là Dịch vụ thẻ.
  • Bước 3: Nhấn vào loại thẻ muốn kiểm tra, ngay lập tức sẽ thấy tình trạng của thẻ. Nếu thẻ bị khóa sẽ báo Tạm khóa còn đang hoạt động sẽ báo Hoạt động.

Kiểm tra thẻ có bị khóa hay không tại CN/PGD

Nếu như bị mất thẻ hoặc không đăng ký dịch vụ Mobile Banking thì để kiểm tra tình trạng của thẻ. Bạn cần phải cầm Chứng minh thư/Căn cước/Hộ chiếu tới chi nhánh ngân hàng chủ quản gần nhất.

Ở ngân hàng hãy nhờ nhân viên giúp tra cứu tình trạng của thẻ. Nếu thẻ hiện đang bị khóa bạn có thể thực hiện mở khóa thẻ ngay lập tức.

Làm sao biết thẻ atm bị khóa tại sao thẻ của bạn bị khóa

Có rất nhiều lý do khiến thẻ atm bị khóa. Khi thẻ bị khóa sẽ có thông báo về điện thoại cho khách hàng [ nếu đã đăng ký dịch vụ SMS banking]. Hoặc thông báo khi khách hàng thực hiện các giao dịch tại cây atm. Khi thẻ bị khóa thì mọi giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng đều bị vô hiệu hóa.

Dưới đây là các nguyên nhân và cách kiểm tra thẻ atm có bị khóa hay không. Nếu bạn đối chiếu và thấy đúng với thẻ của mình thì xem cách mở khóa tương ứng.

Bị khóa thẻ do thẻ hết hạn sử dụng

Bất cứ loại thẻ atm của ngân hàng nào cũng đều có hạn sử dụng. Thông thường rơi vào khoảng từ 5 đến 7 năm. Hạn sử dụng này được in nổi trực tiếp trên thẻ để khách hàng tiện theo dõi. Khi hết hạn sử dụng, thẻ atm sẽ bị khóa và bạn phải đến ngân hàng để ra hạn thẻ hoặc làm thẻ mới.

Bị khóa thẻ ngân hàng do không giao dịch trong thời gian dài

Khi bạn đăng ký mở thẻ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài [ trên 1 năm] thì ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ atm của bạn. Nhân viên ngân hàng sẽ lưu ý các bạn về điều này khi bạn đăng ký mở thẻ. Hãy sử dụng thẻ thường xuyên dù là những giao dịch nhỏ để không bị vô hiệu hóa các chức năng của thẻ atm nhé.

Nhập sai mật khẩu 3 lần

Đây là trường hợp thường gặp nhất dẫn đến thẻ atm bị khóa. Khi bạn thực hiện các giao dịch tại cây atm mà nhập sai mật khẩu 3 lần thì thẻ sẽ bị cây atm “nuốt” luôn và tài khoản bị khóa cho đến khi khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở lại thẻ. Việc khóa thẻ giúp bảo vệ số tiền trong tài khoản không bị kẻ xấu rút ra lấy mất.

Rút tiền tại các cây atm không liên kết với ngân hàng đã mở thẻ

Tình trạng này rất hiếm gặp vì hiện nay đa số các ngân hàng đều liên kết với nhau. Tuy nhiên vẫn còn một số ít các ngân hàng không liên kết. Và khi bạn dùng thẻ atm của ngân hàng này rút tiền ở cây atm của ngân hàng khác không liên kết cũng dẫn đến việc bị khoá thẻ.

Trên đây là những cách làm sao để biết thẻ atm bị khóa, nếu thẻ của bạn đã bị khóa. Vậy thì làm theo hướng dẫn sau đây để mở ra nhé.

Hướng dẫn cách mở khóa thẻ ATM bị khóa

Khi thẻ atm bị khóa thì cách giải quyết tốt nhất và nhanh nhất đó là đến các chi nhánh của ngân hàng yêu cầu mở khóa thẻ. Giấy tờ cần thiết để mở lại thẻ là CMND hoặc hộ chiếu [ bản gốc].

Khách hàng sẽ phải sử dụng đến cả chữ ký mẫu để mở thẻ nhanh chóng. Tuỳ từng lý do thẻ bị khóa mà thời gian mở lại thẻ cũng khác nhau. Nhanh nhất là từ 20 – 30 phút. Chậm nhất là trong vòng 1 tuần để có thể sử dụng lại thẻ.

  • Bước 1: Tới chi nhánh ngân hàng bạn đang sẻ dụng gần nhất
  • Bước 2: Hỏi và thông báo cho nhân viên thẻ của bạn đã bị khóa để họ kiểm tra.
  • Bước 3: Bạn được yêu cầu cung cấp CMND và đơn yêu cầu mở lại thẻ và mã pin
  • Bước 4: Điền xong nhân viên đối chiếu lại thì bạn sẽ được họ đưa 1 tờ giấy đã gián.
  • Bước 5: Bên trong tờ giấy này có mã pin mới, nếu như thẻ của bạn bị mất mã pin. Hãy ra cây ATM gần nhất để đổi lại nhé.

Rất đơn giản để mở lại thẻ atm bị khóa trong vài bước đơn giản. Nếu thấy thẻ của bạn bị khóa thì cần phải ra ngân hàng mở lại ngay để tránh ảnh hưởng tới giao dịch.

Một số lưu ý để tránh việc bị khóa thẻ atm

– Tự bảo mật mã pin của mình sao cho tốt nhất. Không tiết lộ mã pin với ai. Khi thực hiện các giao dịch tại cây atm, lúc nhập mật khẩu nhớ che tay để không bị lộ mật khẩu.

– Chỉ thực hiện các giao dịch tại các cây atm của ngân hàng có liên kết với ngân hàng mà bạn mở thẻ.

– Giữ thẻ cẩn thận, không để thẻ trầy xước, sứt mẻ.

– Để ý hạn sử dụng của thẻ để gia hạn trước khi thẻ bị khóa.

– Khi thẻ atm bị mất cắp phải báo với ngân hàng ngay để xử lý kịp thời trước khi tình huống xấu nhất xảy ra.

– Trong vòng 1 năm phải thực hiện các giao dịch để chứng minh rằng thẻ atm của mình còn đang được sử dụng

Trên đây lamtheatmonline.com đã cung cấp bài viết cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không và một số kiến thức liên quan. Nếu còn câu hỏi và thắc mắc gì chưa được nêu ra ở trên, bạn hãy bình luận ở bên dưới.

Tham khảo thêm:

  • Thẻ ATM hết tiền có bị khóa không
  • Không dùng thẻ ATM bao lâu thì bị khóa

Video liên quan

Chủ Đề