Cách nối đất cho laptop

Quá trình sử dụng Laptop bạn vô tình chạm vào phần bề mặt kim loại nhôm, lúc đó bạn cảm giác tê giật. Trên thực tế, với dòng điện phát ra từ laptop sẻ không gây nguy hiểm cho người sử dụng tuy nhiên đây là điều cảnh báo laptop bạn đang gặp trục trặc, ngay lúc này đây là cùng Laptop T&Tbanlaptopcudanang.com.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục laptop vỏ nhôm bị rò điện khi cắm sạc nhé

Laptop bị giật điện vỏ nhôm khi cắm sạc

Tại sao laptop vỏ nhôm kim loại bị rò điện ?

Sự cố laptop rò điện là rất ít khi gặp nhưng thường xuất hiện ở trên các dòng laptop như Acer, HP, Sony Vaio và thậm chí Dell, Asus cũng bị, nếu ngay lúc này đây bạn đang gặp phải lỗi này thì có thể laptop bạn rơi vào 3 nguyên nhân sau:

Do vỏ kim loại nhôm bị trầy xước: Thông thường, vỏ bề mặt của laptop được bao bọc bởi một lớp nhựa cao cấp nhằm ngăn chặn sự cố rò rỉ điện khi sử dụng, tuy nhiên vì một lí do nào đó khiến cho lớp nhựa này bị trầy xước làm lộ lớp kim loại ra bên ngoài hoặc vết xước thường xuất hiện tại vị trí giắc cắm, tai nghe nên bị chạm mát ra ngoài

Do hệ thống điện không có dây tiếp mass: Thường thì ổ cắm nguồn điện sẻ có 3 chân trong đó có 1 chân chính giữa là tiếp mass để loại bỏ tình trạng tê giật khi ta chạm đất. Nếu hệ thống điện gia đình bạn có một sợi giây tiếp mass được chon sâu dưới đất thì tất cả các thiết bị trong gia đình khi kết nối với sợi dây này sẻ không bị tê giật khi chạm vào, kể cả tivi, tủ lạnh, máy giặt…

Do chập chạm giữa các linh kiện trên laptop: Quá trình làm rơi rớt hay va chạm sẻ khiến các linh kiện có thể chạm vào nhau và vô tình đường điện truyền tải trên các linh kiện đã khiến cho laptop có hiện tượng tê giật khi bạn chạm vào

Laptop bị tê giật

Cách khắc phục laptop vỏ nhôm bị rò điện

Vỏ nhôm là hợp kim loại có tính chất dẫn điện nên sự cố tê giật khi ta chạm vào là điều không tránh khỏi, nhưng để khắc phục sự cố này thì bạn hãy tìm hiểu những phương pháp xử lí đơn giản sau đây:

Nối đất:

Nối đất là một trong những giải pháp ngăn chặn sự cố rò điện trên laptop, bằng cách sử dụng một sợi dây điện, nối trực tiếp vào thiết bị laptop hoặc các bộ phận có liên kết với máy tính của bạn, sau đó nối đầu dây xuống đất, đây là cách làm xa xưa đơn giản và dường như triệt để

Nếu bạn không muốn nối dây tiếp đất thì bạn có thể mang giày dép khi sử dụng laptop, hoặc không hạn chế đi chân trần khi laptop đang cắm sạc

Laptop rò điện

Thay Adapter laptop rò điện

Nếu lỗi rò điện laptop đến từ Adapter thì bạn không nên ngần ngại thay mới, hãy thử cắm một cục sạc khác để kiểm tra xem có phải sự cố đến từ đây không, nếu có thì chắc bạn đã biết nên phải làm gì rồi

Tuy nhiên bạn cần phải tìm mua loại cục sạc chính hãng để đảm bảo quá trình sạc pin laptop được hiệu quả hơn tránh gây ra sự cố rò điện hay gây hư hại thiết bị do sạc pin không đảm bảo yêu cầu nguồn điện

