Cách phòng tránh thảm họa thiên nhiên

“Bây giờ thì tớ đã biết thiên tai là gì rồi và con người có thể làm cho tác hại thiên tai trở nên khủng khiếp hơn”,

cô bé Thạch Thị Thanh Thủy, 10 tuổi, học sinh lớp 4A3, nói một cách sôi nổi với các bạn trong buổi sinh hoạt nhóm của trường Tiểu học Lai Hòa 1, xã Lai Hòa – một xã nghèo ven biển của tỉnh Sóc Trăng, vùng Đồng bằng Sông Cửu long. Cậu bạn Tăng Nhật Hào nhanh nhẹn bổ sung thêm, “Bọn mình bây giờ cũng biết phải làm gì để tránh nguy hiểm, khi có mưa to, sấm sét, lốc xoáy hay nắng nóng xảy ra rồi”. 

Buổi sinh hoạt này là một trong những buổi sinh hoạt thường xuyên đang diễn ra tại nhiều trường tiểu học tại sáu tỉnh thuộc dự án của UNICEF, nhằm giúp các em học sinh chủ động nhận biết, phòng tránh những mối nguy hiểm để ứng phó với các rủi ro do thiên tai, cũng như tác động của biến đổi khí hậu. Đây là một sáng kiến của UNICEF phối hợp với Hội chữ Thập đỏ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dự án hỗ trợ thành lập các nhóm học sinh nòng cốt giúp học sinh có được những kỹ năng xác định và phòng tránh những mối hiểm họa của thiên tai đồng thời hỗ trợ hệ thống lọc nước uống sạch, công trình vệ sinh cho 45.000 học sinh, và 4.300 giáo viên tại 131 trường tiểu học. Dự án là một phần trong Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của UNICEF do chính phủ Nhật bản tài trợ khắc phục hậu quả của đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 90 năm qua, tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long.

UNICEF Việt Nam\Chu Hữu TrángHàng ngày gia đình Thủy vất vả dậy sớm từ 5h sáng để bắt đầu một ngày mới. Nhà của Thủy ở nơi xa nhất trong ấp do đó Thủy và em gái đi học hàng ngày khá vất vả. Vì Thủy và em gái học cùng trường nên hai chị em đèo nhau đi học bằng xe đạp hàng ngày.

Bé Thủy là một bé gái người dân tộc Khmer, thành viên của một nhóm học sinh nòng cốt trường Tiểu học Lai Hòa 1. Em hào hứng kể về một ngày em được tham gia lớp học phòng tránh rủi ro thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu ở trường. Mỗi lần tham gia sinh hoạt lớp Thủy đều cảm thấy ngày hôm đó thật đặc biệt đối với Thủy vì trong lớp học này em được tìm hiểu và tích cực tham gia về các cách nhận biết và phòng tránh các mối nguy hiểm của thiên tai đối với con người và đặc biệt là trẻ em. UNICEF và các đối tác mong muốn hỗ trợ cho học sinh nơi đây duy trì mô hình sinh hoạt này thành các hoạt động thường xuyên của các em.  

“Con học được rất nhiều điều con chưa biết từ các bạn và thầy cô về cách phòng tránh các mỗi nguy hiểm của thiên tai, bây giờ con biết phải làm gì khi thiên tai ập đến. Nhưng con muốn em con và các bạn khác trong trường cũng như các bạn ở ấp cũng biết được những điều con biết. Con chỉ thường được nói cho các bạn trong lớp con biết về những điều con học được ở đây trong giờ ra chơi thôi. Con rất mong thầy cô sẽ tổ chức cho chúng con nhiều buổi sinh hoạt hơn để nhiều ở các lớp khác trong trường cùng biết nữa”, Thủy nói một cách hồn nhiên và lạc quan. 

