Cách truy cập vào máy tính khác cùng mạng lan

Mạng LAN là một hệ thống mạng Internet nội bộ sở hữu các tính năng đặc trưng như: khả năng bảo mật tốt, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh và không tốn kém chi phí duy trì. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, người dùng vẫn gặp phải trường hợp lỗi không nhìn thấy máy khác trong mạng lan win 7 và không thể không nhìn thấy máy khác trong mạng lan win 10.

Vậy khắc phục lỗi này như thế nào? Dưới đây, Máy Tính Trạm sẽ hướng dẫn bạn khắc phục lỗi không vào được máy khác trong mạng lan mời các bạn cùng theo dõi bài viết này.

Người dùng có mong muốn tìm cách để khắc phục lỗi không nhìn thấy máy khác trong mạng LAN trên Windows 10, thế nhưng không phải ai cũng nắm được cách thực hiện. Hãy cùng cửa hàng Máy Tính trạm bán laptop giá rẻ hướng dẫn các bạn khắc phục sự cố mạng lan này nhé.

Nguyên nhân không vào được máy khác trong mạng lan

Hiểu một cách đơn giản là mạng Lan được xem là một giải pháp hữu ích để tăng tính hiệu quả trong công việc của mình. Nhất là đối với các công việc đặc thù tính tập thể hay làm việc theo nhóm. Trong cùng mạng LAN, mọi người đều có thể dễ dàng chia sẻ tài nguyên, dữ liệu, trao đổi các Project cho các máy tính.

Public Network làm máy tính không hiển thị trên mạng LAN

Việc máy tính trong cùng mạng LAN với nhau gặp phải tình trạng không tìm thấy nhau để thực hiện việc trao đổi dữ liệu sẽ khiến người dùng gặp nhiều phiền phức. Đặc biệt là có thể khiến công việc của bạn bị đình trệ.

Nguyên nhân khiến người dùng không thể nhìn thấy các máy khác trong mạng lan có thể đến từ việc bạn cài đặt mạng trong thiết bị máy tính là một kết nối công cộng [Public Network]. Lúc này để bảo vệ máy tính khỏi những người lạ có thể truy cập vào, hệ thống sẽ tắt các tính năng chia sẻ file, máy in qua mạng LAN.

Cách sửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 7

1. Mạng Lan trên Windows 7

- Bước 1: Bạn hãy vào mục Start và bấm chọn mục Control Panel

- Bước 2: Khi trên màn hình máy tính của bạn xuất hiện cửa sổ Control Panel, bạn hãy bấm chọn vào Network and Sharing Center.

- Bước 3: Lúc này, trên màn hình máy tính của bạn sẽ thấy cửa sổ Network and Sharing Center xuất hiện, bạn nhấp chuột vào mục Change advanced sharing setting.

* Đối với trường hợp, người dùng thiết lập mạng ở chế độ Home or Work, bạn hãy tiến hành theo các hướng dẫn dưới đây:

1: Bạn hãy chọn chế độ mạng là Home or Work.

2: Bấm chọn vào mục Turn on network discovery để tiến hành việc bật tính năng tìm máy tính khác trong cùng mạng Lan.

3: Chọn mục Turn on file and printer sharing để thực hiện việc chia sẻ file và máy in với các máy khác khi dùng cùng mạng Lan.

4: Cuối cùng bạn hãy bấm chọn Save changes để lưu lại các thiết lập vừa rồi.

Không vào được máy khác trong mạng lan khiến bạn gặp phiền phức

* Đối với trường hợp, người dùng thiết lập mạng mạng Lan ở chế độ Public, bạn hãy tiến hành việc thiết lập tương tự như trên và nhấn Save changes để lưu lại.

Sau khi thiết lập xong 1 trong 2 cấu hình được nhắc đến ở trên, bạn hãy kiểm tra kết quả nhé.

Cách sửa lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 10

1. Kiểm tra thiết lập mạng LAN

Bước 1: Bạn hãy chọn vào biểu tượng Network và chọn Network & Internet settings.

Bước 2: Bấm chọn Status – chọn vào mục connection properties.

Bước 3: Tại mục Network Profile, người dùng chuyển sang Private để máy tính.

2. Bật tính năng Network discovery

Bước 1: Người dùng tiến hành vào mục Network & Internet settings – chọn Status bấm chọn Sharing Options.

Bước 2: Tại đây, người dùng chọn Private – bấm chọn Turn on network discovery và Turn on file and printer sharing. Sau đó, người dùng hãy bấm Save changes để lưu lại.

Bước 3: Sau khi thiết lập xong, bạn hãy mở mục Network lên kiểm tra. Nếu thấy danh sách máy tính hiện lên đầy đủ thì là đã thành công.