Tìm đến trung tâm sửa laptop uy tín tại Đà Nẵng

Với những sự cố rò điện đến từ main board, linh kiện, trầy xước vỏ nhôm thì bạn nên tìm đến trung tâm laptop T&T 484 Núi Thành, tại đây bạn sẻ được các kĩ thuật viên kiểm tra miễn phí, nếu tình trạng quá nặng thì chúng tôi sẻ tính phí sửa chữa nhưng thường thì sự cố này chi phí khắc phục chỉ dưới 200k. Cho nên để đảm bảo thiết bị laptop bạn được hoạt động tốt hơn, tránh những rủi ro hư hỏng khác thì hãy tìm đến chúng tôi

Tải về bản PDF Tải về bản PDF

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp bảo vệ những linh kiện mỏng manh bên trong máy tính trước hiện tượng phóng điện do tĩnh điện. Mặc dù tỉ lệ máy tính bị hư hỏng do phóng tĩnh điện khá thấp, nhưng ít ra bạn có thể đảm bảo là mình không vô tình làm hỏng linh kiện quan trọng nào đó.

  1. 1

    Làm việc trên bề mặt cứng. Bạn cần tháo/lắp máy tính trên mặt phẳng cứng và sạch [mặt bàn, quầy hoặc tấm gỗ] để giảm thiểu khả năng tích điện.

    • Đừng bao giờ đặt máy tính trên mặt phẳng như thảm, chăn hoặc khăn khi tiến hành bất kỳ thao tác nào cần bạn tự nối đất.

  2. 2

    Đứng bằng chân trần trên nền cứng. Thảm và tất có thể tích điện. Vì thế bạn nên đứng bằng chân trần trên gỗ, gạch men hoặc loại sàn cứng nào đó.[1]

    • Nếu không còn lựa chọn nào ngoài việc đứng trên thảm, bạn cần chủ động nối đất sau mỗi vài phút.
    • Bạn có thể mang dép cao su để ngăn hoàn toàn sự tiếp xúc của cơ thể với nền nhà, nhưng điều này ít khả thi vì không phải lúc nào nhà bạn cũng có dép cao su.
    • Nếu không có dép cao su, bạn cũng có thể mang giày có đế bằng cao su.

  3. 3

    Không mặc quần áo dễ tích tĩnh điện. Len và một số loại sợi tổng hợp rất dễ tích tĩnh điện, vì thế nếu có thể bạn nên thay bằng quần áo vải cotton.

    • Bạn có thể giặt và phơi quần áo bằng giấy thơm sấy quần áo nhằm giảm thiểu khả năng tích tĩnh điện trước khi làm việc với máy tính.

  4. 4

    Làm ẩm không khí khô. Tĩnh điện là rủi ro lớn nhất trong những môi trường khô. Nếu bạn có máy làm ẩm thì hãy sử dụng, nhưng nếu không có thì đừng vội mua. Bạn có thể áp dụng cách phòng tránh khác cũng hiệu quả không kém.[2]

    • Bạn cũng có thể tự làm ẩm bằng cách treo khăn ướt phía trước quạt tản nhiệt.

  5. 5

    Đặt toàn bộ linh kiện vào túi chống tĩnh điện. Tất cả linh kiện máy tính mới nên được bảo quản trong túi chống tĩnh điện đi kèm từ khi mua cho đến khi sẵn sàng lắp đặt.

    Quảng cáo

  1. 1

    Bạn cần hiểu tác dụng của việc nối đất. Nhằm ngăn ngừa tĩnh điện tích tụ truyền từ bạn sang các linh kiện máy tính nhạy cảm, bạn cần xả tĩnh điện vào vật nào đó bền bỉ hơn. Trong đa số trường hợp, bạn có thể chạm vào vật dụng bằng kim loại tiếp xúc với sàn hoặc một loạt đồ vật nào đó nối đất.

  2. 2

    Sử dụng thùng máy tính để nối đất. Thợ lắp ráp máy tính thường sử dụng kỹ thuật này: trước khi bạn chạm vào hay lắp đặt linh kiện nào đó có khả năng bị tĩnh điện làm hỏng [chẳng hạn như bo mạch chủ của máy tính], hãy đặt tay vào miếng kim loại không sơn trên vỏ máy tính.