Hàng ngày gia đình Thủy vất vả dậy sớm từ 5h sáng để bắt đầu một ngày mới. Nhà của Thủy ở nơi xa nhất trong ấp do đó Thủy và em gái đi học hàng ngày khá vất vả. Vì Thủy và em gái học cùng trường nên hai chị em đèo nhau đi học bằng xe đạp hàng ngày. Nhà Thủy cách trường khoảng 5 km trong đó khoảng 4 km là đường đất gập gềnh khó đi. Thông thường các em mất gần một giờ đồng hồ để đến trường, sẽ vất vả hơn cho cả hai chị em đi học vào mùa khô và khi trời nắng nóng. 

Mùa mưa cũng không giúp làm giảm bớt những khó khăn của Thủy và em gái khi đến trường. Trong khoảng 3-5 tháng của mùa mưa, do đường lầy lội và nhiều chỗ bị ngập nước, ba của Thủy - ông Thạch Hoành Kha, phải đưa hai chị em Thủy đến trường bằng thuyền. Trong thời gian này ba phải dành thời gian khoảng hai giờ đồng hồ để đưa đón chị em Thủy mỗi ngày và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của ba. Tuy khó khăn, nhưng chị em Thủy chưa bỏ buổi học nào, dù là trời mưa lớn hay nắng nóng trong kỳ hạn hán vừa qua. Đặc biệt sau khi được học về các kỹ năng phòng tránh rủi ro thiên tai, Thủy lại càng vững vàng hơn để đến trường.

UNICEF Việt Nam\Chu Hữu TrángThủy tích cực tham gia sinh hoạt với các bạn trong nhóm học sinh nòng cốt của trường lúc 9h. Nhóm gồm 31 bạn được lựa chọn từ các lớp khác nhau với mục đích giúp cho học sinh chủ động tổ chức thảo luận các kiến thức cũng như xây dựng kỹ năng để chuẩn bị và ứng phó với các rủi ro của thiên tai.

UNICEF Việt Nam\Chu Hữu TrángHoạt động của nhóm hôm nay là liệt kê bằng sơ đồ các hiểm họa do thiên tai có thể gây ra tại trường học, trong cộng đồng và cách phòng tránh chúng. Các thầy cô trong nhóm quản lý rủi ro thiên tai của trường, do UNICEF và Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đào tạo hướng dẫn các em cách chọn chủ đề còn các em luôn giữ vai trò chủ động trong tìm hiều và thảo luận. Mô hình này đã được thành lập tại 24 trường tiểu học tại sáu tỉnh dự án của UNICEF và trong tương lai sẽ được nhân rộng hơn nữa.

Hôm nay Thủy tích cực tham gia sinh hoạt với các bạn trong nhóm học sinh nòng cốt của trường lúc 9h. Nhóm gồm 31 bạn được lựa chọn từ các lớp khác nhau với mục đích giúp cho học sinh chủ động tổ chức thảo luận các kiến thức cũng như xây dựng kỹ năng để chuẩn bị và ứng phó với các rủi ro của thiên tai. Hoạt động của nhóm hôm nay là liệt kê bằng sơ đồ các hiểm họa do thiên tai có thể gây ra tại trường học, trong cộng đồng và cách phòng tránh chúng. Các thầy cô trong nhóm quản lý rủi ro thiên tai của trường, do UNICEF và Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đào tạo hướng dẫn các em cách chọn chủ đề còn các em luôn giữ vai trò chủ động trong tìm hiều và thảo luận. Mô hình này đã được thành lập tại 24 trường tiểu học tại sáu tỉnh dự án của UNICEF và trong tương lai sẽ được nhân rộng hơn nữa. 

Trước khi tham gia nhóm học sinh nòng cốt ở trường, Thủy hầu như không biết gì về các hiểm họa của thiên tai, ngoài những bài học địa lý trên lớp. “Bây giờ tớ biết là lũ lụt có thể xảy ra do con người chặt cây, phá rừng. Khi cây bị chặt, nước mưa không được giữ lại do đó gây ra lũ lụt”, Thủy nói với các bạn. Điều quan trọng hơn là Thủy và các bạn hiểu rõ về phòng tránh giảm nhẹ các hiểm họa thiên tai.

“Khi lốc xoáy xảy ra, chúng ta không được chạy ra sân trường hay ra chỗ trống. Khi nước dâng lên chúng ta cần phải nhờ người lớn đưa lên chỗ cao, tránh xa nơi ngập nước”, Hào nói thêm.

