Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

BMI là thước đo giúp đánh giá tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe ở mỗi người. Người có chỉ số BMI càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường càng cao. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách tính và các thông tin liên quan đến chỉ số BMI nhé!BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính dựa vào chiều cao và cân nặng của mỗi người.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu giờ đây cách tính chỉ số BMI của cơ thể đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Các chuyên gia dinh dưỡng thường áp dụng BMI như một thước đo giúp xác định các tình trạng cân nặng của cơ thể như: gầy, cân đối, thừa cân, béo phì.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

BMI được xem như là công cụ giúp đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể

2Chỉ số BMI dùng để làm gì?

Dựa vào chỉ số BMI có thể xác định cân nặng phù với chiều cao, giúp đánh giá tình trạng cơ thể là nhẹ cân, thừa cân hay béo phì. BMI không đo trực tiếp lượng chất béo trong cơ thể, nhưng BMI có thể đánh giá tương đối về lượng chất béo trong cơ thể.

Ngoài ra, BMI còn cảnh báo sớm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường loại 2, sỏi mật, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh ung thư (như: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư nội mạc tử cung,...).

Trong trường hợp biết được chỉ số BMI của mình ở ngoài mức tiêu chuẩn, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Chỉ số BMI giúp đánh giá cân nặng và nguy cơ sức khỏe

3Công thức và cách thức tính BMI của cơ thể

Công thức:

BMI = (cân nặng)/(chiều cao^2)

Trong đó: Cân nặng đơn vị là kg, chiều cao đơn vị là mét

Công thức tính BMI là cân nặng tính bằng kilogram (kg) chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (m).

Ví dụ: Cân nặng = 68 kg, Chiều cao = 165 cm (1,65 m)

Tính: BMI = 68 /(1,65) 2 = 24,98

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Nhờ cách tính đơn giản nên bạn có thể tự tính chỉ số BMI cho mình

4Kết quả chỉ số BMI nói lên điều gì?

Chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là vào mức 18,5 - 25. Mỗi chỉ số BMI sẽ nói lên tình trạng cơ thể của chúng ta theo từng mức khác nhau.

  • Chỉ số BMI dưới 18,5: cơ thể thiếu cân bạn nên áp dụng các phương pháp ăn uống và luyện tập để tăng trọng lượng cơ thể.
  • Chỉ số BMI từ 18,5 - 24,9: cơ thể bình thường, bạn cần duy trì quá trình ăn uống và sinh hoạt như thường ngày.
  • Chỉ số BMI từ 25 - 29,9: cơ thể thừa cân lúc này bạn cần áp dụng thực đơn ăn kiêng hợp lý cùng việc luyện tập khoa học để lấy lại vóc dáng chuẩn nhất.
  • Chỉ số BMI lớn hơn 30 có nghĩa bạn đang bị béo phì. Với tình trạng này cơ thể bạn thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe và cả sinh hoạt.

Có thể thấy chỉ số BMI thể hiện được phần nào tình hình sức khỏe của bạn, chính vì thế bạn nên vận dụng công thức trên để tính toán và có những phương pháp điều chỉnh để chỉ số BMI của mình nằm trong mức 18,5-25 nhé. [1]

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Chỉ số BMI phản ánh tình trạng cân nặng của cơ thể

5BMI của người lớn có khác BMI của trẻ em không?

BMI được hiểu khác nhau đối với trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù đều được tính theo cùng một công thức với BMI của người lớn. Chỉ số BMI của trẻ em và thanh thiếu niên cần phải theo tuổi và giới tính cụ thể vì lượng chất béo cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi và lượng chất béo cơ thể khác nhau giữa bé trai và bé gái.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

BMI có sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em

Xem thêm: Cách tính tỉ lệ cơ thể giúp bạn xác định vóc dáng của mình chuẩn không

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về BMI và có thể tự tính BMI cho bản thân mình. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!

ECMO là phương pháp điều trị sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống cho người bệnh. Sự ra đời của kỹ thuật này đánh dấu bước tiến vượt bậc của y học hiện đại, mở ra cơ hội cứu sống cho nhiều bệnh nhân suy hô hấp và suy tim nặng. Vậy ECMO là gì, dành cho ai, kỹ thuật điều trị như thế nào,... tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Vóc dáng cân đối, săn chắc với số đo 3 vòng tiêu chuẩn điều mà hầu hết chị em phụ nữ quan tâm. Nhiều phái nữ chỉ quan tâm đến cân nặng của mình cao hay thấp, tăng hay giảm. Song thực tế, vóc dáng chuẩn còn phụ thuộc vào tỉ lệ chiều cao - cân nặng có cân đối hay không? Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của nữ để bạn tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp.


