Cách nuôi Artemia trong thùng xốp

Đối với những ai có sở thích chơi cá cảnh, đặc biệt là nuôi ép giống Betta chắc chắn không còn xa lạ với thức ăn cực dinh dưỡng như Artemia. Chúng là được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với tất cả các loại cá. Vậy Artemia là gì ? và cách nuôi Artemia làm thức ăn cho cá cảnh như thế nào ? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Artemia là gì ?

Artemia nói ngắn gọn là một loại ấu trùng mới nở, chúng được làm thức ăn tươi sống trong việc nuôi tôm , cá. Với đặc điểm là dinh dưỡng rất cao, có hàm lượng đạm và nhiều các axitamin, axit béo, chất khoáng cần thiết đối với giai đoạn sinh sản của tôm, cá cũng như tạo nên sắc tố cho cá cảnh.

Vì đặc điểm dinh dưỡng cao, nên Artemia được làm vật nhồi sinh học, người nuôi cá cảnh có thể đưa Artemia vào cơ thể cá, hoặc nhồi các loại thuốc hay các hoạt chất mong muốn vào ấu trùng Artemia và để cho vật nuôi ăn chúng nhằm chữa bệnh, nuôi dưỡng cá cảnh.

Artemia đem lại dinh dưỡng cho cá cảnh

Artemia được coi là giai đoạn cá bột đối với tất cả thể loại cá cảnh. Artemia có hàm lượng protein cao đạt khoảng 60-70%, hàm lượng đạm đạt khoảng 50%, các chất axit béo không nó có hàm lượng >17% mg/g.

Chúng giúp hệ tiêu hóa của cá cảnh tốt hơn, cũng như bảo vệ đường ruột cho cá khỏi các tác nhân gây hại, cũng như giúp quá trình hấp thụ các chất đạm vào cơ thế cá được nhanh chóng hơn, giúp cá cảnh khỏe mạnh.

Điểm lưu ý, khi sử dụng Artemia cho cá cảnh, người nuôi cá cần sử dụng Artemia đã trưởng thành còn sống. Có thể sử dụng ấu trùng được đông lạnh hoặc nở từ trứng bào xác để làm thức ăn cho cá.

Việc sử dụng Artemia cho cá cảnh được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sống của cá trong môi trường bể nước nhân tạo cũng như giúp sắc tố màu của cá lên được đẹp và tươi hơn.

Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho cá cảnh như thế nào ?

Artemia giống như động vật giáp xác nhỏ chân mang khác, khi chúng gặp môi trường có điều kiện thuận lợi, các bào xác được chìm vào nước biển, chúng hút nước và bắt đầu chuyển hóa để phát triển.

Cách nuôi ấu trùng Artemia cũng rất đơn giản, tùy theo lượng cá cảnh mà người nuôi lựa chọn trứng cần ấp để sử dụng làm thức ăn. Thông thường theo thì cứ 1 gram trứng Artemia sẽ cho ấp nở trong 1 lít nước biển.

Tuy nhiên nếu người nuôi không có nước biển có thể tạo nước biển nhân tạo bằng cách lấy 30 gram muối hột không có i-ot hòa tan với 1 lit nước để làm môi trường ấp trứng cho Artemia.

Sau đó cho trứng Artemia vào nước khuấy đều, sử dụng máy xục khí sục liên tục. Sau 24 giờ, trứng của Artemia sẽ được nở ra và thu hoạch luôn làm thức ăn cho cá.

Cách thu hoạch ấu trùng Artemia cũng cần được lưu ý, người nuôi cần phải tắt máy xục khí rồi sử dụng vợt vớt bỏ phần xác nổi phía trên, đây được gọi là phần vở trứng của Artemia. Phần chìm phía dưới được coi là ấu trùng Artemia , chúng được lọc ra và cho cá ăn.

Lưu ý: Người nuôi Artemia có thể sử dụng dụng cụ bất kỳ có hình nón để ấp ấu trùng. việ sử dụng dụng cụ ấp hình nốn như chai nước 2 lít cắm ngược, hay các dụng cụ hình nón tương tự đều giúp máu xục có tác dụng xục đều và không có điểm chết. Giúp quá trình nuôi Artemia đạt kết quả cao. Chúc bạn thành công với quá trình nuôi cá cảnh bằng thức ăn Artemia .

