Cách nuôi cá cảnh màu lớn


1. Thay nước
Những người nuôi cá dĩa chuyên nghiệp thường nuôi mật độ cao và thay nước với tần suất 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 50-100% nước hồ. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley cho rằng cá dĩa tiết ra một loại hormon hạn chế tốc độ tăng trưởng của đồng loại. Nồng độ nitrate cao cũng làm cá dĩa tăng trưởng chậm. Chế độ thay nước này loại bỏ những chất trên một cách nhanh chóng để cá lớn nhanh hơn. Lưu ý rằng nước sạch trước khi thay cần được xử lý thích hợp [chẳng hạn clor, pH, gH; xử lý nước lại là một đề tài lớn khác].

2. Tách cá nhỏ nuôi riêng
Những con cá nhỏ thường không tranh ăn nổi với cá lớn. Chúng ta nên tách những con cá nhỏ trong bầy ra nuôi riêng để chúng phát triển tốt hơn.

3. Sục khí
Trong một thí nghiệm về tác dụng của sục khí với cá dĩa. Bầy cá được tách nuôi trong hai hồ, một hồ dùng cục sủi và hồ kia dùng bộ lọc khí. Chế độ thức ăn là như nhau. Sau 6 tháng, cá bên hồ dùng cục sủi lớn gấp đôi hồ bên kia. Như vậy, sự trao đổi khí càng mạnh thì cá càng lớn mau.

Lưu ý rằng việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt hồ nên chúng ta cần bố trí cục sủi ở một độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.

4. Tần suất cho ăn
Nhiều người nghĩ rằng nhồi cho cá ăn càng nhiều thì chúng càng lớn mau, điều này không đúng. Cá chỉ có thể hấp thu một lượng dinh dưỡng nhất định, phần còn lại chúng sẽ thải ra ngoài cơ thể. Do đó, cho cá ăn thật nhiều một lần không có tác dụng. Hãy cho cá ăn một lượng vừa phải nhưng trải ra làm nhiều lần trong ngày. Thông thường, người ta cho cá ăn 3-4 lần mỗi ngày: sáng, trưa, chiều và tối. Có người siêng hơn còn bật đèn cho cá ăn thêm bữa đêm!

5. Thành phần thức ăn
Chúng ta thường nghĩ rằng cá dĩa là loài ăn thịt thuần túy. Điều này không hoàn toàn đúng vì những nghiên cứu gần đây về thành phần thức ăn của cá dĩa hoang dã cho thấy chúng ăn rất nhiều thực vật [40% 60%]. Bởi vậy, người ta đã thử bổ sung rau vào thức ăn của cá dĩa và thấy tác dụng tốt. Phát hiện này ít ra cũng giúp giảm chi phí thức ăn.

Công thức: tim bò xay [loại bỏ sạch gân, mỡ], rau luộc xay [cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt], phụ gia [can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina] và chất kết dính. Trong khi trùn chỉ giúp cá lớn mau thì tim bò giúp cá dày mình. Có thể kết hợp thức ăn với tần suất cho ăn và thay nước, chẳng hạn sáng cho ăn trùn chỉ, ăn xong thay nước 50%, trưa cho ăn tim bò, ăn xong thay nước 100%, tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.

6. Tăng độ cứng
Theo một số thông tin trên mạng thì cá dĩa phát triển tốt [nhanh và to hơn] trong điều kiện nước cứng. Độ cứng của nước nuôi cá dĩa nên từ 3 đến 15 dH [từ mềm đến hơi cứng], cá dĩa vẫn có thể thích nghi với nước cứng hơn nhưng chúng sẽ bị stress. Cần tăng độ cứng lên từ từ để cá dĩa quen dần. Chất tăng độ cứng [không ảnh hưởng đến pH] mà mọi người thường dùng là clorua can-xi CaCl2.

Thông số nuôi cá dĩa mà trại Stendker [Đức] khuyên dùng:
Độ cứng gH 15
Độ kiềm kH 8
Độ pH 7
Độ dẫn [conductivity] 800 μSiemens
Nhiệt độ 30 o C

Nguồn diendancacanh

In Áo Nhanh Chất lượng cực đẹp, không bong tróc, bền màu - Chuyên: In áo thun, áo đồng phục, túi, balo,... Xem: In áo thun

Nội dung cùng danh mục
  • Câu chuyện về cá dĩa bồ câu
  • Lai tạo: tẩy sạch cá dĩa ma
  • Quy trình cách ly cá dĩa mới
  • Kỹ thuật tắm tím cho cá dĩa
  • Khẩu phần thức ăn của cá dĩa hoang dã
  • Độ cứng là gì và cách giảm độ cứng
  • Nước & PH khi nuôi cá dĩa
  • Cách chọn mua cá dĩa
  • Nuôi cá dĩa bột với AM4
  • Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa
  • Cách nuôi cá dĩa bột nhân tạo
  • Bệnh thường gặp và chữa cho cá dĩa
  • Cá đĩa bị ký sinh vá cách chữa trị
  • Cách phân biệt cá đực và cá cái
  • Thức ăn lên màu cho cá dĩa
  • Thiết kế hồ nuôi cá dĩa bột
  • Cách nuôi cá dĩa bột
  • Sự nuôi dưỡng con nuôi và hành vi của cá đĩa
  • Kinh Nghiệm Nuôi cá dĩa
  • Loại cây nên trồng khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Video liên quan

Chủ Đề