08/01/2021 | Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ - những điều cha mẹ cần biết
25/12/2020 | Chuyên gia mách mẹ cách tăng chiều cao an toàn hiệu quả
30/11/2020 | 3 bài tập gym tăng chiều cao thần tốc cho trẻ cha mẹ cần biết

1. Tìm hiểu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ

Cách chính xác và dễ dàng nhất để xác định bạn gái gầy hay béo là dựa trên tỉ lệ giữa chiều cao và cân nặng, nghĩa là trên chiều cao nhất định thì cân nặng phải tương ứng. Không nên chỉ so sánh cân nặng giữa những bạn gái với nhau để đánh giá mức độ cân nặng phù hợp.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Nữ giới rất quan tâm đến cân nặng và vóc dáng của bản thân

1.1. Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ

Các nhà khoa học đã tính toán và đưa ra mức độ cân nặng phù hợp với từng vùng chiều cao của chị em phụ nữ, hãy cùng tham khảo.

  • 1m40: 30 - 37 kg.

  • 1m42: 32 - 40 kg.

  • 1m44: 35 - 42 kg.

  • 1m47: 36 - 45 kg.

  • 1m50: 39 - 47 kg.

  • 1m52: 40 - 50 kg.

  • 1m55: 43 - 52 kg.

  • 1m57: 45 - 55 kg.

  • 1m60: 47 - 57 kg.

  • 1m62: 49 - 60 kg.

  • 1m65: 51 - 62 kg.

  • 1m68: 53 - 65 kg.

  • 1m70: 55 - 67 kg.

  • 1m73: 57 - 70kg.

  • 1m75: 59 - 72 kg.

  • 1m78: 61 - 75 kg.

  • 1m80: 63 - 77 kg.

1.2. Tỉ lệ cân nặng và chiều cao ở nữ bao nhiêu là chuẩn?

Để có một thân hình đẹp thì đầu tiên, tỉ lệ giữa chiều cao và cân nặng phải cân đối, công thức thường được áp dụng nhất là công thức tính BMI. BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, hay còn gọi là chỉ số thể trọng. Chỉ số này lần đầu tiên được nhà khoa học người Bỉ đưa ra năm 1832, từ đó đến nay được sử dụng rất phổ biến để đánh giá mức độ cân đối giữa cân nặng và chiều cao của một người.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Chỉ số BMI từ lâu đã được sử dụng để tính toán mức độ cân đối giữa chiều cao - cân nặng

Công thức tính chỉ số BMI:

BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao x Chiều cao (m2).

Dựa trên chỉ số này, có thể phân loại mức độ gầy - béo dựa trên tiêu chuẩn mà Hiệp hội Đái tháo đường đưa ra như sau:

  • Cân nặng bình thường: BMI từ 18.5 - 22.9.

  • Người thừa cân: Chỉ số BMI từ 23 trở lên.

  • Người tiền béo phì: Chỉ số BMI từ 23 - 24.9.

  • Người béo phì cấp độ 1: BMI từ 25 - 29.9.

  • Người béo phì cấp độ 2: BMI trên 30.

Mặc dù đưa ra tỉ lệ cân nặng và chiều cao khá chính xác song để đánh giá bạn nữ có thân hình chuẩn đẹp hay không thì cần dựa trên các chỉ số khác.

2. Số đo 3 vòng chuẩn của nữ giới

Chắc chắn với phái nữ, số đo 3 vòng được quan tâm hàng đầu tương ứng với vòng ngực - vòng eo và vòng mông. Chắc hẳn bạn đã ít nhất từng một lần nghe tới chỉ số 3 vòng chuẩn là 90 - 60 - 90 cm, tuy nhiên tiêu chuẩn này không đúng với tất cả mọi người, chỉ phù hợp với bạn gái có chiều cao tương đối. 

Thực tế, mỗi bạn có cân nặng và chiều cao khác nhau sẽ có chỉ số 3 vòng chuẩn khác nhau dựa trên công thức tính toán.

