Cách tán lại người yêu cũ sau khi chia tay

“Lộ trình bảy bước” để “cưa lại người yêu cũ” Có một câu hỏi thường được nhiều người quan tâm, đó là : Sau khi chia tay, liệu có ai quay lại được hay không? Câu trả lời là có. Các bạn cứ tìm ở các topic tâm sự trên các diễn đàn, thỉnh thoảng sẽ gặp một anh chàng hoặc cô nàng nào đó kể rằng đã chia tay vài tuần, vài tháng, thậm chí một vài năm, rồi quay lại, rồi chia tay tiếp, hoặc đi được đến hôn nhân. Nhìn các cặp đôi quanh mình, biết đâu bạn sẽ phát hiện ra một đôi người thật việc thật nào đó đã trục trặc tình cảm một vài lần, nhưng vẫn bước tiếp trên con đường yêu thương đã chọn. Đoạn đường ấy có đi được đến cái kết thúc “they lived happily ever after” như cổ tích hay không thì khó mà nói trước được, nhưng rõ ràng, việc “chia tay rồi quay lại” thực ra không đến mức là vô vọng. Vấn đề là, bạn có nằm trong số đó hay không? Chuyện đó còn phụ thuộc khá nhiều điều. Nhưng để “cưa lại” người yêu cũ, mình khuyên các bạn nên đi theo bảy bước sau:

♫ Đầu tiên, dừng ngay lập tức những “sai lầm kinh điển sau chia tay”. Những sai lầm phổ biến nhất là:

- “Quên” rằng đã chia tay: cố chấp duy trì những thói quen, cách xưng hô của thời điểm chính thức yêu nhau; - Một mực kể lể, níu kéo, van xin, nài nỉ, thúc giục hoặc dọa dẫm để đòi quay lại; - “Khủng bố” điện thoại, sms, tin nhắn facebook liên tục, trở thành “khách không mời” tìm tận nhà; - Lạm dụng việc chia sẻ cảm xúc công khai trên mạng xã hội; - Lặp đi lặp lại những lời kể lể, thở than với bạn bè, người thân của bạn; - Nhờ bạn bè, người thân của đối phương can thiệp một cách thô bạo; - Đối đãi tệ với chính mình: bỏ ăn bỏ ngủ hoặc ăn ngủ vô tội vạ, trở nên rượu chè be bét hoặc hút thuốc liên tục, dầm mưa, rạch tay… - Thiếu trách nhiệm trong học hành, công việc. Quên chăm sóc người thân, ngừng liên hệ với bạn bè do mải chìm trong nỗi đau của chính mình; - Cặp kè người khác với ý định chọc cho đối phương ghen; - Chia tay nhưng vẫn tồn tại khúc mắc về tiền bạc, hoặc dây dưa chuyện QHTD; - …. Và còn nhiều “sai lầm kinh điển” nữa, mình sẽ bổ sung và nói chi tiết trong những bài viết sau.

♫ Kế đến: tạm dừng liên lạc với đối phương một thời gian. Bao lâu thì tùy tình hình cụ thể, nhưng tốt nhất là hãy đợi sau khi bạn hoàn thành các bước ba, bốn, năm. Hoặc nếu có liên lạc vì những lý do chính đáng, hãy cố gắng kềm chế, chừng mực, không tỏ ra bi lụy hay "quá khích".

♫ Bước ba: Tìm một mục tiêu cụ thể nào đó trong học tập, công việc hoặc đam mê để thực hiện. Điều đó sẽ giúp bạn vơi đi phần nào nỗi nhớ nhung trống trải. Song song đó, hãy tập cho bản thân những thói quen lành mạnh, cố gắng tự chăm sóc tốt cho bản thân. Không quên chú ý đến các mối quan hệ với gia đình và bạn bè, đồng nghiệp mà có thể thời gian qua bạn đã không quan tâm đúng mức. Điều quan trọng nhất là, bạn phải biết cách tự yêu thương lấy bản thân mình.

♫ Bước bốn: Khi tâm trạng đã ổn định hơn, hãy nhìn lại quãng thời gian yêu nhau, cố gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới:

