Cách nấu rượu gạo thủ công

Rượu gạo đã trở thành thức uống truyền thống và tạo nên một nền văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Rượu không chỉ là một hàng hóa cho kinh doanh nhưng đây là thú vui tao nhã của nhiều người. Họ cho rằng công việc thưởng thức rượu là cả một nghệ thuật.

Hiện nay trên thị trường đã du nhập rất nhiều loại rượu ngoại khác nhau nhưng vẫn không thể làm mất đi vị thế của rượu truyền thống. Cách nấu rượu gạo truyền thống thì khá nhiều người biết nấu nhưng làm sao để ra được mẻ rượu thơm ngon và không bị khê thì không phải ai cũng làm được. Cùng Bepcuatoi tìm hiểu về cách nấu rượu gạo ngon chuẩn vị ngay dưới đây nha!

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU CÁCH NẤU RƯỢU GẠO TRUYỀN THỐNG

Để làm nên rượu gạo truyền thống, chúng ta chỉ cần sử dụng gạo và men.

  • Thông thường sẽ có 2 loại gạo, gạo tẻ và vào nếp. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn 2 loại gạo này nhé. Một lưu ý nữa là bạn nên chọn những hạt gạo đã sát bỏ vỏ trấu nhưng còn vỏ cám nhé. Vì lớp vỏ này vừa giúp rượu thơm ngon hơn vừa tốt cho sức khỏe nữa.
  • Về phần men bạn có thể chọn theo sở thích như men vi sinh, men lá hay men thuốc bắc đều được. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua men ở những nơi có tín hiệu và men không bị mốc, ẩm hay bị bẩn nha.

HƯỚNG DẪN NUÔI DƯỠNG NGON

  • Bước 1: Nấu cơm rượu gạo

Đầu tiên, bạn vo gạo để làm sạch hết những bụi bẩn có trong gạo. Sau đó thì bạn ngâm trong nước sạch khoảng 30 phút để khi nấu gạo nở được đều hơn.

Tiếp theo, bạn đổ gạo vào một nồi to để nấu. Nếu ai biết nấu cơm hằng ngày thì việc nấu cơm rượu này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước với gạo theo tỉ lệ là 1:1. Đặt nồi lên bếp và nấu cho chín là được.

Sau khi cơm rượu chín thì bạn đổ ra cái nia lớn. Chờ cơm nguội là bạn có thể thực hiện bước tiếp theo được rồi.

  • Bước 2: Pha men rượu gạo truyền thông

Bước này khá đơn giản, bạn chỉ cần bỏ lớp trấu trong men. Đập nhỏ hoặc xay ra, sau đó trộn men rồi đảo đều sao cho men đều trong cơm là được nhé.

  • Bước 3: Ủ men rượu gạo

Trong bước ủ men thường sẽ có 2 giai đoạn là ủ khô và ủ ướt.

+ Giai đoạn 1: Ủ khô.

Trong giai đoạn này các bạn cho cơm nếp đã trộn men vào hũ hoặc bình lớn. Vì lúc này cơm rượu đang được lên men trong môi trường kị khí nên bạn đậy kín nắp nhé. Sau 4-5 ngày thì cơm trong bình sẽ tự động dậy nước và lúc này đã thơm mùi rượu rồi.

Lưu ý trong giai đoạn này thì nhiệt độ thích hợp để ủ là 20-25 độ nên bạn chú ý ở khâu bảo quản nhé.

+ Giai đoạn 2: Ủ ướt.

Sau khi ủ khô thì bạn thêm nước vào cơm rượu đã lên men. Tỉ lệ nước phù hợp nhất là 10kg gạo sẽ tương đương với 15 lít nước và tiếp tục đậy kín.

Sau khi ủ từ 1-2 tuần thì bạn nếm thử cơm rượu, thấy có vị cay và nước chuyển thành màu trong là có thể đem đi chưng cất được rồi nhé.

  • Bước 4: Chưng cất rượu

Đây là bước cuối cùng để tạo ra được mẻ rượu hoàn chỉnh. Bạn cho tất cả phần nước và phần cái rượu vào nồi. Lưu ý là bạn cần căn chỉnh nhiệt độ cho phù hợp tránh trường hợp bị trào hay cháy vì như vậy sẽ khiến rượu có mùi khê và khó uống.

+ Chưng cất lần 1: Ở lần đầu thì chúng ta sẽ thu được một loại rượu khá nặng, loại này còn gọi là rượu nhất. Loại này không nên uống, rất dễ gây nên ngộ độc rượu vì trong rượu lần 1 có nồng độ cồn khá cao, khoảng 55-65 độ nên gây hại trực tiếp cho sức khỏe.

+ Chưng cất lần 2: Tiếp tục chúng ta sẽ chưng được loại rượu giữa. Thường thì loại rượu này ngon nhất, có nồng độ cồn từ 35-45 độ và được sử dụng để uống luôn hoặc dự trữ đều được.

+ Chưng cất lần 3: Ở lần này thì chúng ta sẽ thu được một loại rượu có nồng độ cồn thấp, tuy nhiên nó sẽ có vị hơi chua và không còn ngon nữa. Loại rượu này thường sẽ được pha chung với rượu gốc nên chúng ta sẽ có rượu như thu được ở lần 2.

Trên đây là bí quyết hướng dẫn cách nấu rượu gạo ngon truyền thống mà Bepcuatoi đã tổng hợp lại, chúc bạn thành công với công thức này và làm được những ngày rượu thơm ngon để thưởng thức nhé.

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề