Cách sử dụng lá vối

Nước lá vối là một trong những thức uống quen thuộc của rất nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay có một số người thường băn khoăn liệu uống nước vối hại thận có đúng không? Vậy sự thật như thế nào? Uống nước lá vối có tác dụng gì? Nước lá vối có hại thận không? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé!

>>> Có thể bạn chưa biết: Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước uống lá tía tô

Tìm hiểu chung về cây vối

Đặc điểm chung của cây lá vối

Cây lá vối [còn được gọi là cây vối, cây trâm nắp] có tên khoa học là Syzygium Nervosum thuộc họ Myrtaceae. Trong dân gian, người ta chia ra làm 2 loại cây vối khác nhau gồm:

  • Cây vối nếp [còn được gọi là vối kê]: Loại này có đặc điểm là lá bản nhỏ, thường nhỏ hơn lòng bàn tay.
  • Cây vối tẻ: Loại này có lá to hơn vối nếp và thường có màu xanh thẫm hơn.

Thông thường, người ta sẽ sử dụng cả phần lá vối và nụ vối để pha nước uống. Ở Việt Nam, cây vối sinh trưởng nhiều nhất tại các vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ...

Thành phần hóa học của cây vối

Lá vối có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và tinh dầu. Đây cũng chính là lý do mà lá vối thường có mùi thơm, dễ chịu. Ngoài ra, lá vối cũng chứa các kháng sinh tự nhiên hỗ trợ loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Còn trong nụ vối có chứa beta-sitosterol. Đây là một hợp chất có khả năng chuyển hóa cholesterol, làm giảm mỡ máu.

Mặc dù trong cây vối có chứa một số ít thành phần là các độc tố nhẹ, thế nhưng nếu được sử dụng đúng cách thì những độc tố này lại rất tốt cho việc điều hòa gan, phổi, bàng quang, sát trùng vết thương và thanh lọc cơ thể.

Uống nước vối hại thận có đúng không?

Thông tin uống nước vối hại thận là hoàn toàn không chính xác. Các chuyên gia, bác sĩ đã khẳng định việc uống nước lá vối không hề gây hại cho thận mà ngược lại nó còn có lợi cho thận.

Theo đó, trong đề tài nghiên cứu mang tên "Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối" của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm [Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y] cho thấy, nước nụ vối còn có tác dụng điều trị sỏi thận rất tốt.

Nghiên cứu đã thực hiện trên 46 bệnh nhân mắc sỏi thận. Họ được cho uống nước nụ vối trong suốt 6 tháng liên tục và nhiều người đã có dấu hiệu tiêu sỏi, kích thước sỏi giảm đi đáng kể. Chính vì thế, quan điểm uống nước vối hại thận là không hề có cơ sở và hoàn toàn sai về mặt khoa học.

Bên cạnh tác dụng đối với thận thì nước lá vối, nước nụ vối còn có nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết để biết được những tác dụng ấy là gì nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Màu nước tiểu nói lên điều gì? Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh thế nào?

Lá vối có tác dụng gì? Uống nước lá vối có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng của lá vối đối với sức khỏe:

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Nước lá vối thường được sử dụng quanh năm, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Lý do là bởi loại nước này có khả năng giải khát, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Uống nước lá vối sẽ giúp cho cơ thể mát hơn, dễ chịu hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da

Nước lá vối tươi hay lá vối khô đều được xem như một liều thuốc sát khuẩn, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt.

Thực tế đã chứng minh, nhiều người dân ở nông thôn vẫn có thói quen vò nát lá vối tươi, nấu nước rồi gội đầu để chữa chốc lở da đầu rất hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa

Thành phần tarin trong lá vối có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi những tác nhân gây hại cho đường ruột. Chính vì thế, uống nước lá vối một cách hợp lý sẽ góp phần rất lớn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Thường xuyên sử dụng nước lá vối sẽ giúp hỗ trợ làm tan các khoáng chất uric. Chính điều này đã góp phần giúp cho quá trình điều trị bệnh gout hiệu quả hơn.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Viêm gan, vàng da phần nhiều là do lạm dụng rượu bia quá nhiều. Nhờ đặc tính thanh lọc, giải độc mà lá vối được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho gan, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da do rượu bia gây ra.

