Cách trồng cà chua bi lùn trong chậu

Cây cà chua bi có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea, có kích thước nhỏ hơn cà chua thường, hình dài hoặc tròn, vị ngọt. Đây là một loại quả được rất nhiều người yêu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chế biến được nhiều món ngon lại ra quả quanh năm, ít sâu bệnh hại.

1.1. Thời vụ

Cây cà chua bi ra quả quanh năm và có thể trồng vào 4 vụ như sau:

- Vụ xuân - hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.

- Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.

- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.

- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.

1.2. Yêu cầu về đất trồng

Cà chua bi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tốt nhất nên trồng ở loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất, trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà, phân hữu cơ để trồng cây.

1.3. Yêu cầu về ánh sáng

Đối với cà chua bi thì cây cần khoảng 8 tiếng ánh sáng 1 ngày bởi là loài cây ưa sáng. Nếu cây được cũng cấp đủ ánh nắng thì quả sẽ có hương vị thơm ngon ngọt hơn so với những cây thiếu nắng. 

Có hai cách để trồng cà chua bi là trồng từ hạt và từ cây giống. Nếu chọn mua giống thì nên chọn cây giống được khoảng 1 tháng tuổi và nên mua tại cửa hàng cây. Nếu bạn tự mua hạt giống về gieo thì nên ươm trong vườn khoảng 1 tháng để cho cây con có thể phát triển tốt hơn.

2.1. Trồng bằng hạt

- Xử lý hạt trước khi gieo: Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh rồi để qua đêm.

- Gieo hạt: Sau khi ngâm, hạt đã nứt nanh thì gieo thẳng hạt vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên rồi tưới nước ẩm hàng ngày. Bạn có thể gieo hạt vào trong túi bầu hoặc khay xốp, khay nhựa và với tỷ lệ kích thước trung bình là 60x45cm với số lượng là 40-60 hốc/khay và có thể lớn hơn nếu như muốn gieo nhiều hơn.

Đến khi cây con mọc ra được 4-5 lá thật và có chiều cao từ 10-12cm, khỏe mạnh, không sâu bệnh thì đem ra trồng trong chậu hoặc ngoài vườn.

2.2. Trồng bằng cây con

- Chuẩn bị trồng: Với cà chua bi bạn có thể trồng trong chậu, giỏ treo, thùng xốp hoặc trồng ở vườn đều được. Những loại cà chua bi, cà chua cherry hay cà chua bi lùn đều có thể trồng được trong nhà để trang trí, địa điểm lý tưởng để trồng là trên ban công, sân thượng và cửa sổ,... Nếu trồng cà chua bi trong chậu, nên chọn loại chậu có chiều cao 20-25cm, rộng 30cm.

Chọn đất trồng loại cát pha, thịt nhẹ, giàu mùn dễ thoát nước, có độ pH từ 6,2 - 6,8 là thích hợp nhất, và cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 - 8cm.

- Trồng cây: Đối với cách trồng cà chua bi bằng cây con, có thể trồng cây sâu xuống đất do cà chua có rễ chạy dọc lên cả phần thân, chỉ để phần lá non nổi lên trên mặt đất. Không nên lấp đất vào lá dễ khiến cây bị thối và mắc bệnh.

- Tưới nước: Khi cây mới được trồng thì nên tưới nước thường xuyên, buổi sáng sớm và buổi chiều để giúp cây cứng cáp và phát triển tốt hơn. 

Chỉ cần tưới nước cho cây mỗi ngày để giữ ẩm cho đất, tuy nhiên không để đất quá ẩm ướt, bị úng hoặc ngập nước, mỗi tuần có thể tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Cần lưu ý là khi tưới nước, nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh phát triển.

- Phân bón: Khi cây cà chua được 1 tháng thì cần chăm sóc kĩ và bón thêm phân để cây phát triển hơn. Có thể bón lót phân Tribat trộn cùng lân, đạm, urê để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa.

- Phòng trừ sâu bệnh: Để hạn chế sâu bệnh hại cây và động vật phá gốc, giữa ẩm cho cây, dùng rơm rạ trấu hoặc nilon che kín gốc cây. Khi phát hiện cây cà chua bị sâu bệnh, nấm thì nên cắt tỉa, dùng thuốc diệt sâu bọ, nấm để phun kịp thời cho cà chua.

