Cách nặn mụn đầu đen ở mũi

Hình thành do bụi bẩn, mồ hôi và dầu nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông, mụn đầu đen mũi là thường xuất hiện nhất. Vậy bạn đã biết nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách, đảm bảo an toàn và không để lại sẹo thâm sau này chưa? Hãy cùng xem qua bài viết sau nhé!

Nội dung bài viết

  1. Mụn đầu đen là gì? Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi?
  2. Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà an toàn và hiệu quả
    1. Bước 1: Làm lỗ chân lông nở ra
    2. Bước 2: Khử trùng
    3. Bước 3: Tiến hành nặn mụn đầu đen ở mũi
    4. Bước 4: Chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn đầu đen
  3. Nặn mụn đầu đen ở mũi xong nên làm gì?
    1. Xử lý da sau khi vừa nặn mụn xong
    2. Ngăn chặn mụn đầu đen xuất hiện
    3. Nguyên tắc dưỡng da đúng cách

Mụn đầu đen là gì? Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi?

Trước khi tìm hiểu nặn mụn đầu đen ở mũi, bạn cần nhận biết mụn đầu đen là gì. Nếu bạn thấy những chấm đen nhỏ li ti xuất hiện dọc sống mũi hoặc trên má, đó có thể không phải là mụn đầu đen.

Mụn đầu đen là gì? Tại sao cần phải nặn mụn đầu đen ở mũi?

Chỉ là sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, bạn càng cố nặn những vết mụn này sẽ càng làm da tổn thương, thậm chí là nhiễm trùng. Ngoài ra, dù bạn có nặn ra được thì những sợi bã nhờn này cũng sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn mà vẫn sẽ quay trở lại.

Tương tự như vết các sợi bã nhờn tích tụ, mụn đầu đen thường nhỏ nhưng lại có phần cồi mụn nhô lên phía trên da, màu đen và hơi cứng. Càng để lâu không nặn mụn đầu đen mũi, mụn sẽ càng khiến lỗ chân lông nở to khiến da sần sùi, không còn mịn màng và làm mất thẩm mỹ.

Nếu đã xác định chắc chắn, thực hiện đúng cách nặn mụn đầu đen an toàn và hiệu quả là điều cần hết sức lưu ý.

Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà an toàn và hiệu quả

Bước 1: Làm lỗ chân lông nở ra

Trước khi nặn mụn đầu đen, bạn hãy tắm, ngâm mình nước ấm hoặc xông hơi tầm từ 15 30p. Hơi nước ấm sẽ giúp lỗ chân lông mở to, giúp da mềm mại và dễ thực hiện hơn.

Xông hơi giúp nặn mụn đầu đen dễ dàng hơn

Bước 2: Khử trùng

Hãy nhớ một nguyên tắc: khử trùng tất cả những nơi bạn sẽ đụng vào. Trong đó bao gồm tay, dụng cụ nặn mụn và cả vùng bạn dự định sẽ nặn mụn đầu đen ở mũi.

Trong điều kiện không vô trùng, nếu không rửa tay và khử trùng đúng cách, vi khuẩn sẽ lây lan ra các vùng xung quanh ở lớp biểu bì và làm nhiễm trùng da. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng găng tay y tế và khăn giấy hoặc bông gạc sạch chặn giữa tay khi nặn.

Bước 3: Tiến hành nặn mụn đầu đen ở mũi

Vừa ấn vừa đè ép nhẹ nhàng xung quanh nốt mụn, thực hiện bằng dụng cụ nặn hoặc hai ngón tay. Và hãy nhớ là bạn không được ấn trực tiếp lên nốt mụn.

Nặn sạch cả gốc và rễ, bao gồm đưa luôn nhân mụn đầu đen ra bên ngoài. Tuy phải loại bỏ sạch sẽ, hãy nên nhớ dùng lực không quá mạnh để tránh làm đứt vỡ tế bào và làm bầm da vùng cần nặn mụn đầu đen mũi.