3. Tắt tường lửa [Windows Firewall]

Bước 1: Người dùng bấm chọn vào Control Panel - Sau đó lựa chọn đến mục Windows Firewall - Tiếp đến hãy chọn vào mục Turn Windows Firewall on or off.

Bước 2: Sau đó nhấn vàoTurn off windows Firewall - Nhấn tiếp OK để lưu lại.

Cách khắc phục không vào được máy khác trong mạng lan win 7 win 10

4.  Kiểm tra 2 máy tính xem đã thông nhau chưa

Bước 1: Bạn hãy chọn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN. Sau đó, tại hộp thoại vừa hiển thị trên màn hình, bạn gõ lệnh cmd và nhấn vào OK.

Bước 2: Cũng trên cửa sổ cmd bạn gõ lệnh lệnh ipconfig để thực hiện việc kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính của mình.

Bước 3: Để kiểm tra IP máy tính cần kết nối bạn cũng tiến hành các bước tương tự. Sau đó ghi nhớ IP và bạn hãy quay trở về máy để gõ lệnh ping và địa chỉ IP máy tính cần vào.

Bước 4: Trong trường hợp các máy tính chưa kết nối với nhau bạn cần thực hiện bước chuyển về cùng WORKGROUP hoặc cùng MSHOME.

Để thực hiện bạn nhấp phải vào Computer - Sau đó chọn vào Properties, bấm chọn vào Change settings. Khi thấy một cửa sổ mới xuất hiện bạn hãy bấm vào Change - Sau đó tích vào Workgroup. Sau đó, bạn có thể nhập vào WORKGROUP hoặc MSHOME đều được.

Cuối cùng bạn chỉ cần Restart lại máy tính và kiểm tra các máy đã thông chưa là được.

Trên đây là những hướng dẫn về cách khắc phục lỗi không vào được máy khác trong mạng lan đơn giản và dễ dàng. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích mà Máy Tính Trạm sẽ chia sẻ trong những bài viết của chúng tôi nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công và có được những trải nghiệm tốt nhất khi dùng máy tính laptop nhé!

Nguồn: Maytinhtram.vn

Kết nối được mạng lan sẽ giúp chúng ta có thể chia sẻ dữ liệu từ máy tính này với máy tính khác qua mạng lan rất hữu ích trong công việc văn phòng ở công ty.

Mục lục

Mạng lan là gì mang là được hiểu đơn giản là mạng có thể kết nối 2 hay nhiều máy tính với nhau trong một phạm vi nhỏ qua các thiết bị như switch… Được sử dụng nhiều ở công ty, văn phòng…

Mạng lan cũng có thể kết nối giữa 2 máy tính mà không cần phải thông qua thiết bị nào cả

Kết nối mạng lan giúp chia sẻ dữ liệu file thông tin nội bộ một cách đơn giản và tiện lợi, thay vì sử dụng một chiếc USB để copy dữ liệu và chạy đi từng máy để copy dữ liệu thì sử dụng mạng lan chúng ta có thể tuy ý copy dữ liệu từ những nơi khác nhau trong 1 phạm vì. Khi sử dụng mạng lan thì cũng ít bị nhiễm virus hơn sử dụng USB.

Video hướng dẫn cách kết nối mạng lan

Cách kết nối mạng lan chia sẻ dữ liệu file

Để có thể kết nối được mạng lan thì các bạn phải làm theo các thao tác sau:

Bạn phải tắt tường lửa

Để kết nối mạng lan đơn giản và dễ dàng hơn thì các bạn nên tắt tường lửa đi, để tắt các bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Kích chuột phải và biểu tượng Network chọn Properties

Bước 2: nhìn sang bên trái góc dưới cùng và chọn windows Firewall

Bước 3:  Tiếp đến bạn chọn Change notification settings để tắt tường lửa

Bước 4: Bây giờ để tắt tường nửa các bạn chọn Turn off windows Firewall [not recommended] như trong ảnh rùi chọn OK

Như vậy là các bạn đã tắt được tường lửa rùi đó.

Các máy muốn kết nối mạng lan với nhau phải thông nhau, hay kết nối với nhau cùng một mạng.