- Làm giàn: Khi cây cà chua bi được 1 - 2 tháng, bạn cần làm giàn hoặc cắm cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ.

Dù thực hiện cách trồng cà chua bi bằng hạt hay bằng cây con thì khi cây lớn, tầm 1-2 tháng, nên làm giàn đỡ cây.

- Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá già: Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa.

- Chăm sóc cây cà chua bi khi ra quả: Khi cây cà chua bi được khoảng 2 tháng thì đây là giai đoạn mà cây ra hoa và sinh trái, ở thời điểm này nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10°C hoặc quá cao, trên 30°C thì cà chua sẽ khó ra hoa, hoa không thể thụ phấn và đậu quả.

Trong thời tiết nắng nóng có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Chú ý nhiệt độ và độ ẩm cho cây, nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn này là từ 21 - 25°C.

Bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách lắc nhẹ giàn hoặc thân cây vào buổi sáng khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần, việc này sẽ giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn.

- Thu hoạch: Có thể hái quả khi đã chuyển sang màu đỏ, đỏ đậm. Không nên thu hoạch khi quả còn xanh vì lúc này trong quả có thành phần dễ gây ngộ độc.

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời, có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C, K, các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, ít chất béo và không chứa cholesterol,...

Không những có thể chế biến nhiều món ăn ngon, là nguyên liệu làm đẹp cho chị em, mà cà chua bi còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như cải thiện thị lực, phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi, tử cung, giảm lượng đường trong máu, giúp ngủ ngon hơn,...

Chúc các bạn thành công với hai cách trồng cà chua bi đơn giản trên!

Cà chua bi lùn đỏ có vị chua nhưng ngọt, giòn hơn cà chua thông thường, cây dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, rất sai quả. Cà Chua bi lùn đỏ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn cải thiện bữa ăn thật an toàn sức khỏe cho gia đình. Vừa là cách tốt để tiêu khiển sau những giờ làm việc căng thẳng khi tận tay chăm sóc ngấm nhìn những quả cà chua xinh đẹp từng ngày phát triển chín mọng.  

THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG

Mã hạt giống
Khối lượng / số hạt  20 hạt
Tỷ lệ nảy mầm  >90%
Thời vụ trồng  Quanh năm 
Thời gian thu hoạch  60 - 65 ngày 
Xuất xứ  Đức
Chủng loại hạt  Hạt giống quả

 

HƯỚNG ĐẪN CÁCH TRỒNG CÀ CHUA TỪ HẠT CƠ BẢN

Chọn Cà chua Tốt nhất

1. Hãy tìm hiểu khu vực của bạn.

Cà chua, cũng như bất cứ loài thực vật nào, có một điều kiện môi trường lý tưởng để phát triển tốt nhất và cho quả ngon nhất. Một số loại cà chua là giống bản địa ở những vùng nhất định và không phát triển tốt ở bất cứ nơi nào khác. Hãy nghiên cứu những giống cà chua tốt nhất đối với môi trường và khu vực của bạn bằng cách nhờ người có kiến thức nông nghiệp về giống cây bạn định trồng tư vấn hoặc tìm hiều chi tiết trên sách internet. Có thể có những giống cây lai phát triển tốt trên loại đất và khí hậu nơi bạn định trồng, dù bạn chưa bao giờ nghe nói hoặc nghĩ đến.

 

2. Chọn giống cà chua.

Có nhiều giống cà chua khác nhau, mỗi loại có màu sắc, kích cỡ và hương vị độc đáo. Cà chua có nhiều loại, từ loại có quả nhỏ bằng quả nho đến loại có quả to hơn quả cam, và có đủ màu sắc khác nhau, trừ xanh dương. Cách chế biến cà chua, hương vị cà chua bạn thích và dạng sinh trưởng của cây là các yếu tố bạn phải tính đến khi chọn giống cà chua để trồng.