- Những nguyên nhân chính dẫn đến việc chia tay là gì? - Những nguyên nhân đó có thể giải quyết không, nên do ai giải quyết, và giải quyết như thế nào? - Ngoài những lý do đó ra, trong quá trình yêu nhau, bạn và đối phương còn tiềm ẩn khúc mắc, sóng ngầm nào khác không? Nếu quay lại, hai bạn sẽ còn gặp những trở ngại gì không [từ gia đình, khoảng cách địa lý/ học vấn/ sự nghiệp/ tài chính…?] - Bạn có thực sự yêu và cần đối phương không, hay chỉ ngộ nhận, cố chấp, không cam tâm, luyến tiếc kỷ niệm, nhung nhớ một con người trong quá khứ, vấn vương một hình ảnh do bạn tự vẽ ra về đối phương? Nói cách khác, bạn cảm thấy việc “cưa lại” có thực sự cần thiết không? - Bạn cảm thấy đối phương có thực sự yêu thương và cần mình – trong thời gian chính thức yêu nhau – hay không? Nói cách khác, bạn nghĩ tình cảm họ từng dành cho bạn có nhiều đủ họ có ý nghĩ muốn trở về bên bạn? - Ưu điểm và khuyết điểm của bạn là gì? Đối phương yêu bạn nhất ở những điểm nào? Khó chịu nhất ở những điểm nào? Những khuyết điểm đó bạn có thể sửa đổi được không? Không sửa thì đối phương có chịu đựng thêm lần nữa nổi không? - Tương tự, những ưu điểm và khuyết điểm của đối phương là gì? Bạn yêu họ nhất ở những điểm nào và khó chịu nhất với những điểm nào? Theo bạn nếu quay lại được, bạn sẽ chịu được được tiếp những khuyết điểm đó bao lâu? Có nghĩ ra cách nào êm đẹp để đề nghị họ sửa đổi không? - Đối phương thích mẫu người như thế nào? Thích được yêu thương và chăm sóc như thế nào? Những mối quan tâm lớn nhất của họ là gì? - … Quá nhiều câu hỏi, đúng không? Thực ra, đến bước này, không phải ai cũng còn giữ ý định “cưa lại người yêu cũ”. Có thể thời gian sẽ khiến chính người từng níu kéo cũng thấy tình cảm cạn dần. Có thể những từ chối, tổn thương ngày nào khiến người ta dần mỏi mệt. Có thể đối phương đã có người mới, hoặc đã có những biểu hiện khiến bạn tuyệt vọng mà dứt khoát. Có thể sau khi tập trung vào học hành, sự nghiệp hay đam mê, bạn lại phát hiện ra thất tình chẳng có gì to tát cả, bạn có thể sống vui mà chưa cần đến tình yêu. Có thể chính bạn lại rung rinh cùng người mới. Nhưng dù sao đi nữa, bạn vẫn nên dành thời gian cho những câu hỏi bên trên. Ngoài tác dụng giúp bạn vạch được đường đi đúng đắn hơn cho việc “cưa lại người cũ”, nó cũng có thể trở thành những kinh nghiệm quý báu để bạn không đi vào vết xe đổ nếu định bắt đầu lại với một người yêu mới.

♫ Bước năm: Sau khi có đủ câu trả lời cho những câu hỏi trên, nếu như bạn vẫn quyết tâm “cưa lại” người cũ, những điều bạn cần làm là:

- Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, nhưng vẫn giữ chừng mực. Nôm na là F5 [refresh] lại bản thân. Đẹp lên một chút, khỏe hơn một chút, lạ ra một chút, và có thành tựu gì đó tốt hơn "một chút" hoặc "nhiều chút" trong học tập, sự nghiệp. Nếu bình thường hay bị chê là “già” thì hãy “teen hóa” bản thân một tí, nếu tự thấy trước nay mình quá trẻ con nhí nhố thì hãy tập “chững” lại. Nếu bình thường bạn ít nói rụt rè, hãy cố gắng dạn dĩ tự tin lên hơn, ngược lại nếu ngày xưa bạn quá tự mãn, tự kiêu, giờ hãy tập cho mình tính khiêm nhường… Suy nghĩ kỹ để chọn ra điểm nào cần thay đổi, và bản thân bạn cũng thực sự muốn thay đổi điều đó, chứ không phải “tạm bợ”, “cho qua chuyện”, và cũng không biến đổi quá cực đoan khiến mọi người và chính bạn tự thấy bản thân trở nên hoàn toàn xa lạ. - Nếu nguyên nhân chia tay hầu hết do những sai lầm của bạn, hoặc trong tầm kiểm soát của bạn, hãy tự giải quyết chúng được chừng nào hay chừng đấy. Đừng để nếu có quay lại được vẫn phải chia tay vì những vướng mắc cũ.

♫ Bước sáu: Chọn thời điểm phù hợp để xuất hiện trước đối phương trong một dáng vẻ, phong cách mới mẻ, sau đó tìm cách nối lại quan hệ như một người bạn. Giai đoạn này cần kiên nhẫn và quan sát kỹ thái độ của đối phương để tiến – lùi phù hợp, tránh gây ác cảm cho họ, đặc biệt là nếu họ đã có người yêu mới. Đến đây, tùy thuộc vào sở thích, tính cách của đối phương mà bạn chọn phương thức phù hợp để “tiếp cận”, “theo đuổi” lại từ đầu. Trong một số trường hợp, nếu sự “xuất hiện lại” của bạn gây được ấn tượng tốt cho đối phương, hãy thử giữ thái độ “như gần như xa”, rất có thể chính đối phương sẽ là người chủ động “cưa” lại bạn.

