Cách tính lương hưu của giáo viên năm 2023

TP - Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, đồng thời nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ phát biểu tại phiên khai mạc

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Ngày 20/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2023 chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [khoảng 20,8%]. Đồng thời sẽ tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Ðức Phớc. Ảnh: Như Ý

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023 áp dụng điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị. “Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023 - 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền”, ông Phớc nêu. Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Đồng thời, đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Chỉ rõ địa chỉ để xảy ra lãng phí nghiêm trọng

Sáng 20/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 7 dự án luật khác. Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp này đều rất quan trọng. Trong đó, dự án Luật Ðất đai [sửa đổi] nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài; không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm.

Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Ðây là nội dung giám sát quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên nhiều lĩnh vực được quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để xảy ra tình trạng lãng phí nghiêm trọng.

THÀNH NAM

Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Chiều 20/10, Quốc hội họp riêng về vấn đề nhân sự. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Sỹ Thanh; Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Thể. Sau khi trình dự kiến nhân sự, hôm nay [21/10], Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.

Lương Hưu giành cho những người đã về hưu hoặc nghỉ hưu theo chế độ và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Dưới đây là cách tính lương hưu được cập nhật mới năm 2022, cách tính đơn giản & chính xác nhất.

1. Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Điều kiện: nếu nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Ví dụ: Bà Lan bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

Nếu nghỉ hưu đúng tuổi, bà Lan sẽ được hưởng 45% + 26% = 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà Lan lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng [nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng] nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Lan khi nghỉ hưu trước tuổi = 71% - 9% = 62% 

Kết luận: bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

Người lao động đang lãnh lương hưu

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

Theo luật, đủ điều kiện hưởng lương hưu là người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng [tối đa 75%] x Mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH

Đối với lao động Nam [nghỉ hưu từ 01/01/2020]: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Đối với lao động Nam

VD1: Ông X làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông X có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông X sẽ bằng 65% mức bình quân tiền luong hàng tháng đóng BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

VD2: Giả sử năm 2025, ông Y nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc, ông có 32 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

Kết luận: khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông Y nhận được 69% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

VD3: Ông Z là công nhân khoan nổ mìn [công việc nguy hiểm]. Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 16 năm đóng BHXH còn lại = 16 x 2% = 32%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Vì vậy, hàng tháng, ông Z sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

Đối với lao động Nữ [nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi]: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Đối với lao động Nữ

VD1: Bà Trang làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng BHXH.

Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm đóng BHXH còn lại = 15 x 2% = 30%.

Tổng hợp lại, lương hưu của bà Trang sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

-> Như vậy, Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi và trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu chỉ cách nhau 5 năm

3. Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2022

Mức lương hưu thực tế = Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 [1] + Mức điều chỉnh [2]

Trong đó:

[1]: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

[2]: Được tính bằng mức lương hưu nêu trên nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể bảng dưới đây:

Thời gian đã đóng BHXH % điều chỉnh năm 2020
20 năm 3,64%
20 năm + [01 tháng đến 6 tháng] 3,93%
20 năm 07 tháng - 21 năm 4,21%
21 năm + [ 01 tháng đến 06 tháng] 4,48%
21 năm 07 tháng - 22 năm 4,75%
22 năm + [năm 01 tháng đến 6 tháng] 5,00%
22 năm 7 tháng - 23 năm 5,25%
23 năm + [01 tháng đến 6 tháng] 5,48%
23 năm 07 tháng - 24 năm 5,71%
24 năm [01 tháng đến 06 tháng] 5,94%
24 năm 07 tháng - 25 năm 6,15%
25 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 5,45%
25 năm 07 tháng - 26 năm 4,78%
26 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 4,12%
26 năm 07 tháng - 27 năm 3,48%
27 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 2,86%
27 năm 07 tháng - 28 năm 2,25%
28 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 1,67%
28 năm 07 tháng - 29 năm 1,10%
29 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 0,54%

VD: Năm 2020, bà Ngọc 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu bà Ngọc nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2020 được tính như sau:

- Mức lương hưu tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%.

Chỉ với cách tính này, lương hưu bà Ngọc nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng.

- Ngoài ra, với 25 năm đóng BHXH, bà còn được nhận thêm một khoản tiền hỗ trợ với tỷ lệ 6,15% và bằng 6,15% x 3.380.000 đồng/tháng = 207.870 đồng/tháng.

Kết luận, mức lương hưu thực tế của bà Ngọc bằng 3.380.000 đồng/tháng + 207.870 đồng/tháng = 3.587.870 đồng/tháng.

Bên trên là một số bước đơn giản để tính lương hưu năm 2020 đơn giản & chính xác nhanh nhất. Chúc bạn thực hiện thành công

Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân 

Chủ Đề