  • Cây cà chua có hai dạng sinh trưởng khác nhau: Sinh trưởng hữu hạn và sinh trưởng vô hạn. Cây sinh trưởng hữu hạn mọc thẳng và mau cho quả, nhưng chỉ sống trong thời gian ngắn. Cây sinh trưởng vô hạn bò lan dạng cây leo và cho quả suốt mùa.
  • Cà chua đỏ hay cà chua beefsteak là loại cà chua truyền thống và thường được ăn nguyên quả hay cắt mỏng kẹp với bánh mì sandwich. Các loại cà chua bi [plump tomato], còn gọi là cà chua Roma dùng để nấu, đóng hộp và làm các loại nước sốt. Cà chua sơ ri hay cà chua nho [grape tomato] có nhiều hạt và nước, được dùng nguyên quả hoặc cắt đôi trong món salad hay các món mì.
  • Màu sắc có thể cho biết hương vị của cà chua. Nếu thích hương vị truyền thống, bạn hãy chọn loại cà chua to, đỏ. Cà chua tím hoặc nâu có vị đậm đà, trong khi cà chua vàng hay da cam có vị ngọt hơn. Cà chua xanh rất thích hợp khi nấu các món mặn

3. Chọn một loại hạt yêu thích.

Cà chua có thể trồng bằng hạt khô đóng gói, hạt tươi từ quả cà chua cắt ra, hoặc các cây con có bán ở các vườn ươm cây. Các hạt khô và tươi cần nhiều công sức gieo trồng, nhưng cũng cho cảm giác thích thú hơn. 

 

4. Biết thời điểm trồng.

Việc trồng cà chua phải được thực hiện vào thời điểm nhất định trong năm để cho kết quả tốt nhất. Cà chua là một loại cây ưa ánh sáng nên nó sẽ phát triển mạnh nhất vào cuối mùa xuân và mùa hè. Bạn nên trồng vào thời điểm ít nhất hai tuần sau đợt sương giá cuối cùng, hay lúc nhiệt độ ban đêm không xuống dưới 10 độ C và nhiệt độ ban ngày duy trì ở mức dưới 32 độ C.

Nếu định gieo hạt trong nhà, bạn hãy sắp xếp thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự định đem ra trồng bên ngoài.

Nếu muốn, bạn có thể mua nhiệt kế đo nhiệt độ đất để kiểm tra đất trong vườn nhà bạn nhằm xác định thời gian trồng lý tưởng. Nhiệt độ lý tưởng của đất cho việc trồng cà chua là 10 độ C, nhưng điều này có thể không xảy ra khi thời tiết tốt hơn; do đó bạn nên kiểm tra vườn cho chắc ăn.

Lịch nhà nông là một công cụ cần thiết giúp bạn tìm ra thời gian gieo trồng tốt nhất. Bạn có thể xem lịch nhà nông trên mạng hoặc mua một cuốn có ghi vùng của bạn.

Ươm Hạt trong Nhà

1. Chuẩn bị khay.

Mua khay ươm cây ở các vườn ươm và cho đất vườn vô trùng vào. Bạn hãy dùng loại đất được quảng cáo dành riêng cho việc ươm cây để có kết quả tốt nhất.

2. Gieo hạt.

Tạo các hàng đất để thả hạt vào. Các hạt nên cách nhau một khoảng 5cm. Lấp hạt bằng một nhúm đất mỏng và nhẹ nhàng tưới nước lên trên.

Nếu trồng nhiều loại khác nhau, bạn hãy gieo mỗi hàng một loại và đánh dấu từng hàng. Nếu không bạn sẽ rất khó phân biệt khi cây bắt đầu nảy mầm.

3. Làm ấm hạt.

Để nảy mầm, những hạt giống cần phải có ánh sáng và nhiệt độ. Bạn hãy đặt chúng ở hướng nam, đối diện cửa sổ hoặc dùng sức nóng của đèn huỳnh quang bằng cách để đèn bên trên khay hạt, cách khoảng 10 cm. Hạt giống cần ít nhất 6-8 tiếng ánh sáng và nhiệt độ mỗi ngày trước khi nảy mầm.

