Cách làm nước nha đam đường phèn

Vì chưa đăng ký, nên bạn chỉ có thể xem 1 khác món hôm nay. Tạo tài khoản miễn phí để xem món không giới hạn.

Nha đam còn gọi là lô hội hay long tu.

  1. 100 g đường phèn [gia giảm tuỳ khẩu vị]

  2. 800 ml nước [tuỳ theo muốn uống đặc hay lỏng mà gia giảm]

  3. Lá dứa [lá nếp] cột bó lại hoặc cắt khúc

  1. Nha đam gọt vỏ xanh bỏ lấy phần ruột trắng bên trong đem rửa, xắt hạt lựu cho ra rổ thưa [đừng thưa quá lọt nha đam ra ngoài], cho muối bọt vào nhồi đều rồi xả ngay dưới vòi nước vừa nhồi vừa xả cho ra hết nhớt để nha đam ko bị đắng. Có một cách để xử lý nha đam cho hết nhớt và ko bị đắng nữa mà mình thấy nhiều người hay làm là sau khi xắt nha đam rồi thì đem ngâm vào nước muối loãng với chút cốt chanh. Ngâm khoảng 10' rồi vớt ra đem rửa lại nhưng theo mình thì cách này chưa chắc đã hết nhớt nếu ngâm lâu quá nha đam dễ bị ngấm mặn và bị ra nước nhiều.

  2. Nồi nước đun sôi mạnh cho nha đam đã sơ chế vào chần sơ qua [ko đun lâu nha đam sẽ bị mềm] vớt nha đam ra ngâm vào thau nước đá để sẵn ngâm khoảng 5' vớt ra [ngâm đá cho nha đam giòn]

    Cho nước, lá dứa cột bó và đường vào nồi bắc lên bếp nấu sôi thì cho nha đam vào. nước sôi lại nhắc xuống để nguội vớt lá dứa ra bỏ cho nước nha đam vào tủ lạnh bảo quản.

  3. Nếu muốn thơm ngon hơn thì cho nhiều lá dứa cắt khúc đem nấu với nước cho ra hết chất rồi vớt lá dứa ra lược nước lại châm thêm nước cho đủ 800ml cho đường vào nấu sôi lại rồi cho nha đam vào. Cách này nha đam sẽ thơm hơn và nước có màu xanh nhẹ

  4. Lưu ý khi sử dụng nha đam: [sưu tầm]

    - Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.

    - Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.

  5. Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê

    - Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.

  6. Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

    - Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.

    Lưu ý, những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng hai-ba lần trong một tuần. Nếu dùng với mục đích nhuận trường, chữa táo bón không nên dùng quá hai tuần.

Video liên quan

Chủ Đề