Cách thay bố thắng đĩa xe máy

Phanh đĩa xe máy là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn nên việc bảo dưỡng nó là rất cần thiết.

Tác giả bài viết: Nguyễn Trần Mỹ Phương

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Bộ dụng cụ sửa chữa

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về bộ dụng cụ sửa xe tại đây.

- Bàn chải nhỏ vệ sinh hoặc chổi quét sơn. - Dầu phanh xe máy.

- Nước rửa bát hoặc dung dịch vệ sinh.

- Bước 1: Tháo ốc heo dầu phanh xe. Trước tiên bạn hãy dừng xe dựng chân chống giữa và đưa xe trở về số “N”. Tiếp đến dùng cờ lê tròng hoặc tuýp mở ốc để tháo hai con ốc giữ bộ heo dầu phanh gắn trên càng xe, [hãy vặn ốc theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo hai con ốc này].

- Bước 2: Tháo heo dầu phanh.

  • Bước tiếp theo hãy kéo bộ heo dầu phanh xe theo phương dọc xe để nhấc rời bộ phận này ra ngoài khỏi vị trí bám vào càng và đĩa phanh trên xe.
  • Khi đã tháo được heo dầu phanh ra ngoài bạn dễ dàng nhận thấy trong bộ phận này bám rất nhiều bùn đất bụi bẩn, và kiểm tra được cả độ mòn của hai má phanh bên trong.

- Bước 3: Vệ sinh phanh.

  • Điều cần làm lúc này để giúp phanh đĩa của xe hoạt động tốt nhất là vệ sinh sạch những bùn đất bám trong heo dầu và đĩa phanh. Bạn dùng dung dịch nước rửa bát pha với nước đổ trực tiếp lên bộ heo dầu rồi dùng bàn chải và chổi quét sơn vệ sinh đánh sạch bụi bẩn cả trong phần hai má phanh. Lúc  này bạn có thể thấy rất niều những bụi bẩn bám trên bộ heo dầu phanh được đánh sạch và rửa trôi ra ngoài.
  • Tương tự bạn cũng dùng bàn chải và chổi với nước rửa bát vệ sinh cả phần đĩa phanh, đặc biệt bụi bẩn có thể bám vào các lỗ trên đĩa phanh xe máy.
  • Khi vệ sinh với xà phòng xong bạn hãy xịt trực tiếp nước sạch để làm sạch lần nữa các bụi bẩn và cả nước xà phòng bám trên đĩa phanh và heo dầu phanh.

- Bước 4: Kiểm tra má phanh.

  • Khi các bộ phận được rửa sạch bùn đất bạn kiểm tra phần hai má phanh trong heo dầu vẫn còn dày thì có thể sử dụng tiếp. Nếu thấy hai má phanh đã mòn bạn hãy thay thế má phanh mới để đảm bảo phanh sử dụng hiệu quả nhất.
  • Cách thay bạn chỉ cần dùng kìm mỏ nhọn tháo hai phanh cài hai bên phần heo dầu gắn má phanh rồi rút chốt định vị để loại bỏ má phanh ra ngoài và thay thế hai má phanh mới vào vị trí, khóa chốt má phanh là được.

- Bước 5: Lắp lại heo dầu phanh.

  • Sau khi vệ sinh sạch đĩa phanh, heo dầu và thay thế má phanh mới bạn có thể lắp bộ heo dầu phanh vào lại vị trí gắn trên càng xe. Lưu ý khi tháo ra phần pitton trong heo dầu phanh sẽ đẩy hai má phanh sát lại nhau, sẽ rất khó để bạn có thể nhét lại vào vị trí đĩa phanh với khe giữa hai má phanh.
  • Lúc này bạn chỉ cần dùng một tuốc nơ vít nhét vào khe giữa hai má phanh và đẩy chúng cho khoảng khe giữa này rộng ra rồi mới lắp lại heo dầu vào vị trí và xiết ốc chặt lại theo chiều kim đồng hồ.

- Bước 6: Kiểm tra dầu phanh.