4. Chăm sóc hạt.

Tưới nước vào khay ươm mỗi ngày, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ. Đặt nơi có nhiệt độ không dưới 21 độ C. Khi hạt nảy mầm và ra lá thật là lúc bạn có thể đem ra trồng bên ngoài. Hạt cà chua sẽ ra lá mầm sau khoảng một tuần, nhưng khoảng một tháng sau khi nảy mầm, lá thật mới xuất hiện.

5. Bứng cây con ra.

Trồng mỗi cây con vào một chậu riêng để chúng có không gian phát triển đầy đủ. Bạn hãy dùng một chiếc nĩa để múc đất dưới từng cây con và dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng bứng chúng ra khỏi khay ươm.

6. Trồng cây con.

Đặt từng cây con vào riêng một chậu đất khoảng 1 lít. Những cây này vẫn cần mỗi ngày 8 tiếng ánh nắng mặt trời, nhiệt độ và nước.

7. Tập cho cây cứng cáp.

Sau khoảng hai tháng, những cây cà chua con của bạn sẽ bắt đầu lớn và trông giống như cây trưởng thành nhỏ. Trước khi đem ra vườn, chúng phải được “tập luyện” cho cứng cáp lên và làm quen với khí hậu ngoài trời. Hãy bắt đầu bằng việc đặt những chậu cây ra ngoài trời khoảng 2-3 tiếng rồi đem vào. Tiếp tục quá trình này bằng cách mỗi ngày đặt ra ngoài lâu hơn một chút trong khoảng một tuần. Khi hết một tuần, bạn có thể để chậu cây cả ngày và đêm ngoài trời.

8. Chuẩn bị cây trước khi trồng.

Khi cây của bạn đã cứng cáp và sẵn sàng ra ngoài trời, bạn hãy sửa soạn cho cây ra vườn. Những cây cao trên 15 cm cần phải tỉa bớt. Dùng kéo xén cây cắt những cành thấp nhất xung quanh cây. Nếu cây thấp hơn 15 cm thì bạn có thể đem đi trồng ngay mà không cần sửa soạn.

 

Trồng Vườn Cà chua

1. Chọn một khoảnh đất.

Tìm được một chỗ tốt nhất trong sân để trồng cà chua là một bước quan trọng trong quá trình trồng. Cà chua là loại cây ưa nắng, cần phải tắm nắng trực tiếp từ mặt trời 6-8 tiếng mỗi ngày. Nếu có thể, bạn tìm nơi có chỗ thoát nước tốt, vì nước đọng sẽ khiến môi trường trồng cà chua kém đi và cây sẽ cho quả èo uột.

2. Chuẩn bị đất.

Tạo điều kiện cho cà chua phát triển tốt nhất. Hãy thử độ pH của đất xem có cần bón thêm chất gì vào trong đất không. Cà chua thích hợp với độ pH từ 6 - 6,8. Bón thêm phân trộn để tăng dinh dưỡng cho đất và đánh tơi những hòn đất to. Cần làm tơi và trộn đều đất tới độ sâu khoảng 15 – 20 cm.

Nếu dự định trồng cà chua từ trước, bạn hãy bón phân trộn và điều chỉnh độ pH cho đất trước khi trồng vài tháng. Như vậy đất sẽ có thời gian ngấm mọi chất dinh dưỡng.

3. Đào hố trồng cây.

Trồng cách nhau một khoảng tùy phương pháp chăm cây bạn muốn áp dụng. Nếu muốn làm giàn hay lồng cho cây, bạn hãy đào các hố cách nhau từ 60 - 90 cm. Nếu bạn muốn cây mọc bò tự nhiên, khoảng cách giữa các cây cần xa hơn một chút, khoảng 1,2 m. Đào các hố sâu khoảng 20 cm để có thể chôn vừa bộ rễ và phần thân dưới của cây.

4. Thêm chất dinh dưỡng.

Rắc vào dưới mỗi hố một thìa súp muối epsom để tăng mức ma-giê giúp cây phát triển tốt. Lúc này bạn cũng có thể rắc một ít phân trộn xuống dưới mỗi hố.

