Cách mở ổ công tắc điện

Công tắc điện bị kẹt là do có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do bụi đóng bẩn và do quá trình sử dụng lâu dài nên bị kẹt.

Bài viết dưới đây của nhà phân phối thiết bị điện Panasonic sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân và cách khắc phục công tắc điện bị kẹt nhé.

Mục lục

  • Công tắc điện là gì?
  • Các loại công tắc điện hiện nay
  • Cấu tạo của công tắc điện
  • Nguyên nhân và cách khắc phục công tắc điện bị kẹt đơn giản
    • Nguyên nhân công tắc bị kẹt
    • Cách khắc phục công tắc điện bị kẹt đơn giản
    • Cách thực hiện để sửa chữa công tắc điện bị kẹt

Công tắc điện là gì?

Công tắc điện là một bộ phận điện có thể tạo hoặc ngắt mạch điện tự động hoặc một cách thủ công. Công tắc điện chủ yếu hoạt động với cơ chế ON [mở] và OFF[đóng]. Việc phân loại các công tắc phụ thuộc vào kết nối của chúng khi đấu dây. Hai thành phần quan trọng trong công tắc là cực tĩnh và cực động [hay cánh tay đòn].

Các loại công tắc điện hiện nay

Công tắc điện được chia thành nhiều loại khác nhau nhờ vào nhiều yếu tố như phương pháp truyền động của dòng điện [công tắc thủ công, giới hạn và quy trình], số lượng tiếp điểm trên công tắc [công tắc tiếp xúc đơn và đa tiếp xúc], số cực và ngả ra [SPST, DPDT, SPDT,] vận hành và xây dựng công tắc [nút ấn, chuyển đổi, quay, cần điều,] dựa trên trạng thái của công tắc [công tắc tạm thời và khóa].

Tham khảo: Nên mua quạt hộp hay quạt bàn?

Cấu tạo của công tắc điện

Một công tắc được cấu tạo từ 2 điểm của đường dây tải điện và cầu nối giữa chúng [giúp 2 điểm tiếp xúc với nhau]. Công tắc có thể là công tắc đơn [2 điểm, kết nối 1-1] hoặc đa điểm [kết nối 1-n hoặc n-1 hoặc n-n hoặc n-m, trong đó n, m>1].

Nguyên nhân và cách khắc phục công tắc điện bị kẹt đơn giản

Nguyên nhân công tắc bị kẹt

  • Do các mối hàn bên trong bị lỏng và bung ra.
  • Do các bộ phận trong công tắc điện sử dụng lâu ngày bị ăn mòn, bụi bẩn bám quá nhiều.

Cách khắc phục công tắc điện bị kẹt đơn giản

Dụng cụ cần để sửa chữa khắc phục công tắc điện bị kẹt như: Tua-vít, bút thử điện, giấy nhám,

Cách thực hiện để sửa chữa công tắc điện bị kẹt

Đầu tiên bạn nên ngắt nguồn điện dẫn đến công tắc, sau đó tháo nắp của công tắc ra và dùng bút thử điện kiểm tra xem nguồn điện có thực sự đã được tắt chưa, giúp đảm bảo an toàn cho người sửa chữa.

Lưu ý: Khi tháo nắp công tắc điện phải giữ các ốc vít cẩn thận tránh làm rơi rớt, nên tuyệt đối không được để va chạm với bất kỳ đầu dây trần hay cọc bắt dây nào bên trong, nên sử dụng bút thử điện để kiểm tra.

Sau khi kiểm tra kỹ càng rằng công tắc điện không còn điện thì tiếp tục tháo rời các đầu dây điện trong công tắc. Không nên chạm tay vào bất cứ các đầu dây trần hay các cóc dây để tránh các trường hợp điện còn và bị giật.

Xem ngay: Nguyên nhân và cách khắc phục Aptomat không nhảy nhưng bị mất điện

Nếu dây dẫn điện bị đứt khiến công tắc bị kẹt thì hãy nối lại dây nhé. Trường hợp nếu dây điện cần nối quá ngắn, bạn có thể dụng thêm một đoạn dây điện để kéo dài ra. Đồng thời phải cắt bỏ đường dây bị hỏng bằng dụng cụ cắt dây điện sau đó tuốt trần dây 1 khoảng tầm 2-3cm.

Nếu các bộ phận bên trong công tắc đã bị ăn mòn quá nhiều hay bị gây ra các tình trạng gãy chốt, lò xo bên trong công tắc dẫn đến công tắc bị kẹt thì nên thay cái mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sau này.

Nếu bạn sửa chữa được thì bạn nên sử dụng giấy nhám làm sạch công tắc điện để khi lắp ráp lại sẽ không bị kẹt nữa [nên sử dụng thêm chất chống oxy hóa]. Khi nối các đầu dây vào các cọc bắt vít trên công tắc cần nhanh chóng siết lại các ốc của công tắc, nên siết vừa đủ các vít để trong lúc sử dụng không bị rơi ra.

Lưu ý: Không nên siết quá chặt tránh tình trạng bị tuột gen khi siết.

Cuối cùng là lắp công tắc trở lại như ban đầu, đoạn dây thừa vừa được nối bên trên nếu dư thì gấp lại và cho vào phía sau công tắc và bỏ trong hộp. Cuối cùng là lắp nắp lại.

Nhà phân phối Panasonic
Hotline: 0902.504.886
Email:
Địa chỉ: 566 Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TP.HCM Click chỉ đường
Website: phanphoipanasonic.vn

Video liên quan

Chủ Đề