  • Bạn cũng đừng quên việc kiểm tra dầu phanh xe, dầu phanh sẽ giúp việc bóp phanh trở nên nhẹ nhàng và chuẩn xác hơn. Trước hết bạn hãy kiểm tra phần két đựng dầu phanh xe nằm gần vị trí tay phanh xe. Dùng tuốc nơ vít tháo ốc trên nắp két rồi kiểm tra và hút sạch dầu phanh cũ trong két [trường hợp bạn chưa hoặc lâu không thay dầu phanh xe].
  • Dùng khăn và hơi xịt lau sạch két dầu khỏi những bụi bẩn, rồi mới đổ dầu phanh mới vào két dầu.
  • Để đảm bảo dầu phanh lưu thông tốt bạn cần vặn chốt dầu phanh phía dưới heo dầu phanh, kết hợp với bóp tay phanh một cách nhẹ nhàng trong vài lần để dầu chảy ra rồi khóa chốt dầu phanh này lại. Vặn lại nắp két đựng dầu để hoàn thành việc thay dầu phanh.

- Bước 7: Kiểm tra phanh xe. Khi tất cả các công đoạn thay thế và vệ sinh bộ phận phanh đĩa xe máy hoàn tất bạn đừng quên việc lên xe khởi động chạy thử để kiểm tra kết quả việc bảo dưỡng phanh đĩa xe máy.

Nguồn tin: Công Cụ Tốt

Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn

11:44 02/01/2020

Thắng đĩa xe máy bị bó, không ăn sẽ gây nguy hiểm cho bạn khi tham gia giao thông. Do lâu ngày sử dụng, hệ thống phanh sẽ xuống cấp tùy theo môi trường và điều kiện thường dùng của bạn, vì thế khi gặp phải tình trạng thắng đĩa bị bó hoặc bóp không ăn, bạn cần kiểm tra và chỉnh thắng đĩa sớm nhất có thể. Những dòng xe hiện đại sử thắng đĩa như: Winner , Exciter, Nouvo, Air Blade, Lead, Vespa, Raider, SH, Click, Vario, NVX...

Trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp TP.HCM – Suaxechuyennghiep.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách chỉnh thắng đĩa giúp tránh tình trạng bị bó phanh, bóp không ăn qua bài viết sau đây.

- Hệ thống phanh [thắng] có vai trò quan trọng khi giúp chiếc xe giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn. Ngoài ra phanh đĩa còn có đặc điểm chỉ cần một lực nhỏ tác động nhưng tạo ra lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường. Việc duy trì độ ổn định cho thắng đĩa là vô cùng cần thiết trong bảo dưỡng định kỳ. - Điểm mạnh lớn nhất của phanh đĩa là tạo lực phanh lớn nhờ ma sát của má và đĩa phanh thông qua lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được dẫn động từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp đến là piston đẩy má phanh ép vào đĩa, Khi nhả tay phanh, dầu phanh sẽ hồi về bình chứa và pison sẽ di chuyển ngược lại để không còn lực ép lên má phanh. - Trong quá trình sử dụng, ngoài hiện tượng má phanh dễ bị mài mòn tự nhiên, trong hệ thống phanh dầu còn có một số hiện tượng khác như chai cứng bề mặt ma sát của má phanh, thắng đĩa xe máy bị bó, không ăn, giảm hiệu quả thậm chí mất chức năng khi phanh.

- Phanh đĩa xe máy bị bó là hiện tượng thường gặp khi sử dụng phanh dầu. Trong quá trình sử dụng, nếu ngoại lực tác động làm cong vênh đĩa có thể dẫn đến bó phanh. Một nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng bó phanh do dầu phanh có tính hút ẩm, khi hơi nước thâm nhập vào, không những làm biến chất dầu phanh mà còn làm ôxi hóa các chi tiết kim loại và gây trương nở các cuppen phanh, làm giảm chức năng hoạt động của cuppen. Khi cuppen phanh bị nở hoặc rách, hơi nước làm ôxi hóa bề mặt piston và xi-lanh phanh dẫn đến hiện tượng bó kẹt, vì vậy ta cần khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể. - Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây bó phanh xe máy như: + Đĩa thắng bị cong vênh: Bạn có thể dùng mắt thường để kiểm tra bằng cách dựng chân chống giữa sau đó nhấn đuôi xe xuống để bánh trước không chạm đất rồi dùng tay quay bánh xe và quan sát. + Lò xo hồi vị yếu không đẩy tay phanh về vị trí ban đầu khiến dầu không hồi về được. + Pít tông phanh bị rỗ cũng khiến phanh dễ bị kẹt dẫn đến bó phanh. + Chất lượng má phanh kém, khi lái xe [thường là đổ đèo] rà phanh liên tục khiến má phanh và đĩa phanh bị quá nhiệt và dính chặt với nhau làm phanh bị bó cứng.