Để có thể kết nối được mạng lan thì các máy tính trong mang lan đó phải thông nhau, để biết các máy tính có thông nhau không thì các bạn kiểm tra theo các bược này:

Bước 1: Các bạn nhập CMD vào ổ run [windows + R để mở hộp thoại run]

Bước 2: Kiểm tra Ip máy bằng cách dùng lệnh ipconfig bạn sẽ biết được địa chỉ Ip của máy

Bước 3: các bạn thử ping từ máy tính này đến máy khác khi biết địa chỉ ip, bằng lệnh ping đia chỉ ip máy

Ở đây là ping 192.168.1.80

Và như hình ảnh là đã thông

Thông thường thì các máy sẽ thông nhau, chỉ khi không share được các bạn mới kiểm tra xem máy tính có thông không để khắc phục lỗi

Cài đặt để vào mạng lan

Về cơ bạn thì thiết lập mạng lan là các bạn sẽ tắt mật khẩu hay bật mật khẩu khi chia sẻ mạng lan.

Bước 1: các bạn kích chọn start chọn control panel

Bước 2: trong hộp thoại control panel bạn chọn View network status and tasks

Bước 3: Tiếp đến bạn chọn Change advanced sharing settings để vào thiết lập mạng lan

Trong bảng thiết lập này thì bạn chỉ cần chú ý đến dòng Passwword protected Sharing.

Bạn sẽ thấy có 2 mục là

Turn on password protected sharing

Turn off password protected sharing

Nếu muốn để share có mật khẩu thì bạn chọn ở trên, nếu bạn muốn tắt mật khẩu thì chọn dòng ở dưới để lúc share liệu máy tính sẽ không hiển thị mật khẩu

Sau khi chọn các bạn nhấn Save changes để lưu cài đặt.

Note: nếu dữ liệu share cần bảo mật thì nên để mật khẩu khi share bạn nhé

Chia sẻ dữ liệu trong mạng lan

Sau khi thiết lập song hết những bước ở trên thì chúng ta bắt đầu kết nối mạng lan và chia sẻ sữ liệu giữa các máy tính thui.

Bước 1: Kích chuột phải vào ổ cứng hay folder bạn muốn share dữ liệu và chọn Properties

Bước 2: Trong bảng Properties các bạn chọn sang tab Sharing và kích vào mục Advanced Sharing…

Bước 3: trong bảng Advanced Sharing… bạn tích chọn vào ô share thí folder, tiếp đến chọn mục Permissions

Bước 4: Nếu bạn để mặc định thì người vào lấy dữ liệu chỉ xem được dữ liệu và không copy hay chỉnh sửa dữ liệu được. Nếu muốn người khác có thể copy hay chỉnh sửa thì các bạn tích vào ổ Full Control

Rùi bạn chọn OK để kết thúc

Bước 5: Bước này chúng ta sẽ thêm User Everyone tránh trường hợp lỗi You do not permission to access \\avav\share Contact your network adminstrator to request a access

Note: Với Everyone thì máy tính nào cũng có thể truy cập vào được folder chúng ta share

Bạn chọn sang tab khác là tab Secunity chọn vào mục Edit…

Bước 6: Chúng ta chọn Add…

Bước 7: chọn vào mục Advanced…

Bước 8: Bạn kích vào Find Now để tìm User

Bước 9: để trong khi share không bị lỗi bạn chọn user Everyone rùi kích chọn ok

Bước 10: chọn OK

Bước 11: Tại user Everyone bạn kích chọn Full control để có toàn quyền sử dụng folder khi share

Cuối cùng kích chọn close kết thúc share folder qua mạng lan

Cách vào máy tính trong mạng lan

Cách 1: gõ lệnh

Để có thể vào máy tính lấy dữ liệu trong mạng lan thì các bạn vào hộp Run và nhập lệnh \\Tên máy rùi nhấn Enter

Ví dụ ở đây tên máy là: \\MAYTK-3 Enter

Sau khi Enter thì chúng ta sẽ vào được máy đó và lấy dữ liệu share

Cách 2: vào mạng lan bằng Network

Nếu biểu tượng Network của bạn ở Dektop rùi thì bạn cứ kích đụp vào là sẽ có thể nhín thấy các máy share như ảnh bên dưới

Còn nếu biểu tượng Network chưa có ở ngoài Desktop thì bạn có thể lỗi nó ra bằng cách

Kích chuột phải vào màn hình chọn Personalize

Tiếp đến bạn chọn change Desktop icons

Bạn tích vào mục Network và nhấn OK là biểu tượng Network đã ra ngoài Desktop rùi đó

Và bạn chỉ cần kích trực tiếp vào các máy và lấy dữ liệu thui

Vậy là kenhit.vn đã hướng dẫn song toàn bộ cho các bạn về thao tác kết nối mạng lan và share dữ liệu giữa cách máy tính với nhau trong cùng một mạng lan. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trong học tập hay công việc sắp tới

Chúc các bạn thành công!                                               


Video liên quan

Chủ Đề