Cách quay xe máy bằng chân chống

Xe máy là phương tiện phổ biến, cực quen thuộc với người dân ở nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.

Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chân chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái - bạn biết không?

Theo Quora thì chiếc chân chống đầu tiên được sáng chế bởi nhà khoa học người Pháp -Alfred Berruyer vào năm 1869.

Theo đó, ông đã thiết kế chiếc chân chống cho chiếc xe đạp của mình. Lúc này, chân chống đã được thiết kế ở bên trái nhằm thuận tiện với việc gạt lên, và nó được gắn ngay với phần đầu xe, dưới tay lái.

Alfred Berruyer và bản thiết kế chân chống bên trái xe của mình

Tuy nhiên, thói quen và kỹ thuật là 2 lời giải khác được đưa ra về sự xuất hiện của chiếc chân chống nằm bên trái này.

Cụ thể, hầu hết mọi người thường thuận bên phải nên khi dừng xe chống chân xuống, họ sẽ đưa chân phải lên cao và xoay người theo chiều kim đồng hồ.Tương tự khi lên xe, ta thường đưa chân phải lên trước và xoay người ngược chiều kim đồng hồ để lên xe.Nếulàm ngược lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng.

Đây được cho là thói quen lâu đời của người Anh - khi xưa kia họ cũng có thói quen lên ngựa từ bên trái, chính vì thế chi tiết đặt chân chống xe bên trái sẽ không có gì quá khó hiểu.

Xét dưới góc độ kỹ thuật thì chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân - chân chống hoạt động độc lập. Với xe số, phần phanh chân được đặt ở bên phải, cần gạt số nằm ở bên trái.

Khi sử dụng, mọi người sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chân chống rồi đạp số. Nếu đặt ngược lại - chân chống bên phải, người lái sẽ mất nhiều thao tác hơn - chân phải gạt chân chống - chân phải chống xuống làm trụ để chân trái gạt số.

Nguồn: NYTimes, Quora

Dùng xe máy mỗi ngày nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe ở phía bên trái chưa?

  • Ăn pizza mãi giờ mới biết công dụng của tấm nhựa trắng 3 chân này để làm gì
  • Trên mặt ghế nhựa nhất định phải có 1 lỗ hình tròn, lý do không phải như nhiều người vẫn nghĩ
  • Hãy để ý đến nút bấm đóng cửa ở chiếc thang máy bạn đang sử dụng, vì nó có thể tiết lộ điều sâu xa rất bất ngờ

Xe máy là phương tiện giao thông ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy đây là một phương tiện hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng chắc chắn có những điều về xe máy mà bạn vẫn chưa biết hết được, điển hình như chiếc chống xe. Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống nghiêng của xe máy lại ở bên trái chưa?


Chân chống được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Ban đầu, chân chống được thiết kế bên dưới tay lái, ở phía bên trái. Có hai câu trả lời khi nói đến vấn đề chân chống ở phía bên trái: về thói quen và về kỹ thuật.



Chân chống xe đầu tiên được thiết kế ở ngay dưới tay lái [Ảnh: Internet]


Về văn hóa, theo nhiều tài liệu, chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người. Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ. Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe. Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe. Nếu không tin, bạn có thể làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.


Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe. Tuy nhiên, ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi.



Chân chống nghiêng xe máy luôn được thiết kế ở bên trái xe [Ảnh: Internet]


Ngoài ra, chân chống xe ở bên trái còn liên quan đến yếu tố kỹ thuật bởi khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có thắng sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận thắng và chống hoạt động độc lập. Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, bạn sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số. Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.


[Nguồn: goawaygarage, quora, nytimes]

Dựng thẳng xe để hai mặt chân chống giữa chạm đất cân bằng, dẫm chân lên điểm ngoài cùng tay đòn của chân chống.

Dựng chân chống giữa dễ dàng với thao tác đúng. >>Xem video hướng dẫn

Dựng chống đứng [chân chống giữa] an toàn và nhẹ nhàng, đặc biệt với các bạn nữ chưa bao giờ là dễ dàng.

Trước tiên hãy dựng thẳng xe, quan sát thấy phần tay đòn kéo dài phía trên chống đứng, ở vị trí ngoài cùng được hàn một miếng sắt vuông vắn. 

Tay trái nắm chặt tay lái phía trước, tay phải nắm vào phần baga sau, và dùng chân phải đạp nhẹ lên phần miếng sắt vuông phía cuối tay đòn trên chống đứng. Đảm bảo hai mặt tiếp xúc bên dưới của chân chống cùng chạm mặt đất, cân bằng. 

Sau đó, đạp nhẹ chân lên phần cuối tay đòn chân chống, cùng với thao tác dùng tay giữ thăng bằng và khẽ kéo xe về phía sau, xe được dựng chống đứng một cách nhẹ nhàng.

Để hạ chống đứng dễ dàng, đầu tiên bạn gạt chống nghiêng xuống, tay trái nắm ghi đông với 4 ngón tay đặt sẵn trên tay phanh, tay phải nắm baga sau. Chân trái đặt vào vị trí trước chống đứng đề phòng xe trôi đi, và dùng lực khẽ đẩy phía sau, xe chồm về phía trước, hạ khỏi chống đứng và bóp phanh để dừng xe. 

>> Xem video hướng dẫn chống chân chống giữa xe tay ga

Đức Quang

Video liên quan

Chủ Đề