Cách trị gót chân chai sần

Mỗi một điểm trên bàn chân đều tương ứng với một bộ phận của cơ thể và khi bàn chân xuất hiện các vết chai chân cứng thì cũng có nghĩa một bộ phận nào đó trong cơ thể đang “hỏng hóc”. Hãy theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời nhé. Những khu vực thường bị chai chân.

Khi nào chai chân cảnh báo bệnh?

Các vết chai chân xuất hiện ở các vị trí sau cần chú ý:

  • Nếu xuất hiện các vết chai ở đây, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương. 
  • Các vết chai xung quanh gót là dấu hiệu cho thấy có những nguy cơ đối với khớp xương. 
  • Với một lớp da sần sùi ở vùng ngón út của chân phải – thật đáng lo ngại vì bạn sẽ gặp một mối nguy hiểm đang rình rập đó là rối loạn chức năng gan.
  • Xuất hiện vết chai sần ở ngón út chân trái – rất có khả năng tim bạn sắp có vấn đề. 
  • Lớp da bàn chân ở dưới các ngón chân này trở nên khô và kích ứng là tín hiệu dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng,và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng. 
  • Các vết chai sần xuất hiện trên bề mặt da của ngón cái chỉ cho chúng ta thấy chức năng làm việc của tuyến giáp.
  • Vết chai trải đều trên bề mặt bàn chân dưới là tín hiệu báo bạn đang bị rối loạn trao đổi chất, có khả năng dẫn đến các bệnh nội tiết.Loại trừ như thế nào?

Cách trị gót chân chai sần

Chai chân có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân gây chai chân

Nguyên nhân các vết chai xuất hiện là do bạn xỏ một đôi giầy quá chật hoặc đi bộ lâu trong nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thật đáng mừng là chữa trị các vết chai không khó.

Cách chữa chai chân

Cách đơn giản nhất là mua miếng cao dán sát khuẩn, dán kín và chỉ việc chờ đợi sự ra đi nhanh chóng của các vết chai. 

Lưu ý là không được đâm, chọc hay cắt vết chai vì như vậy nó sẽ bị nhiễm trùng ngay tức khắc. Tuy nhiên, việc dùng cao dán chỉ có tác dụng nhất thời, nếu muốn diệt trừ tận gốc, chúng ta chỉ có thể sử dụng liệu pháp lazer hoặc muối băng (đốt cháy bằng khí nitơ lỏng).

Cách trị gót chân chai sần

Chăm sóc bàn chân đúng cách để tránh chai chân

Để cho da chân luôn mềm mại: Để có được lớp da chân mềm mại, thoải mái, dễ chịu, hãy mua những loại kem bôi dạng gel có chứa vitamin A, giúp tăng độ đàn hồi cho da. Thời điểm tốt nhất để bôi kem là sau khi tắm. Nếu có điều kiện, nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ thực vật. Ngoài ra, cần chú ý chế độ ăn uống, trút bỏ mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Các loại thảo dược tốt cho da là cây chè, hoa cúc, cây tầm ma và các loại hạt dẻ. 

Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân vào chậu nước ướp hoa cúc, bạc hà, sâm và một vài loại cỏ thi, ngâm chân vào máy mát xa. Ăn các loại đậu Hà Lan, đậu đỏ, hành, gan bò, và lòng đỏ trứng gà cũng làm tăng tính đàn hồi cho da. Các nhà thẩm mỹ đã khuyên rằng nên cắt tỉa móng chân thường xuyên vì nó không chỉ giúp làm đẹp mà còn rất có lợi cho sức khoẻ.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó chịu mà còn gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Để biết chai gót chân là gì, nguyên nhân và các trị chai gót chân hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Nội dung chính

  • I – Chai gót chân là bệnh gì? 
  • II – Nguyên nhân gót chân bị chai
  • II – Dấu hiệu chai ở gót chân
  • III – Gót chân bị chai phải làm sao? 4 Cách trị chai gót chân tại nhà
    • Cách 1: Dùng kem trị chai gót chân
    • Cách 2: Mẹo trị gót chân bị chai bằng dứa
    • Cách 3: Cách trị chai gót chân tại nhà bằng hành tây
    • Cách 4: Cách trị gót chân chai sần bằng yến mạch
  • IV – Cách chăm sóc gót chân bị chai

I – Chai gót chân là bệnh gì? 

Bệnh chai gót chân là tình trạng vùng da ở gót chân bị chai, sần, cứng, dày hơn so với bình thường. 

Mỗi vị trí trên bàn chân đều tương ứng với một bộ phận bên trong cơ thể. Khi gót chân chai sần là dấu hiệu cảnh báo có những nguy cơ đối với sức khỏe xương khớp.

Cách trị gót chân chai sần
Hình ảnh gót chân bị chai cứng.

II – Nguyên nhân gót chân bị chai

Tại sao gót chân chai cứng là thắc mắc của hầu hết mọi người khi gặp phải tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gót chân bị chai, nhưng và nguyên nhân bị chai gót chân phổ biến và chủ yếu nhất là do sử dụng giày, dép không phù hợp, giày dép quá chật hoặc đế giày dép quá cứng.

Bên cạnh đó, việc vùng da gót chân liên tục bị ma sát, chịu áp lực mạnh trong thời gian dài hoặc có dị vật nằm trong da cũng dẫn đến tình trạng da gót chân chai sần.