Lợi sữa

Uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp cho phụ nữ sau sinh có thể đảm bảo nguồn sữa để nuôi con.

Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Thành phần của lá vối có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, nước lá vối và nước nụ vối cũng có tác dụng giúp giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.

Lá vối trị bệnh gì? Các bài thuốc trị bệnh từ lá vối

Với những công dụng tuyệt vời thì lá vối thường được sử dụng để làm thuốc hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như sau:

Bài thuốc trị viêm da từ lá vối

Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá vối, sau đó vò nát, đem sắc lấy nước đặc rồi dùng nước này bôi lên vùng da bị viêm, lở là được.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng

Bạn dùng 200 gam lá vối tươi, rửa sạch, vò nát rồi nấu cùng 2 lít nước. Sau đó, bạn để ủ trong khoảng 1 giờ rồi uống thay nước lọc hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cho chứng viêm đại tràng được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc giúp giảm mỡ máu

Bạn sử dụng 15 đến 20 gam nụ vối, sau đó hãm lấy nước và uống ngày 3 lần. Sử dụng loại nước này thường xuyên sẽ giúp cho tình trạng mỡ máu được cải thiện.

Bài thuốc trị suy nhược cơ thể

Bạn dùng 16 gam lá vối khô, 8 gam cam thảo, 16 gam trần bì rồi tán thành bột mịn. Sau đó, bạn cho thêm 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước và sử dụng hằng ngày.

Bài thuốc trị tiêu chảy

Bạn chuẩn bị 10 gam núm quả chuối tiêu, 8 gam vỏ ổi rộp, 3 chiếc lá vối đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với khoảng 400ml nước. Uống nước này 2 lần/ngày trong khoảng 3 đến 4 ngày là tình trạng tiêu chảy sẽ thuyên giảm.

Những lưu ý & thắc mắc khi sử dụng nước lá vối

Những thắc mắc khi dùng nước lá vối

  • Nên uống nước lá vối tươi hay lá vối khô: Mặc dù lá vối tươi có nhiều tarin thế nhưng đôi khi nó sẽ làm ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Chính vì thế, nếu dùng thường xuyên thì bạn nên sử dụng nước lá vối khô hoặc lá vối tươi đã được ủ. Cách ủ lá vối tươi như sau: Bạn chọn lá vối tươi bánh tẻ không quá già cũng không quá non, bỏ những lá già, sâu bệnh rồi rửa sạch cho bớt nhựa, cắt từng lá ra làm đôi hoặc làm ba tùy thích. Tiếp đến, bạn cho hết vào nước ngâm trong 3 ngày, cứ 1 ngày thay nước 1 lần. Sau 3 ngày, bạn vớt lá ra đem rửa sạch, sau đó phơi khô rồi đem bảo quản trong túi nilon, để sử dụng dần.
  • Huyết áp cao có uống được lá vối không: Nước lá vối đặc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và hạ huyết áp do nóng gan. Vì thế, người huyết áp cao có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tích cực nhất nhé.
  • Uống nước vối có nóng không: Câu trả lời chắc chắn là không rồi bởi như đã nói ở trên, nước lá vối có khả năng thanh nhiệt, giải độc nên sẽ không hề gây nóng khi sử dụng.
  • Uống nước vối có mất ngủ không: Nước lá vối không hề gây mất ngủ mà ngược lại, nó còn giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
  • Uống nước lá vối có tác dụng giảm cân không: Uống nước lá vối thường xuyên sẽ có thể làm giảm mỡ bụng. Lý do là bởi trong nước lá vối có chứa chất beta-sitosterol, giúp cơ thể chuyển hóa cholesterol và hỗ trợ giảm mỡ máu. Từ đó, nước lá vối có thể giúp bạn giảm mỡ và giảm cân an toàn.

Lưu ý khi sử dụng nước lá vối

  • Tránh uống nước lá vối khi đói bụng bởi nước lá vối giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột. Thế nên nếu bạn dùng quá đặc sẽ làm mất năng lượng, mệt mỏi và choáng váng.
  • Không nên uống quá nhiều nước lá vối trong một ngày, mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 1 ấm trà là đủ.
  • Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để tăng hiệu quả của nước lá vối nhé.

Uống nước lá vối có tác dụng gì? Có phải uống nước vối hại thận không? Tất cả những thắc mắc này đã được giải đáp rồi đấy. Hi vọng rằng bạn sẽ có thể tận dụng tối đa những lợi ích của lá vối để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn. Chúc các bạn luôn vui khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!

>>> Tham khảo thêm:

Xem thêm 1 bình luận

Xem thêm: uống nước lá vối có tác dụng gì, chăm sóc sức khỏe

Nước lá vối thường được người dân Bắc Bộ sử dụng như một loại thức uống giải khát mang nhiều giá trị tích cực với cơ thể. Nhưng ít ai biết lá vối là gì? Cách hãm nước lá vối sao cho đúng, cũng như tác dụng và những lưu ý khi sử dụng lá vối. Hôm nay hãy cùng với chuyện mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH tìm hiểu thật rõ ràng nhé.

Đang xem: Cách nấu lá vối tươi

1. Lá vối là lá gì?

Cây vối còn được gọi là cây trâm nắp, là loại cây thân mộc, được xếp vào loài thực vật có hoa, thuộc họ Đào kim nương. Đây là loại cây mọc hoang dại, xuất hiện tại khắp nơi, chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta.Cây vối có thể cao từ 12 – 15 mét tùy vào môi trường và điều kiện sống, vỏ cây có màu nâu đen, trên thân có các vết nứt dọc.Lá vối có hình trái xoan ngược hay có dáng bầu dục, có hình trứng rộng và giảm dần độ nhọn về phía gốc, phần mũi nhọn ngắn. Hai mặt lá có màu nhạt đều nhau, có xuất hiện các đốm nâu, phiến lá dày, có độ dai và hơi cứng, lá vối khi già sẽ bắt đầu xuất hiện các đốm đen ở mặt dưới.Lá vối có mùi thơm dễ ngửi, không gây khó chịu, trong lá vối có chứa khoảng 4% tinh dầu nên tạo mùi thơm rất dễ chịu, ngoài ra còn có các thành phần khác như tannin, một số loại vitamin, khoáng chất,..

Trên thị trường hiện nay thường được chia làm 2 loại lá vối cơ bản:Loại 1: Thường được gọi là “vối kê” hoặc “vối nếp”, là những chiếc lá có kích thước nhỏ hơn lòng bàn tay, lá có màu vàng xanh.Loại 2: Lá vối loại này còn được gọi là lá “vối tẻ”, chúng có kích thước to hơn lòng bàn tay, lá có màu xanh thẫm, dáng hình thoi.

2. Cách nấu nước lá vối

Lá vối có thể được dùng để nấu thành nước uống, nước lá vối hay còn được gọi là trà vối.Phần lá hoặc nụ hoa vối sau khi thu hoạch được ủ chín, trải qua thời gian phơi khô, khi dùng mang đi nấu lên, sử dụng phần nước. Nước lá vối được dùng như một loại trà thông thường, được sử dụng hàng ngày tại những vùng nông thôn, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.Cách hãm lá vối tươiLá vối sau khi hái từ trên cây về mang đi rửa sạch với nước một cách nhẹ nhàng, sử dụng khoảng 4 – 5 lá. Cho lá vào bình giữ nhiệt, rồi thêm nước vừa được đun sôi vào bình. Chờ khoảng 20 phút.
Mách bạn:Khi chế nước sôi vào nên đảm bảo nước thật sôi và không đậy kín nắp bình.Chờ đến khi nhiệt độ nước trong bình giảm còn khoảng 40 độ C, lúc này bạn đậy nắp, giúp nước vối có màu đẹp, hương thơm hơn.

Chờ đến khi nước nguội bớt, lá vối bắt đầu ra nước, nhiệt độ khoảng 40 độ C thì bạn có thể rót ra ly và thưởng thức. Nước vối pha xong có màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, có vị ngọt và xen chút vị chát.Bạn có thể sử dụng nước vối khi còn ấm hoặc thêm đá để dùng, tùy theo sở thích.
Cách hãm lá vối khôLá vối sau khi được mang đi phơi khoảng 1 nắng, lá đã khô, bạn sử dụng khoảng 5 – 6 lá. Mang đi rửa sạch một cách nhẹ nhàng.Chuẩn bị một ấm siêu tốc chứa khoảng 1.5 lít nước, thả hết lá vối vào, đun đến khi nước sôi. Ngắt điện và giữ nguyên nắp bình trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng.
Rót nước ra ly và thưởng thức thôi nào, nước vối thu về có màu vàng xanh đẹp mắt, thơm dịu dễ uống.