Hãy nhớ, dù trong giai đoạn “cầm cưa”, khi đang chính thức yêu nhau, hay khi đã chia tay, bạn đều cần “biết người biết ta”, hiểu rõ những ưu và khuyết điểm của bản thân, biết đối phương cần gì, muốn gì.

♫ Bước bảy : Nếu quay lại được với người cũ, hãy nhớ đến những câu hỏi đáp ở bước bốn. Tránh lặp lại những sai lầm cũ. Cùng đối phương khắc phục nốt những trở ngại còn lại. Nếu đã cố hết sức mình nhưng vẫn không thể quay lại, thì mong là những điều bạn đã làm ở bước ba và năm cũng có thể đã đủ để bạn tự tin “move on” và đón nhận một cuộc sống hoàn toàn thoải mái mà không cần đến người cũ nữa.

Kể ra thì phức tạp, nhưng với một số người, “kịch bản” có thể chỉ đơn giản thế này: Ngưng làm phiền – Cắt liên lạc – Đẹp hẳn ra, giỏi nhiều lên – Gặp lại, ex ngỡ ngàng – Thú vị với “con người mới”, lại “mong ước kỷ niệm xưa” – “Tình cũ không rủ cũng đến”… Thậm chí có người chi cần Ngưng làm phiền – Cắt liên lạc – Đôi bên cùng nhớ nhung – Gặp lại, thế là đã trở về được bên nhau. Dĩ nhiên vẫn có nhiều trường hợp từ bỏ sớm, hoặc dù cố gắng hết sức nhưng vẫn không đạt được điều mình muốn. Bởi lẽ dù bạn cố gắng đến đâu, nếu đối phương thực sự không còn tí rung động nào với bạn, hoặc những mâu thuẫn quá lớn không cách nào san lấp được, thì việc quay lại vẫn hoàn toàn vô vọng. Tuy vậy, nếu bạn đã thực hiện được đến bước này, mình mong rằng tâm trạng bạn đã bình ổn hơn rất nhiều, và hoàn toàn bình thản chấp nhận bất kỳ kết quả nào.

Bạn có sẵn sàng để đi theo “Lộ trình bảy bước” này không?

1. Suy nghĩ về mối quan hệ

Ngay khi chia tay, rất nhiều bạn tỏ ra hối hận, bối rối liền vội vàng tìm cách chủ động liên lạc với người cũ để níu kéo cuộc tình. Có nhiều cặp đôi có thể quay lại ngay sau đó, thế nhưng kết cục thì vẫn không thể thay đổi. Bởi lẽ, việc bạn cứ mãi quanh quẩn bên người ấy khiến bạn không có cơ hội nhìn nhận lại bản thân, người ấy và những sai lầm đã xảy ra để rồi sai lầm cứ mãi lặp đi lặp lại đến mức không thể cứu vớt được nữa.

Việc đầu tiên nên làm sau khi chia tay là dành thời gian ở một mình. Việc bạn không gặp, không tiếp xúc với người ấy sẽ khiến họ băn khoăn tự hỏi không biết bạn đang ở đâu, bạn đang làm gì. Ngược lại, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ lại đoạn tình cảm này. Trong chuyện tình cảm, bạn đã làm được gì, chưa làm được gì, điều gì bạn từng khao khát trong mối quan hệ giữa hai người, điều gì đã làm cho mối quan hệ của hai bạn trở nên như thế?

2. Suy nghĩ lại những sai lầm trong quá khứ

Cùng một sai lầm nhưng lặp đi lặp lại đến nhiều lần thì cho dù có kiên nhẫn đến đâu cũng có một lúc sẵn sàng buông bỏ. Việc của bạn là phải nhìn nhận lại những vấn đề đó, hãy tự hỏi mình đã làm gì khiến đoạn tình cảm này không thể tiếp tục. Hãy cố gắng trung thực trong việc nhìn nhận những sai lầm và cố gắng sửa chữa. Để có thể thay đổi được kết cục, hãy bảo đảm rằng những sai lầm trong quá khứ không lặp lại một lần nữa.

