Cách viết bài vị bằng tiếng viết

Bài vị gỗ đẹp

Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị:

1. Bài vị trên bàn thờ có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường sử dụng chất liệu gỗ làm bài vị thờ.

Bài vị gỗ đẹp Bài vị thờ gỗ Hương

2. Kích thước bài vị thường là: Trong lòng để viết chữ rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm; Kích thước tổng thể Bài vị : – Cao 38cm cùng tốt [ Tài chí, Tiến bảo] X Rộng 17cm cũng tốt [ Thêm đinh ,Tài vượng] – Cao 41cm cũng tốt [ Tiến bảo, Đinh] X Rộng 18cm cũng tốt [ lợi ích] – Cao 61cm cũng tốt [ Lợi ích, Tài lộc] X Rộng 21cm cũng tốt [ Đại cát, Tiến bảo] – Hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước Lỗ Ban và có kích thước tỉ lệ cân đối.

3. Bài vị được lưu giữ 5 đời [ngũ đại mai thần chủ] kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

4. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 [không được dư 1 hoặc dư 2] theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh [dư 3], người nữ phải vào chữ Thính [chia hết] là được.

5. Các nội dung phải có trong một bài vị [viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái]:

Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị [như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo]; tiếp đến là tước vị [nếu có]; sau đó là tên [gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có].

Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc trên:

  • Trên bài vị tổ tiên ghi các chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia đình. Thông thường hiện nay người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.
  • Trên bài vị cần chú ý ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất [A], B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội [thay vì cha mẹ], ông bà cố [thay vì ông bà nội], ông bà sơ [thay vì ông bà cố]. Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.
Bài vị thờ gỗ Hương Bài vị cửu huyền thất tổ Mẫu bài vị đẹp

Mẫu Bài vị thờ

Bài vị thờ cúng mẫu chưa sơn Mẫu Bài vị thờ gia tiên gỗ chưa sơn

Danh xưng:

Ông Sơ = Cao Tổ Phụ 高祖父 Bà Sơ = Cao Tổ Mẫu 高祖母 Chít = Huyền Tôn 玄孫 Ông Cố = Tằng Tổ Phụ 曾祖父 Bà Cố = Tằng Tổ Mẫu 曾祖母 Chắt = Tằng Tôn 曾孫 Ông Nội = Nội Tổ Phụ 內祖父 Bà Nội = Nội Tổ Mẫu 內祖母 Cháu Nội = Nội Tôn 內孫 Ông Nội Đã Mất = Nội Tổ Khảo 內祖考 Bà Nội Đã Mất = Nội Tổ Tỷ 內祖妣 Cháu Nội = Nội Tôn 內孫 Cháu Nối Dòng = Đích Tôn 嫡孫 Ông Ngoại = Ngoại Tổ Phụ 外祖父 Bà Ngoại = Ngoại Tổ Mẫu 外祖母 Ông Ngoại = Ngoại Công 外公 Bà Ngoại = Ngoại Bà 外婆 Ông Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Khảo 外祖考 Bà Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Tỷ 外祖妣 Cháu Ngoại = Ngoại Tôn 外孫 Ông Nội Vợ = Nhạc Tổ Phụ 岳祖父 Bà Nội Vợ = Nhạc Tổ Mẫu 岳祖母 Ông Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Khảo 岳祖考 Bà Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Tỷ 岳祖妣 Cháu Nội Rể = Tôn Nữ Tế 孫女婿 Cha Đã Mất = Hiển Khảo 顯考 Mẹ Đã Mất = Hiển Tỷ 顯妣 Con Trai Mất Cha = Cô Tử 孤子 Con Gái Mất Cha = Cô Nữ 孤女 Con Trai Mất Mẹ = Ai Tử 哀子 Con Gái Mất Mẹ = Ai Nữ 哀女 Con Trai Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Tử 孤哀子 Con Gái Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Nữ 孤哀女 Cha Ruột = Thân Phụ 親父 Cha Ghẻ = Kế Phụ 繼父 Cha Nuôi = Dưỡng Phụ 養父 Cha Đỡ Đầu = Nghĩa Phụ 義父 Con Trai Lớn [Con Cả] = Trưởng Tử 長子 Con Trai Lớn = Trưởng Nam 長男 Con Trai Thứ Hai [Con Kế] = Thứ Nam 次男 Con Trai Thứ Hai [Con Kế]= Thứ Nam 次女 Con Trai Út = Quý Nam 季男 Con Trai Út = Vãn Nam 晚男 Con Trai Nói Chung = Nam Tử 男子 Con Gái Lớn [Con Cả] = Trưởng Nữ 長女 Con Gái Út = Quý Nữ 季女 Con Gái Út = Vãn Nữ 晚女 Con Gái Nói Chung Nữ Tử 女子 Mẹ Ruột = Sinh Mẫu 生母 Mẹ Ruột = Từ Mẫu 慈母 Mẹ Ghẻ = Kế Mẫu 繼母 Con Của Bà Vợ Nhỏ Gọi Bà Vợ Lớn Của Cha Là = Đích Mẫu 嫡母 Mẹ Nuôi = Dưỡng Mẫu 養母 Mẹ Có Chồng Khác = Giá Mẫu 嫁母 Má Nhỏ [Tức Vợ Bé Của Cha] = Thứ Mẫu 次母 Mẹ Bị Cha Từ Bỏ = Xuất Mẫu 出母 Bà Vú Nuôi = Nhũ Mẫu 乳母 Chú Vợ = Thúc Nhạc 叔岳 Bác Vợ = Bá Nhạc 伯岳 Cháu Rể = Điệt Nữ Tế 侄女婿 Chú Ruột = Thúc Phụ 叔父 Vợ Của Chú Thím = Thẩm 嬸 Bác Ruột = Bá Phụ 伯父 Cháu Của Chú Và Bác Tự Xưng Là = Nội Điệt 內姪 Cha Chồng = Chương Phụ 嫜父 Dâu Lớn = Trưởng Tức 長媳 Dâu Thứ = Thứ Tức 次媳 Dâu Út = Quý Tức 季媳 Dâu Nói Chung = Hôn Tử 婚子 Cha Vợ [Chết] = Ngoại Khảo 外考 Mẹ Vợ [Chết] = Ngoại Tỷ 外妣 Rể Tế 婿 Chị, Em Gái Của Cha Ta Kêu Bằng Cô = Thân Cô 親姑 Chồng Của Cô = Cô Trượng 姑丈 Chồng Của Cô = Tôn Trượng 尊丈 Chồng Của Dì = Di Trượng 姨丈 Chồng Của Dì = Biểu Trượng 表丈 Cậu Cựu Phụ 舅父 Mợ Cựu Mẫu 舅母 Mợ Cấm 妗 Ta Tự Xưng Là = Sanh Tôn 甥孫 Cậu Vợ = Cựu Nhạc 舅岳 Cháu Rể = Sanh Tế 甥婿 Vợ = Chuyết Kinh 拙荊 Vợ Chết Rồi =Tẩn 