Cách nhận biệt thịt lợn nái

có nhiều cách phân biệt chính xác thịt nai thật và nai giả. đối với người chuyên nghiệp thì chỉ cần sờ thịt là biết, còn người không chuyên thì làm sao phân biệt, vì thịt nào cũng giống thịt nào! 

ĐẠI DƯƠNG XANH xin gửi đến quý khách một vài thông tin giúp phân biệt thịt nai thật và giả trên thịt trường.

1.Về bao bì, nhãn mác:

 thịt nai giả thường có bao bì màu sắc lòe loẹt màu xanh, màu vàng, màu đỏ, có kèm dòng chữ sản phẩm từ thịt nai, trang trại nuôi củ chi...

Cách nhận biệt thịt lợn nái

2. giá cả

thịt nai giả đa số làm từ thịt heo nái, được bán ra với giá từ 110 đến 180/kg, các bạn đừng ham rẻ mà ăn nhầm heo nái gắn mác thịt nai nhé!

3.thịt khi xé bao bì

thịt nai giả thường chỉ có 1 cục thịt tròn như thịt bắp, đỏ bên ngoài, nhưng cắt ra tái bên trong, màu thịt bên trong nhợt nhạt, lấy ngón tay bấm vào cục thịt thì thịt nhũng, lủng lỗ không đàn hồi. do đa số  thịt heo nái được chọn lọc và vận chuyển số lượng lớn nên không bảo quản được tươi, người ta phải pha huyết heo tươi với màu thoa bên ngoài miếng thịt cho có màu đẹp. màu được tha bên ngoài không rõ nguồn gốc, không phải là màu thực phẩm, ăn phải sẽ có nguy cơ bị ung thư hoặc bệnh máu khó đông.

nai thật có màu đỏ sậm cả trong lẫn ngoài miếng thịt, sớ thịt nai to, thịt trong, miếng thịt săn chắc và đàn hồi nếu có da thì da sẽ dính sát vào thịt, nai rất ít mỡ. như hình

Cách nhận biệt thịt lợn nái

4. khi nấu chín

nai thật khi nấu chín sẽ có màu sậm như thịt bò, rất giống thịt bò.

còn nai giả thì khi nấu lên thịt trắng như thịt heo

5. mùi vị

thịt nai giả thường không có mùi, vì đã được khử mùi

thịt nai thật khi ăn sẽ có mùi thịt rừng đặc trưng, thịt ngọt, và thơm

để chọn lực đúng nai thật các bạn nên

chỉ mua thịt nai ở những nơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng

nên mua loại còn nguyên da và lông để đảm bảo

bạn có thể đến Đại Dương Xanh, chúng tôi cam kết hoàn gấp 10 nếu phát hiện nai giả.

giao hàng tận nơi toàn quốc.

Phân biệt thịt lợn sề giả bò như thế nào khi nhiều người đã “hô biến” và thu được lợi nhuận "khủng", bất chấp nguy cơ sức khỏe cho khách hàng?

“Hô biến” lợn sề thành bò xịn

“Công nghệ” luyện thịt trâu, thành thịt bò đã có từ lâu, với mức lãi lớn nên ngày càng phát triển. Điểm chung mà các thủ thuật biến hóa thịt trâu hoặc thịt lợn sề thành thịt bò là “pha thịt” sau khi giết mổ trâu, hoặc lợn sề sẽ chọn những tảng thịt lớn, lọc không được sót tí mỡ nào, đặc biệt là thịt trâu phải lóc hết những thớ gân trắng.

Cách nhận biệt thịt lợn nái

Rất khó phân biệt bằng mắt thường thịt bò giả - thật. Ảnh minh họa.

Thịt trâu màu thẫm, rắn chắc gần giống thịt bò nên chỉ cần tưới huyết bò là khó có thể phát hiện thịt trâu giả bò.

Với thịt lợn, thịt trâu chết thì dùng mỡ bò rán lấy nước, thoa quanh miếng thịt. Gần đây ngoài tưới mỡ bò, thịt trâu, thịt lợn còn được tẩm ướp kỹ với gia vị tạo mùi bò của Tàu để có mùi hôi rất đặc trưng của bò.