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đèn hồ cá

Chắc chắn nhiều bạn khi mới biết đến Artemia sẽ thắc mắc Artemia sinh khối là gì? Cách ấp và nuôi Artemia sinh khối nước mặn như thế nào? Cách cho Artemia ăn như thế nào? Làm thế nào để cho Artemia sinh khối đẻ và phát triển…?

Artemia sinh khối là gì? Đặc điểm sinh học của Artemia sính khối?

Artemia sinh khối là Artemia được nuôi từ khi mới bắt đầu ấp bằng trứng, sau đó nở thành con Artemia nhỏ xíu xìu xiu và được nuôi trưởng thành.

Hình ảnh con Artemia con vừa nở được phóng to dưới kính hiển vi
Hình ảnh con Artemia sinh khối, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường

Cách nuôi Artemia sinh khối với tỉ lệ muối hột từ 50 – 80gr/lít nước

Ở đây mình sẽ dùng 50 lít nước và cho vào 2,5kg muối hoặc 3kg muối cũng được [Lưu ý: Nồng độ muối nuôi Artemia từ 50/1000 đến 80/1000 là tốt nhất, chứ không phải là 30/1000. Nồng độ 30/1000 chỉ dùng để ấp nở mà thôi] 

Khi pha nước muối xong chúng ta tiến hành xục oxy mạnh để qua 1 ngày để loại bỏ Clo trong nước [nếu dùng nước máy] rồi thả trứng Artemia giống vào, tiếp theo điều chỉnh lại nhiệp xục của máy oxy [điều chỉnh oxy xục nhè nhè và giữ liên tục như vậy trong suốt quá trình nuôi Artemia sinh khối]

13 đến 15 giờ, sau khi bỏ trứng Artemia giống vào nước, trứng sẽ bắt đầu nở dần và nở đầy đủ khi đủ 24 giờ ấp. Lúc này chúng ta đợi tiếp 24 – 36 giờ nữa để cho Artemia con ăn [Khuyến khích cho ăn Cám Tomboy TB0 hạt mịn, vì giá rẻ, hàm lượng đạm cao giúp Artemia mau phát triển hơn], cho ăn với lượng nhỏ vừa phải, chia nhỏ cho ăn thành nhiều đợt. Tránh cho ăn 1 lần với lượng thức ăn lớn, vì cho ăn như vậy nước sẽ nhanh đục nhanh dơ và làm cho Artemia con chết dần

Cách mình cho ăn khi còn nhỏ: 1/2 muỗng yaourt / 1 lần / 1 hồ nuôi 50 lít nước. Sáng 1 lần, chiều 1 lần. Đến ngày hôm sau, nếu thấy nước trong hồ nuôi có tình trạng đục thì nên đợi nước trong hơn rồi hẵn cho ăn tiếp hoặc cho ăn ít hơn so với lần cho ăn trước. Trong đầu luôn nhớ khẩu quyết “CHO ĂN ÍT KHÔNG CHẾT, CHO ĂN NHIỀU DỄ CHẾT”. Khi Artemia đã trưởng thành: sáng cho ăn 1 muỗng yaourt cám Tomboy TB0, trưa 1 muỗng yaourt cám, chiều 1 muỗng yaourt cám. Hoặc nhiều hơn tùy vào tình trạng nước trong hồ nuôi [nước trong thì cho ăn tiếp, nước đục thì ngừng cho ăn]

Giai đoạn chăm sóc Artemia khó nhất trong quá trình nuôi Artemia là tuần đầu tiên, vượt qua giai đoạn này mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ sống nhiều thì coi như bạn đã thành công 90%, 10% còn lại tùy vào việc bạn có duy trì được thói quen chăm sóc và giúp chúng sinh sôi nãy nỡ thêm hay không

Bắt đầu từ Tuần nuôi thứ 3: Lúc này Artemia đã to hơn rất nhiều, vào thời điểm này chúng ta sẽ thấy hiện tượng chúng sẽ bắt cặp bấu víu vào nhau khi bơi