Ảnh minh họa

3. Xác định liệu họ còn tình cảm với bạn hay không

Trước khi cố gắng dành lại trái tim của người ấy, bạn cần phải biết được họ còn tình cảm với bạn hay không, còn để tâm đến cuộc sống của bạn hay không. Biết rõ tình cảm của người ấy sẽ là đầu mối quan trọng gợi ý cho bạn biết rằng mọi chuyện vẫn còn có thể hàn gắn. Bạn không cần phải xác định ngay lập tức, cũng chẳng cần nhờ những người bạn điều tra, hãy dựa vào những bài đăng trên mạng xã hội, những người bạn chung. Trong khoảng thời gian một tháng sau chia tay, tuyệt đối không được theo đuổi lại người ấy, hãy để họ có thời gian suy nghĩ lại mọi chuyện.

4. Yêu thương bản thân nhiều hơn

Nếu bạn không yêu thương chính bản thân bạn, chăm sóc tốt bản thân thì bạn có thể chăm sóc tốt cho người khác được hay không? Thay vì ủ rũ vì chia tay, hãy dành thời gian để làm đẹp, cải thiện bản thân mình. Hãy ăn những món mình thích, đến những nơi mình muốn, gặp gỡ những người bạn mới để bản thân, dễ chịu, thoải mái hơn.

5. Duy trì sự bận rộn

Thay vì suy nghĩ vẩn vơ, hãy bắt đầu làm bản thân trở nên bận rộn đồng thời giữ khoảng cách với người yêu cũ. Khi bận rộn theo đuổi các sở thích, mục tiêu, bạn sẽ trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân hơn. Nếu bạn vẫn còn thời gian, hãy dành chúng cho bạn bè, người thân. Họ có thể giúp bạn duy trì sự lạc quan, cho bạn cái nhìn mới mẻ hơn. Đừng suốt ngày bận rộn nghĩ cách để nối lại mối quan hệ, nó sẽ khiến bạn phân tâm và rối trí hơn.

6. Giữ tâm trạng vui vẻ mọi lúc, mọi nơi

Tâm trạng buồn bã chỉ khiến bạn trở nên thảm hại, thua cuộc trong mắt người ấy. Việc bạn cứ mãi buồn bã, quỵ lụy chỉ làm người ấy trở nên đắc ý, nghĩ rằng bạn không thể sống nổi nếu thiếu họ. Vì vậy, hãy phấn chấn lên, kìm nén nỗi buồn và luôn thể hiện một khuôn mặt vui vẻ, tràn đầy tự tin. Chắc chắn khi thấy bạn vui vẻ, lạc quan sẽ khiến người ấy phải băn khoăn tại sao mình lại đánh mất một người như bạn.

7. Bắt đầu lại từ tình bạn

Bạn có thể xem người yêu cũ như một người bạn đặc biệt của mình để chia sẻ những khó khăn, suy nghĩ trong cuộc sống, công việc, học tập. Những lúc buồn chán, có thể rủ người ấy đi chơi, xem phim, café tán gẫu… như những người bạn bình thường. Tình bạn sẽ là phương thuốc hiệu quả giúp cả hai xóa nhòa khoảng cách sau chia tay, từ đó cả hai sẽ thêm thấu hiểu nhau hơn.

Ảnh minh họa

8. Giải tỏa những vướng mắc trong quá khứ

Khi mọi chuyện bắt đầu lắng xuống, cả hai đã có một khoảng thời gian để suy nghĩ lại tất cả, bạn và ngươi ấy nên có những cuộc nói chuyện và chia sẻ với nhau về những kỷ niệm, những vướng mắc trong quá khứ. Hãy mạnh dạn nói hết suy nghĩ của bạn cho người ấy biết, đừng giấu bất cứ điều gì. Phần lớn các cuộc cãi vã đều do thiếu sự lắng nghe, thấu hiểu, hãy cố gắng tạo mọi điều kiện để người ấy bày tỏ được những suy nghĩ từ tận trái tim mình. Điều này sẽ giúp cả hai thấu hiểu cảm xúc của nhau hơn.

Sau khi cả hai đã thấu hiểu nhau, những khúc mắc cũng được xóa bỏ, hãy gạt bỏ cái tôi để làm lành với người ấy. Hãy chứng tỏ cho người ấy biết bạn đã nhận ra lỗi lầm của bản thân, nói rằng bạn muốn làm lành với người ấy đồng thời chứng tỏ cho người ấy thấy bạn đã thay đổi như thế nào.

9. Biết khi nào nên buông bỏ

Sau tất cả những cố gắng mà cả hai không thể tiếp tục ngồi lại nói chuyện được với nhau, không thể tiếp tục tiến bước thì hãy dừng lại. Đừng tự trách bản thân, bạn đã nỗ lực đủ rồi, hãy mạnh mẽ ngẩng cao đầu và bước tiếp.

Theo VOV

  • TAG
  • TRÁI TIM
  • NGƯỜI YÊU CŨ
  • TÌNH YÊU

Video liên quan

Chủ Đề