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Nguyên nhân chính khiến gót chân bị chai là do đi giày chật.

( → Xem thêm: Vết chai ở mắt cá chân: Nguyên nhân và cách trị mắt cá chân bị chai )

II – Dấu hiệu chai ở gót chân

Các dấu hiệu và triệu chứng gót chân bị chai gồm:

– Gót chân xuất hiện những vết chai, sần.

– Da gót chân dày hơn.

– Khi sờ vào có cảm giác cứng, thô ráp.

– Màu sắc da ngả vàng hoặc ngà khác hoàn toàn so với những vùng da xung quanh.

– Vùng ranh giới với vùng da lành có thể bị nứt, gây bội nhiễm, đau đớn.

– Đôi khi có thể tạo vết lõm ở giữa gót chân.

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Gót chân xuất hiện những vết chai, sần, da dày và cứng hơn vùng da xung quanh. 

III – Gót chân bị chai phải làm sao? 4 Cách trị chai gót chân tại nhà

Với tình trạng gót chân bị chai nặng và đau nhiều khi di chuyển, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. Nếu tình trạng gót chân chai sần nhẹ, bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong 4 cách làm hết chai gót chân hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà dưới đây:

Cách 1: Dùng kem trị chai gót chân

Sử dụng kem trị chai gót chân là một trong những cách chữa chai gót chân được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Nhưng trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được chỉ định loại kem phù hợp và an toàn.

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Kem trị chai gót chân. 

Kem chữa gót chân bị chai có tác dụng làm mềm và tăng độ đàn hồi cho da. Bạn nên chọn mua dòng kem có thành phần tự nhiên, không chứa các thành phần độc hại để vừa loại bỏ gót chân chai hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách 2: Mẹo trị gót chân bị chai bằng dứa

Một số nghiên cứu cho thấy, enzyme bromelain được tìm thấy trong quả dứa có tác dụng loại bỏ những vết chai sần ở gót chân nhanh chóng. Đồng thời còn giúp xoa dịu cơn đau nhức và thúc đẩy quá trình làm lành da.

Để xử lý mụn chai ở gót chân, bạn cần chuẩn bị 1 quả dứa và băng gạc. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn sau: Gọt bỏ vỏ quả dứa sạch sẽ.

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Enzyme bromelain được tìm thấy trong quả dứa có tác dụng loại bỏ những vết chai sần ở gót chân nhanh chóng.

Cắt một miếng dứa nhỏ rồi đặt lên bàn chân sau đó cố định bằng băng gạc rồi để qua đêm. Áp dụng đều đặn mỗi tối để vết chai trên gót chân mau biến mất.

Cách 3: Cách trị chai gót chân tại nhà bằng hành tây

Hành tây khá giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ những vết chai, sạn, bong tróc và chữa lành thương tổn trên da. Bên cạnh đó, một số tinh chất trong hành tây còn có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da, giúp phục hồi da và làm mờ sẹo hiệu quả. Do đó, nếu không biết gót chân bị chai phải làm sao, bạn đừng bỏ qua hành tây nhé.

Để tẩy chai gót chân, bạn cần chuẩn bị 1 củ hành tây và bông gạc y tế. Cách thực hiện như sau: Hành tây bóc vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân rồi đắp hành tây lên. Cố định lại bằng gạc y tế và để qua đêm.

Sáng hôm sau gỡ bỏ và rửa sạch lại bằng nước và xà phòng. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày để nhanh chóng loại bỏ tình trạng da gót chân chai cứng.

Cách 4: Cách trị gót chân chai sần bằng yến mạch

Yến mạch giàu vitamin và khoáng chất giúp làm dịu da hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn có khả năng tẩy tế bào chết tốt nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng yến mạch để chà gót chân chai.

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Ngoài khả năng tẩy tế bào da chết, yến mạch còn giúp làm dịu da.

( → Xem thêm: Mặt nạ yến mạch có tác dụng gì? )

Trước tiên, bạn cần đun sôi yến mạch với nước trong khoảng 5 phút để thu được hỗn hợp đặc mịn. Vệ sinh vùng da gót chân chai sần rồi đắp yến mạch đã nguội lên. Để lưu lại trên da khoảng 30 phút trước khi rửa sạch. Với cách trị vết chai ở gót chân bằng yến mạch, bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày.

**Lưu ý: Các cách chữa gót chân chai cứng đau bằng nguyên liệu tự nhiên ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng. 

IV – Cách chăm sóc gót chân bị chai

Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc gót chân bị chai bạn cần nắm rõ đó là:

– Đi giày dép phù hợp và mềm mại.

– Vệ sinh gót chân, bàn chân sạch sẽ mỗi ngày.

– Giữ bàn chân luôn khô ráo, lau khô chân trước khi đi giày, đi tất.

– Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.

– Tẩy da chết cho vùng da gót chân 2-3 lần mỗi tuần.

– Ngâm chân với nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

Thoa kem bôi da Yoosun rau má để làm mềm da và tránh thâm sẹo: Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong Yoosun rau má có tác dụng dưỡng ẩm giúp da mềm mịn, kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. 

Cách trị gót chân chai sần
Cách trị gót chân chai sần
Thoa kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng chai gót chân hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.