    • Thậm chí bạn có thể vừa lắp ráp vừa chạm tay không thuận lên phần kim loại của thùng máy nếu như muốn chắc chắn tĩnh điện sẽ không làm ảnh hưởng đến linh kiện.

  3. 3

    Chạm vào vật dụng bằng kim loại trên mặt đất sau mỗi vài phút. Vật dụng này phải là một miếng kim loại không sơn với dây nối đất riêng như bộ tản nhiệt kim loại hoặc ô cách ly trên thùng máy tính. Đây là lựa chọn nhanh và dễ thực hiện nhất khi lắp ráp máy tính mà không cần thêm bất kỳ biện pháp phòng tránh nào.

    • Tuy nhiên, chỉ với phương pháp này thôi thì vẫn có rủi ro [dù rất nhỏ]. Bạn chỉ nên dựa vào cách này nếu công việc tiến hành nhanh cũng như linh kiện không quá đắt tiền.

  4. 4

    Tự nối đất bằng vòng đeo tay chống tĩnh điện. Đây là những vật dụng có giá thành phải chăng, được bán trên mạng và các cửa hàng điện tử. Hãy đeo vòng áp chặt vào cổ tay bạn, sau đó kẹp đầu nối đất vào vật dụng bằng kim loại không sơn như ốc vít.

    • Đừng sử dụng vòng chống tĩnh điện không có dây vì chúng không có tác dụng.[3]
    • Nếu dây đeo của bạn có móc [thay vì kẹp], bạn có thể dễ dàng gắn vào vít giữa trong ổ cắm trên tường. Vít này được nối đất [ít nhất là tại Mỹ], nhưng có thể bạn cần kiểm tra lại bằng dụng cụ đo điện để chắc chắn.[4]

  5. 5

    Dùng dây điện nối chính bạn với vật dụng có vỏ bằng kim loại. Kỹ thuật tự nối đất này rất thường được sử dụng, bạn hãy buộc dây dẫn điện [như dây đồng], quanh ngón chân hoặc cổ tay bạn, sau đó buộc đầu còn lại quanh vật dụng kim loại không sơn nào đó nằm trên mặt đất. Phương pháp này rất lý tưởng nếu bạn đang có vật liệu dẫn điện trên tay và không thể làm việc trên mặt phẳng cứng.

  6. 6

    Làm việc trên thảm cao su chống tĩnh điện [ESD]. Thảm ESD được sử dụng để "phóng" hoặc "xả" điện, hãy đặt các phần của máy tính lên thảm và thỉnh thoảng chạm vào thảm trong lúc làm việc. Một số loại còn có chỗ để kẹp vòng đeo tay chống tĩnh điện.

    • Nếu chỉ cần sửa máy tính, bạn nên mua thảm chống tĩnh điện bằng nhựa vinyl ; thảm cao su có giá thành cao hơn nhiều và không thực sự cần thiết.[5]
    • Thảm chống tĩnh điện là cách tốt nhất với hầu hết dự án tại nhà. Bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm.

    Quảng cáo

  • Bạn chỉ nên cầm ở cạnh của CPU. Không nên chạm vào bất kỳ chân tiếp xúc, bản mạch in hay đầu kim loại nào trừ khi thực sự cần thiết.[6]
  • Ngày nay, vấn đề hư hỏng máy tính do tĩnh điện không thực sự đáng lo ngại như mười năm về trước. Tuy chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các bước chuẩn bị nhằm phòng tránh tai nạn do sự phóng tĩnh điện, nhưng hầu hết linh kiện máy tính hiện đại đều có rất nhiều lớp bảo vệ chống tác nhân thường gặp mà điển hình là tĩnh điện.[7]

  • Thậm chí nếu cường độ dòng điện truyền nhỏ đến mức bạn không thể nhận ra sự phóng tĩnh điện trong quá trình lắp ráp thì điều này vẫn có khả năng làm hỏng hoặc suy giảm tuổi thọ của linh kiện. Nếu điện mạnh thì trong trường hợp xấu nhất, bo mạch chủ có thể bị hỏng vĩnh viễn.[8]

Video liên quan

Chủ Đề