Hình ảnh Artemia trưởng thành bắt đầu bắt cặp với nhau

Đến Tuần nuôi thứ 4: Artemia sẽ bắt đầu ôm trứng hoặc con và bắt đầu đẻ, bạn có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường. Và cứ mỗi ngày trôi qua trong hồ nuôi sẽ xuất hiện thêm càng ngày, càng nhiều con con

Hình ảnh Artemia sinh trưởng đang ôm trứng

✅ NƯỚC RẤT QUAN TRỌNG

Nước phải qua xử lí hết Clo, sục oxy liên tục 24 giờ trước khi ấp, pH của nước giao động từ 7.5 – 8.5, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30°C. Và pha muối hột theo 2 tỉ lệ:

✔️ Nuôi Artemia sinh khối đẻ con: 50gr – 60gr muối hột / 1 lít nước

✔️ Nuôi Artemia sinh khối đẻ trứng: 80gr – 100gr muối hột / 1 lít nước [trứng đẻ ra sẽ nổi trên mặt nước hoặc bám vào thành bể]

✔️ Artemia có thể chịu được bất kỳ bộ mặn nào: từ 25/1000 – 250/1000

✅ Thức ăn cho Artemia

Cám Tomboy TB0 loại mịn, Tảo bột, Tảo viên nghiền nhỏ, cám thái inve nghiền nhỏ, nước tảo…

✅ CÁCH CHO ARTEMIA ĂN

Hoà Cám Tomboy vào nước sau đó lọc cặn qua vợt nano, xem video clip hướng dẫn bên dưới.

Đang cập nhật…

✅ CHO ARTEMIA ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Khi còn nhỏ, cho ăn: 1/2 thìa sữa chua/1 lần và cho Artemia ăn 2 lần 1 ngày. Sáng 1 lần và chiều 1 lần hoặc nhiều hơn nếu bạn thấy nước nhanh trong

Khi đã lớn, cho ăn: 1 thìa sửa chua/1 lần, cho ăn 4 lần / ngày, hoặc nhiều hơn [thấy nước trong thì cho ăn tiếp, nước đục thì ngưng cho ăn]

✅ HÚT CẶN VỆ SINH & THÊM NƯỚC

♻️ Tối thiểu 2 tuần hút cặn 1 lần giúp hồ nuôi trong sạch, cũng như giúp Artemia phát triển tốt hơn

💧 Chăm thêm nước nuối vào hồ nuôi Artemia nếu thấy nước trong hồ nuôi bị hao hục [với cùng tỷ lệ muối như ban đầu]

✅ CÁC LƯU Ý CẦN NHỚ KHI NUÔI ARTEMIA SINH KHỐI

✔️ Nên có sủi oxy để ở giữa hồ nuôi, giúp thức ăn được đẩy và lan đều trong hồ, giúp Artemia lớn bé đều dễ dàng tìm được thức ăn như nhau

✔️ Ánh sáng: nếu nuôi trong nhà thì nên chiếu sáng 8 giờ/ngày, tốt nhất có thể nuôi ngoài trời có mái che

✔️ Dùng vợt có lỗ lớn vớt các con Artemia to cho cá ăn và giữ lại 1 phần con to để giúp chúng sinh sản tiếp, như vậy bạn sẽ có được một nguồn thức ăn bổ dưỡng vô tận cho đàn cá yêu quý nhà bạn

✔️ Một con Artemia trưởng thành sẽ sinh sản được khoảng 5 lần/vòng đời, cứ mỗi 5 ngày sẽ để một lứa, mỗi lần khoảng 20 đến 25 con.

✔️ Tuổi thọ trung bình của Artemia khoảng 50 – 60 ngày

Tóm lại, theo bạn nuôi Artemia Sinh Khối là dễ hay khó, hãy để lại bình luận cho mình biết nhé. Hoặc nếu có thắc mắc và có điều gì chưa rõ có thể liên hệ với mình qua số Hotline/Zalo 0834848486.

Còn nếu bạn muốn mua trứng Artemia Vĩnh Châu chất lượng nhất thế giới, có thể gọi cho mình để đặt hàng hoặc xem giá và đặt hàng online ở đây: Mua Trứng Artemia Vĩnh Châu

Video liên quan

Chủ Đề