5. Trồng cà chua.

Bạn chuyển từng cây cà chua từ chậu vào hố đã chuẩn bị. Làm lỏng đất và bầu rễ trong chậu và nhẹ nhàng nhấc cây ra bằng cách nhanh tay lật ngược cây qua tay kia. Trồng từng cây xuống đất, nén chặt để loại bỏ hết bong bóng khí. Lấp đất đến dưới tầng lá thấp nhất.

6. Làm lồng cho cây.

Nếu muốn bao quanh cà chua bằng lồng thì bây giờ là lúc bạn bạn đặt lồng. Hãy làm lồng bằng thép đổ bê tông, hoặc lưới thép thưa. Không nên buộc cây vào lồng hoặc vào các cọc cắm quanh cây cho đến sau khi cây ra hoa.

7. Tưới cây.

Hãy chăm cho cây khỏe mạnh bằng cách tưới nước hàng ngày. Tuy nhiên đừng “nhấn chìm” cây của bạn. Cây cà chua hấp thu hơn 1 hoặc 2 thìa súp nước mỗi ngày sẽ cho quả có vị nhạt. Nếu không có thời gian tưới hàng ngày, hãy nghĩ đến hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt trong vườn

8. Chăm sóc cây.

Khi cây đã lớn, bạn chăm sóc cho cây khỏe mạnh bằng cách cắt tỉa thường xuyên và thu hoạch quả. Dùng kéo xén cây cắt hết các chồi [các nhánh nhỏ mọc ra từ những chỗ giao nhau của nhánh chính] và các nhánh ẩn phía dưới, các nhánh nằm trong hoặc gần bóng râm của cây

9. Chọn phân bón.

Cà chua có thể phát triển rất tốt nếu đất trồng cây giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Nếu sử dụng phân hóa học, bạn cần chọn loại phân bón rau. Dùng một nửa nồng độ khuyến nghị cho mỗi lít nước [theo hướng dẫn trên bao bì].

Không dùng phân bón cỏ. Tỷ lệ khoáng chất trong phân bón cỏ khiến cành và lá phát triển.

Bón quá nhiều phân có thể khiến cây phát triển quá nhanh, do đó dễ bị sâu bệnh hơn.

10. Ngăn ngừa thối cuống hoa.

Thối cuống hoa là hiện tượng quả cà chua bị đen và thối dưới đáy quả. Khi bạn nhìn thấy hiện tượng này thì đã quá muộn để có thể cứu cây cà chua. Phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất. Sự thiếu hụt can-xi có thể dẫn đến thối cuống. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên:

  • Đun sôi 4 lít nước và 1 thìa canh [15 ml] nước cốt chanh.
  • Thêm 6 thìa canh bột xương vào nước. Khuấy đều. Không phải lo lắng về việc hòa tan dung dịch.
    Đậy nắp và đun khoảng 30 phút.
  • Để nguội.
  • Tưới lên lá và xuống rễ mỗi cây khoảng 1 lít dung dịch.
  • Lặp lại liệu pháp này lần thứ hai trong vòng 3-5 ngày

11. Áp dụng biện pháp ngăn ngừa chim.

Gắn những vật trang trí màu đỏ lên trên đầu giàn cà chua. Chim sẽ nghĩ đó là quả cà chua và mổ vào. Các quả trang trí có bề mặt cứng và không có mùi vị khiến lũ chim bối rối, và chúng sẽ để yên cho cây cà chua của bạn

12. Trồng các loại cây thu hút các động vật săn mồi có lợi.

Một số lựa chọn tốt là cúc tâm tư, cúc ngũ sắc và cây cải xoong. Bọ rùa và ong ký sinh bị các cây này thu hút đến sẽ ăn rệp vừng và sâu sừng vốn có thể phá hoại cây cà chua.

13. Thu hoạch quả.

Khi cà chua bắt đầu cho quả, bạn có thể thu hoạch được rồi! Hái cà chua khi quả đã chín tới, thường tính bằng ngày. Bạn có thể hái sớm và để trong nhà cho chín nếu thấy thời tiết chuyển xấu, hay khi có quá nhiều quả. Bạn có thể ăn cà chua sống, đóng hộp hoặc đông lạnh nguyên quả để dành dùng sau này.

Nguồn bài viết: Wikihow.vn

Video liên quan

Chủ Đề