2.1. Số đo vòng 1 chuẩn ở nữ

Vòng 1 là vòng ngực của nữ, chỉ số chuẩn được tính theo công thức:

Vòng 1 = 1/2 chiều cao + 2 (cm).

Nhiều chị em phụ nữ chưa nắm được cách đo vòng ngực chuẩn này, vòng ngực đo là vòng ngực số 2, nghĩa là cần đưa dây đo đi qua 2 núm vú. Nếu muốn, bạn có thể đo thêm vòng ngực số 3 để đánh giá độ đầy đặn của bộ ngực người phụ nữ, đây là vòng ngực đi qua nếp lằn dưới vú. 

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Vòng ngực chuẩn cần phù hợp với chiều cao và cân nặng

Vòng ngực số 3 nhỏ hơn vòng ngực số 2 khoảng 10cm được đánh giá là đứng và đẹp.

2.2. Số đo vòng 2 chuẩn ở nữ

Vòng 2 là vòng eo của phụ nữ, thông thường không phải bạn gái nào cũng có vòng eo chuẩn 60cm, bạn có thể phấn đấu đạt số đo vòng 2 tốt nhất dựa trên chiều cao và cân nặng của mình. 

Số đo vòng 2 chuẩn = ½ chiều cao - 22cm.

Để đo vòng 2, bạn đưa dây qua vòng eo nhỏ nhất nằm trên rốn. Ngoài tính số đo theo công thức trên, vòng eo được đánh giá là đẹp nhất nếu nhỏ hơn vòng 1 khoảng 20cm, nhỏ hơn vòng mông khoảng 24 cm. 

Tỉ lệ vòng 2 / vòng 3 đẹp nhất nằm trong khoảng 0.618.

2.3. Số đo vòng 3 chuẩn ở nữ

Vòng 3 là vòng mông, không chỉ số đo vòng 3 lớn là đẹp mà vùng này cần săn chắc, không bị chảy xệ. 

Chỉ số vòng 3 chuẩn = vòng 2 / 0.68 (cm).

Để đo chỉ số vòng 3 này, bạn đưa thước dây đo ở nơi lớn nhất của mông. Sự cân xứng của vòng 3 kết hợp với sự săn chắc, đều đặn, cân đối là những tiêu chí đánh giá tốt nhất.

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Vòng 3 đẹp ở nữ khi cân đối với vòng ngực và eo

3. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể

Do đặc điểm cơ địa và công việc, sinh hoạt mà nữ giới có xu hướng tích mỡ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt tập trung ở các vùng bụng - đùi hay bắp cánh tay. Để đánh giá nữ giới có thân hình săn chắc, cân đối hay không thì cần dựa trên cả tỉ lệ mỡ trên trọng lượng cơ thể. Trong đó, tổng lượng chất béo được tính gồm chất béo thiết yếu và chất béo lưu trữ.

3.1. Chất béo thiết yếu

Chất béo thiết yếu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào trong cơ thể, giúp bảo vệ các mô - xương và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa. Vì thế con người luôn cần giữ lượng chất béo thiết yếu nhất định trong cơ thể dù người gầy hay người thừa cân. 

Với nữ giới, lượng chất béo thiết yếu lưu trữ nên là 10 - 13%.

3.2. Chất béo lưu trữ

Chất béo lưu trữ là chất béo dư thừa khi cơ thể không sử dụng hết, thường tích tụ ở các cơ quan nội tạng bụng và ngực. Khi thiếu hụt năng lượng, cơ thể sẽ sử dụng những chất béo này để cung cấp.

Chất béo lưu trữ ở nữ giới nên kiểm soát ở mức thấp nhất, ngoài ra còn tùy thuộc vào mức độ lao động, tiêu hao năng lượng của cơ thể. Cách đo tỉ lệ mỡ trong cơ thể thường sử dụng nhất là phép đo da, sử dụng thước cặp véo da đặc biệt. 

Cách tính cân nặng tiêu chuẩn

Thân hình cân đối cần đánh giá cả lượng chất béo trong cơ thể

Như vậy, bạn có thể so sánh với bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ để biết được mình đang trong tình trạng thừa cân hay thiếu cân. Từ đó hãy cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục để có được chỉ số cơ thể tốt nhất, một vóc dáng khỏe mạnh cân đối.