- Cách khắc phục Tùy theo nguyên nhân mà bạn có những cách giải quyết phù hợp, cụ thể: + Thay đĩa phanh nếu đĩa bị cong vênh + Thay lò xo hồ vị mới + Thay má phanh chất lượng + Làm sạch phần phớt chắn bụi + Thay hệ thống pít tông mới   - Nếu phanh đĩa bị bó do bùn đất bám vào, bạn chỉ cần xịt thật mạnh vòi nước phanh đĩa để trôi hết cát, bùn đất bám trong hệ thống phanh. - Tình trạng phanh bị kẹp vào đĩa phanh, không tách ra được, thì đây là nguyên nhân của Dầu phanh bị hết hoặc quá lâu nên mất tác dụng, khiến pít tông không thể đẩy vào được, và do đó, má phanh bị bám lấy đĩa phanh. Xử lý bằng cách xả hết dầu phanh cũ và thay dầu mới đúng loại DOT3 hoặc DOT4, tránh sử dụng lẫn với các loại dầu khác bởi tính chịu lực và chịu nhiệt cao, điểm sôi cao. - Bóp thắng có tiếng kêu to: Nguyên nhân chính do má thắng bị mòn, khiến cho đĩa va chạm với phần khung má thắng, tạo ra tiếng kêu to, và thậm chí không có tác dụng khi bóp thắng. Bạn cần thay bộ má thắng mới để tránh làm xước đĩa.

- Cách chỉnh thắng đĩa và xả gió thắng đĩa xe máy cũng rất quan trọng trong việc giúp hệ thống phanh thắng luôn ổn định trên mọi cung đường.

- Vệ sinh heo dầu - Xả hết dầu cũ - Đổ dầu mới vào để nén dầu và xả gió

- Bóp nhồi thắng liên tục để dầu chạy xuống heo dầu

- Dùng chìa khóa 8, nới ốc xả gió

- Bóp nhồi thắng thêm vài lần thì bóp giữ thắng rồi mới xả gió heo dầu, xả xong thì vặn lại rồi mới thả tay thắng ra. - Tiếp tục nhồi tay thắng rồi giữ im và xả ốc gió heo dầu rồi siết lại. Lưu ý, khi bạn thấy dầu còn ít thì nên châm thêm dầu để tránh khí vào dây dầu. - Cứ làm các bước như trên đến khi nào bóp tay thắng có cảm giác cứng và hết gió ở heo dầu là được. Qua bài viết chỉnh sửa thắng đĩa bên trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề về hệ thống phanh của mình như: Thắng đĩa xe máy bị bó, thắng đĩa xe máy không ăn, có tiếng kêu khi bóp thắng...

Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và theo dõi bài tư vấn " Cách chỉnh thắng đĩa giúp tránh tình trạng bị bó phanh " tại trung tâm sửa xe chuyên nghiệp TP.HCM.

Tư vấn liên quan

  • Để sửa chữa và làm nồi xe máy hiệu quả, việc trước tiên bạn cần biết công dụng của bộ nồi xe máy là gì? Dấu hiệu hư hỏng ở nồi xe máy, sau đó mới đến việc tìm hiểu làm[...]
    Xem chi tiết: Làm nồi xe máy giá bao nhiêu?

  • Công dụng của dây curoa xe tay ga? - Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ giống như xích tải trên xe số, được dùng để truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Đây cũng là bộ[...]
    Xem chi tiết: Dây curoa xe tay ga khi nào nên thay mới ?

  • Những chiếc xe máy bị ngập nước, vô nước dẫn đến chết máy. Việc cần làm đầu tiên là đẩy hết nước từ trong ống xả và động cơ ra ngoài, vệ sinh các chi tiết và đợi xe ráo[...]
    Xem chi tiết: Xe máy bị ngập nước chết máy phải làm sao?

Video liên quan

Chủ Đề