Như thật nhờ "phụ gia"

Thịt lợn sề màu đỏ, độ dai giống thịt bò, giá rẻ nên được chọn giả thịt bò nhiều nhất. Cứ 1kg thịt mông, vai và nhất là thịt bắp lợn sề có thớ dài giống thớ thịt bò được chọn nhiều đề ướp với 0,2 “hô biến”, triệt tiêu hết mùi thịt lợn sề.

Còn có thứ gia vị 150.000 đ/gói có tác dụng làm mềm và biến thịt trâu, thịt lợn sề và cả thịt bò thường có hương vị như thịt bò Úc. Việc sử dụng gia vị để chế biến các loại thực phẩm đã khiến cho người tiêu dùng hết sức lo lắng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Hồng Điệp, Viện Dinh dưỡng quốc gia, lợn sề, thịt trâu được dùng để làm thịt bò giả phần lớn là lợn đã hết khả năng sinh đẻ (hoặc trâu chết) được nuôi bằng thức ăn công nghiệp để nhanh chóng tăng cân. Vì vậy trong thịt vẫn chứa các chất tăng trọng chưa đào thải hết. Nếu ăn phải, người ăn sẽ hấp thụ các loại hóa chất này.

Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các hóa chất tạo mùi bò không rõ nguồn gốc sẽ làm tăng nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc.

Theo thạc sỹ Hải Yến, bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch, ĐH Bách khoa Hà Nội, sau khi tẩm ướp các loại phụ gia vào thịt lợn sề sẽ tạo nên sản phẩm rất khó phân biệt so với thịt bò. Các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo rằng, sử dụng phẩm chứa màu tổng hợp có thể gây dị ứng, hen suyễn, ung thư bàng quang, thậm chí tạo mầm bệnh cho não.

Lợn sề giả bò phần lớn là lợn đã hết khả năng sinh đẻ, được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên trong thịt vẫn có thể chứa các chất tăng trọng chưa được đào thải hết. Ăn phải sẽ có nguy cơ hấp thụ các loại hóa chất này, khiến cơ thẻ mất cân bằng dinh dưỡng, còn bị hóa chất làm tổn hại tới sức khỏe.

Cách nhận biệt thịt lợn nái

Ảnh minh họa

Phân biệt thế nào?

- Thịt bò thật màu đỏ au, thớ nhỏ, mỡ vàng, tươi màu hồng đậm và mùi hoi nồng đặc trưng. Thịt lợn giả thịt bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục. Thịt trâu giả thịt bò sẽ có màu đen sậm, thớ thịt to, mỡ trắng.

- Nếu thịt bò giả bị tưới huyết bò, ướp phẩm tạo màu… Khi miết tay vào miếng thịt sẽ để lại ít phẩm màu ở tay. Phần thịt bò trên miếng thịt giả bị miết cũng sẽ nhạt đi do bị mất màu. Hoặc rửa miếng thịt bò ngay tại nơi bán cũng sẽ thấy nhạt màu dần. Hoặc cắt miếng thịt nhỏ ra, “bò giả” màu sắc bên trong và ngoài khác nhau (do công nghệ nhuộm chưa phù phép được cả trong và ngoài miếng thịt).

- Thịt bò tươi ngon khi được thái mỏng sẽ cảm giác như dính lấy lưỡi dao, ấn tay vào thấy thịt dính theo tay. Thịt lợn hay thịt trâu giả bò thì độ dính sẽ ít hơn rất nhiều. Hoặc ấn nhẹ tay vào miếng thịt sẽ thấy độ dính và đàn hồi khác nhau. Miếng thịt thái thấy bở và cứng. Nếu thịt bị tưới mỡ bò, sau nhiều giờ mùi bò giả sẽ giảm đi nhiều.

- Thịt lợn hay trâu giả bò còn có mùi tanh rất khó chịu.

- Thịt bò thật giàu dinh dưỡng, có mùi hôi của bò. Sau khi chế biến vẫn nguyên màu sắc hồng sậm, ngọt và mùi nồng rất đặc trưng. Sau khi xào nấu, hay chụng nước sôi vẫn giữ nguyên màu hồng sậm, vị ngọt đặc trưng.


Nguyễn Hà

Thịt lợn sạch phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn về mặt lý học, hóa học, sinh học. Về mặt lý học, trong thịt không được có lẫn những vật nào ngoài thành phần của thịt, ví dụ như có thể là mẩu kim gãy còn giắt vào trong thịt do con vật bị tiêm chích khi còn sống. Về mặt hóa học, thịt không được có các chất tồn dư của thuốc, hoặc những hóa chất mà con vật ăn vào. Về mặt sinh học, thịt sạch không có ký sinh trùng và vi trùng.

Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, để nhận biết thịt lợn có thật sự sạch hay không thì phải xem xét từ chuỗi cung ứng thịt.

"Nếu chuỗi cung ứng được tổ chức chặt chẽ tất cả các khâu thì sẽ có thịt lợn sạch, còn nếu chuỗi cung ứng tạp nham, ví dụ lấy thịt lợn từ con lợn sắp chết, sau đó bán... thì không phân biệt được", ông nói. "Vì vậy, khi nhìn thịt lợn tại các quầy hàng, người mua chỉ có thể nhận định nó có tươi hay không, còn bản chất sạch hay không rất khó để biết".

Cách nhận biệt thịt lợn nái

 Thịt lợn tươi ngon màu hồng tươi hoặc đỏ nhạt, có mùi vịt thịt, lớp bì dày, phần nạc và mỡ dính chặt. (Ảnh: Sohu)

Theo giáo sư, miếng thịt lợn tươi ngon sẽ có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng tươi, khi cắt, miếng thịt sẽ thấy màu hồng sáng, mềm mại, phần mỡ heo có màu sáng. Ngược lại, thịt heo ôi có màu sắc nhợt nhạt. Khi sờ vào miếng thịt sẽ thấy nhớt, phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống, màu sắc tối hoặc ngả nâu. Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc sẽ có màu sẫm hơn thịt heo sạch thông thường, thịt có những đốm đỏ xuất hiện trên da.

Bên cạnh màu sắc, cần nhận ra mùi miếng thịt để chọn được loại tươi ngon. Thịt tươi sẽ có mùi đặc trưng. Nếu có mùi hôi khó chịu và tanh cho thấy miếng thịt không tươi, thậm chí bị ôi hoặc thịt lợn có chất tạo nạc.

Một trong những dấu hiệu quan trọng cần biết khi mua thịt heo là độ đàn hồi. Dùng ngón tay ấn vào thịt rồi buông ra để kiểm tra, thớ thịt đàn hồi nhanh và có màu đỏ hồng chứng tỏ thịt tươi. Trường hợp thớ thịt nhão và da dày thì đó là lợn nái. Còn thớ thịt nhão và lớp mỡ vàng là lợn bị bệnh. Nếu chạm tay vào bề mặt thịt lợn có chất tạo nạc sẽ thấy thịt không có độ đàn hồi do bị ứ nước bên trong. Khi thái thịt thành các miếng, thịt mềm nhũn, không đứng được, có nước gỉ ra. Thịt lợn tươi ngon và an toàn sẽ chắc thịt, khi thái không có nước gỉ ra.

Về kết cấu, loại thịt lợn có lớp mỡ mỏng, không bám chắc vào da và thịt (liên kết giữa nạc và mỡ tách rời rõ rệt), có độ dày chưa đến một cm thì có thể đó là lợn nuôi bằng chất tạo nạc. Trong khi đó, thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày khoảng 1,5 - 2 cm và phần thịt nạc dính chặt với nhau. Nếu lớp mỡ và bì càng dày thì chứng tỏ đó là lợn nuôi lâu năm và không bị nuôi tăng trọng.

Theo giáo sư,  phổ biến nhất là lợn nhiễm giun sán. Người tiêu dùng cần quan sát kỹ trước khi mua, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ... nếu thấy những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc) thì không nên mua. Khi thái thịt, có thể cắt thịt theo thớ dọc, nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.

Với thịt lợn bị ôi, người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm... để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi. Do đó, khi mua thịt người tiêu dùng cần lưu ý miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính. Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém.

Giáo sư Thịnh khuyến cáo, cần mua thịt ở những cơ sở uy tín, đảm bảo. Hiện nay, siêu thị là nơi được coi là nơi cung cấp an toàn hơn so với các hàng bán rong hay chợ. Trong trường hợp không xác định được rõ nguồn gốc của thịt, khi mua về cần trần qua nước sôi. Nếu thấy có các biểu hiện bất thường như khi thái thịt, các thớ thịt, bắp thịt nếu có bọc nhỏ màu trắng phải loại bỏ ngay vì đó là kén sán.