UNICEF Viet Nam\Chu Huu Trang

UNICEF Viet Nam\Chu Huu Trang

Thủy tan học lúc 11.30, em không quên uống nước trước khi ra về để chuẩn bị cho một quãng đường dài về nhà trong trời nắng nóng. Hệ thống lọc nước do UNICEF tài trợ cho phép các em học sinh uống nước sạch và an toàn tại trường đặc biệt trong mùa khô hạn. Từ khi có hệ thống lọc nước này, Thủy và các bạn không phải mang nước uống từ nhà đi như trước đây nữa. 

UNICEF và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ lắp đặt hệ thống lọc nước tại 120 trường tiểu học, cung cấp nước uống sạch và an toàn cho hơn 40.000 học sinh và gần 4.000 giáo viên tại sáu tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn gồm: Bến Tre, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, và Sóc Trăng. 

“Con rất thích uống nước từ máy lọc nước của trường, nước ở đó mát, ngon và lúc nào cũng có nước. Con rất thích vì không phải mang nước từ nhà đi nữa, nặng lắm!”, Thủy nói.

Thủy và em gái về đến nhà lúc 1h chiều, hai chị em nhanh chóng ăn trưa vì ba má và anh trai đã ăn từ trước. Trước khi ăn, Thủy nhắc em gái cùng rửa tay bằng xà phòng, Thủy cũng nhắc em là phải nhớ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh nữa. Đây là một trong các bài học về giữ gìn vệ sinh cá nhân trong ‘Chiến dịch bàn tay sạch’ ở trường cũng do dự án UNICEF hỗ trợ.

Từ khi tham gia sinh hoạt với các bạn trong nhóm nòng cốt, Thủy và các bạn thường xuyên thực hành các hành động tưởng rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như tiết kiệm nước, trữ nước an toàn, rửa tay với xà phòng, vv.

Gia đình Thủy ăn tối lúc 6h chiều và những câu chuyện về sự thay đổi thất thường của thời tiết hay được nhắc đến. Nhớ đến thời gian này năm ngoái khi đợt hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục trong lịch sử xảy ra tại nơi đây, gia đình Thủy đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Gia đình chỉ có một ao tôm và một mảnh vườn thuê để trồng dưa hấu. Năm ngoái tiền thuê đất trồng dưa hấu vẫn phải trả mà gia đình không thu về được quả nào. Còn năm nay đã chậm mất mấy tháng rồi mà ba của Thủy vẫn chưa bắt đầu vụ tôm được vì chưa có đủ nước. 

Thủy hiểu rằng, thiên tai đã gây ra rất nhiều khó khăn cho gia đình em cũng như bao gia đình khác. Ảnh hưởng đầu tiên là các em không được đến trường nữa. Một số trẻ em trong các gia đình ở Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn thường phải nghỉ học để đi theo gia đình lên thành phố Hồ Chí Minh để kiếm việc hay đi bẻ cà phê thuê ở Tây Nguyên.

Trên thực tế, hạn hán và xâm nhập mặn khủng khiếp như năm ngoái, rất có thể sẽ còn quay lại vào những năm tới. Hậu quả của hạn hán và xâm nhập mặn gây ra đối với những gia đình như gia đình của Thủy sẽ càng nặng nề hơn. Tuy nhiên ứng phó với rủi ro của thiên tai không chỉ là câu chuyện của người lớn mà còn cần có sự tham gia của trẻ em và vì trẻ em. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Thủy cùng với hàng ngàn trẻ em khác đã và sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng để chủ động thích ứng và vượt qua những thử thách của thiên tai và biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, việc thầy cô hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhóm học sinh nòng cốt phát triển các buổi sinh hoạt ở lớp, trường, gia đình và cộng đồng là rất quan trọng. Những em học sinh như Thủy sẽ trở thành những sứ giả của hy vọng để lan tỏa kỹ năng chống chọi vượt qua thử thách của thiên nhiên trong cộng đồng các em sinh sống.

Chủ Đề