Tiến hành cách nặn mụn đầu đen ở mũi bằng tay và dụng cụ chuyên dụng

Vừa nặn vừa dùng khăn giấy lau sạch để tránh giây sang vùng xung quanh.

Bước 4: Chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn đầu đen

Sau khi thực hiện nặn mụn đầu đen ở mũi hoàn toàn, cần nhớ khử trùng vùng da bạn vừa nặn bằng cồn y tế. Thao tác này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn dọn dẹp sạch những mảnh vụn từ nhân mụn đầu đen còn sót lại trong lỗ chân lông.

Xem thêm: Các Loại Mặt Nạ Khoai Tây Trị Mụn Hiệu Quả

Nặn mụn đầu đen ở mũi xong nên làm gì?

Xử lý da sau khi vừa nặn mụn xong

Sau khi nhân phần mụn bị loại bỏ, lỗ chân lông của bạn sẽ trống và trở nên nhỏ hơn. Hãy sử dụng toner lên vùng vừa nặn mụn đầu đen mũi. Việc này giúp làm sạch da một lần nữa, tiêu diệt vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong, thu nhỏ lỗ chân lông và đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát.

Điều cuối cùng cần chú ý đó là bạn phải hạn chế chạm tay trực tiếp vào vùng da này, trước khi, trong khi đang nặn và cho đến khi nó lành lại. Các tác động không đúng lên da có thể làm cho mụn quay trở lại và việc nặn mụn đầu đen trở nên vô ích!

Ngăn chặn mụn đầu đen xuất hiện

Các sản phẩm không kê đơn an toàn có thể được dùng để ngăn chặn và không cần nặn mụn đầu đen ở mũi về sau. Ví dụ một số loại miếng dán làm sạch lỗ chân lông, sữa rửa mặt có chứa salicylic acid và retinoid đều có thể được sử dụng.

Hãy nhớ kỹ: nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất khiến ta phải tìm cách nặn mụn đầu đen ở vùng mũi đó là dầu nhờn dư thừa tích lũy bên trong da. Nặn mụn đầu đen tuy có thể giúp bạn loại bỏ chúng trên mũi nhanh chóng chỉ trong một lần thực hiện, tuy vậy cũng không nên tạo thói quen nặn mụn thường xuyên.

Kể cả khi tìm được và sử dụng những sản phẩm trị mụn đầu đen hiệu quả, chúng hoàn toàn vẫn có thể quay trở lại nếu vẫn tồn tại nguyên nhân cơ bản trên.

Nguyên tắc dưỡng da đúng cách

Hãy nhớ giữ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước mỗi ngày và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn nên tẩy tế bào chết trên da [đặc biệt là vùng mụn đầu đen ở mũi] định kỳ mỗi tuần hoặc mỗi tháng bằng sản phẩm và dụng cụ chuyên dùng.

Uống nước thường xuyên giúp giữ ẩm cho làn da

Cuối cùng, cần tẩy trang đúng cách đúng thời gian và trước khi đi ngủ để tẩy sạch đồng thời giữ ẩm cho làn da. Đồng thời sử dụng kem chống nắng cho da với chỉ số SPF phù hợp, giúp da tránh tác hại từ môi trường và được bảo vệ tốt hơn.

Nếu có thể thực hiện nặn mụn đầu đen mũi đúng cách, bạn có thể thực hiện tại nhà với những vùng mụn nhỏ, ít và không nghiêm trọng. Nếu mụn đầu đen ở mũi tái phát mạnh, vết mụn đầu đen to, cứng đầu hoặc tồn tại lâu, hãy đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín có thể xử lý chúng an toàn nhất. Trên đây là bài viết được chia sẻ từ Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Chúc bạn nhanh lấy lại được vẻ đẹp cho mình và thực hiện cách nặn mụn đầu đen ở mũi thành công!

Video liên quan

Chủ Đề