3. Tác dụng của lá vối

Giải khátNước lá vối dễ uống, có mùi thơm dịu nên được mọi người sử dụng làm loại nước giải khát vào ngày hè.Khi sử dụng nước vối hay nước trà xanh, cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được loại bỏ từ từ, giúp cơ thể duy trì lượng nước nhiều và lâu hơn chỉ uống nước lọc.

Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Cháo Cá Lóc Không Bị Tanh Và Thơm Ngon Cho Cả Nhà

Trị bệnh ngoài daLá vối còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị ghẻ, lở, mụn nhọt, có tác dụng hiệu quả với các bệnh ngoài da. Bạn chỉ cần dùng lá vối tươi hoặc khô mang đi nấu lấy nước đặc, có thể tạo thành một loại dung dịch sát khuẩn hữu hiệu.
Cải thiện tiêu hoáSau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể đun một bình nước lá vối để sử dụng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lá vối còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa trạng thái đầy bụng, khó tiêu.
Giảm triệu chứng viêm đại tràngNgoài ra trong lá vối có chứa các tanin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột và các tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh hơn, bảo vệ niêm mạc đại tràng cực kì hữu hiệu.Các kháng sinh thực vật được tìm thấy trong lá vối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại có thể nhắc đến như: Salmonella, Streptocous,… giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh đại tràng.
Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đườngTrong nước lá vối có chứa một hàm lượng chất oxy hóa cao, khi sử dụng nước vối như loại thảo mộc uống hàng ngày với liều lượng thích hợp, có thể giúp cơ thể bạn duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng của bệnh.
Những lưu ý cho bạn về tác dụng nước lá vốiTuy lá vối có nhiều tác dụng hiệu quả, nhưng các tác dụng trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ.Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, tránh lạm dụng sẽ gây ra các hậu quả không mong muốn.

4. Lưu ý khi sử dụng lá vối

Lá vối tuy có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe nhưng không phải sử dụng như thế nào cũng tốt, cần phải có những lưu ý nhất định để việc sử dụng lá vối trở nên an toàn và phát huy hết công dụng nên có.Hạn chế dùng lá vối khi đóiVì trong lá vối có các chất hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy hoạt động đường ruột, nên nếu uống lá vối khi bụng đang đói có thể gây ra tình trạng choáng váng, mệt mỏi.

Không uống nước vối ngay sau bữa ănNgay sau khi ăn nếu sử dụng nước vối, trong bao tử lúc này đồng loạt phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn và chắc chắn sẽ làm giảm đi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong lá vối. Làm vô hiệu hóa tác dụng mà lá vối có thể tạo ra.
Uống nước vối vừa đủBất kì loại thảo mộc nào dù tốt đến đâu cũng không nên quá lạm dụng, liều lượng quyết định đến chất lượng của một loại thảo mộc. Việc sử dụng nước vối cũng tương tự, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100gr lá vối, ước tính khoảng 200 – 300ml nước vối, một ngày là vừa đủ.

Xem thêm: Bài Cúng 30 Tết Tân Sửu Theo Văn Khấn Tất Niên Cổ Truyền, Văn Khấn Tất Niên 30 Tết

Kết hợp tập thể dụcBên cạnh việc sử dụng lá vối, bạn nên kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng những bài tập thể dục vừa sức. Luyện tập hàng ngày giúp nâng cao tác dụng mà lá vối mang đến cho cơ thể.

Hy vọng với các thông tin mà Điện máy XANH vừa chia sẻ có thể giúp bạn giải đáp được lá vối là lá gì? Cách hãm nước lá vối. Tác dụng của lá vối và lưu ý khi sử dụng lá vối. Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe nhé!*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn Wikipedia

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: công thức nấu ăn

Video liên quan

Chủ Đề