嬪 Ta Tự Xưng Là = Lương Phu 良夫 Vợ Bé = Thứ Thê 次妻 Vợ Bé = Trắc Thất 測室 Vợ Lớn = Chánh Thất 正室 Vợ Sau = Kế Thất 繼室 Anh Ruột = Bào Huynh 胞兄 Em Trai = Bào Đệ 胞弟 Em Trai = Xá Đệ 舍弟 Em Gái = Bào Muội 胞 妹 Em Gái = Xá Muội 舍 妹 Chị Ruột = Bào Tỷ 胞 姊 Anh Rể = Tỷ Trượng 姊 丈 Anh Rể = Tỷ Phu 姊夫 Em Rể = Muội Trượng 妹丈 Em Rể = Muội Phu 妹 夫 Em Rể = Khâm Đệ 襟弟 Chị Dâu Tợ Phụ 似婦 Chị Dâu = Tẩu 嫂 Chị Dâu = Tẩu Tử 嫂 子 Em Dâu = Đệ Phụ 弟 婦 Em Dâu = Đệ Tức 弟媳 Chị Chồng = Đại Cô 大 姑 Em Gái Của Chồng = Tiểu Cô 小姑 Anh Chồng = Phu Huynh 夫兄 Anh Chồng Đại Bá 大伯 Em Trai Của Chồng Phu Đệ 夫弟 Em Trai Của Chồng Tiểu Thúc 小叔 Chị Vợ Đại Di 大姨 Em Vợ [Gái] Tiểu Di Tử 小姨 子 Em Vợ [Gái] Thê Muội 妻妹 Anh Vợ Thê Huynh 妻兄 Anh Vợ = Đại Cựu 大舅 Anh Vợ = Ngoại Huynh 外兄 Em Vợ [Trai] = Ngoại Đệ 外弟 Em Vợ [Trai] Thê Đệ 妻弟 Em Vợ [Trai] Tiểu Cựu Tử 小舅子 Con Gái Đã Có Chồng Giá Nữ 嫁女 Con Gái Chưa Có Chồng Sương Nữ 孀女 Cha Ghẻ [Con Tự Xưng] Chấp Tử 執子 Cha Chết Trước, Rồi Đến Ông Nội Chết. Tôn Con Của Trưởng Tử Đứng Để Tang, Gọi Là Đích Tôn Thừa Trọng 嫡孫承重 Cha Chết Đã Chôn Hiển Khảo 顯 考 Mẹ Chết Đã Chôn Hiển Tỷ 顯 妣 Anh Ruột Của Cha Đường Bá 堂伯 Em Trai Của Cha Đường Thúc 堂叔 Chị Và Em Gái Của Cha Đường Cô 堂 姑 Anh Em Bạn Với Cha Mình Niên Bá 年伯 Anh Em Bạn Với Cha Mình Quý Thúc 季叔 Anh Em Bạn Với Cha Mình Lệnh Cô 令姑 Bác Của Cha Mình Tổ Bá 祖伯 Chú Của Cha Mình Tổ Thúc 祖叔 Cô Của Cha Mình Tổ Cô 祖姑 Gia Tiên Bên Nội Nội Gia Tiên 內家先 Gia Tiên Bên Ngoại Ngoại Gia Tiên 外家先 Con Thừa Lệnh Mẹ Đứng Ra Cúng Cho Cha Cung Thừa Mẫu Mệnh 恭承母命

Con Thừa Lệnh Cha Đứng Ra Cúng Cho Mẹ Cung Thừa Phụ Mệnh 恭承父命

Giống như bát hương hay ảnh thờ trên bàn thờ thì bài vị cũng có vai trò rất quan trọng trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nó không chỉ là nơi ngự riêng của từng hương linh, chân linh, gia thần trông coi nhà cửa, tài lộc trong gia đình, mà còn là nơi con cháu tưởng nhớ, biết ơn những người đã khuất. Vậy cách lập bài vị gia tiên, thần tài như thế nào cho chuẩn, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Bài vị là gì?

Bài vị hay long vị là một tấm thẻ được làm bằng giấy hoặc gỗ mỏng, dùng để ghi tên, chức tước, ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ trên ban thờ của gia đình, từ đường, nhà thờ họ, đình, chùa, miếu…Người được khắc trên bài vị được gọi là thần chủ.

Đối với hương linh có di ảnh thì trên bài vị sẽ để ảnh của hương linh kèm theo tên và họ. Trong trường hợp không có ảnh thì sẽ ghi tên ở giữa, ngày tháng năm sinh và năm tử ở hai bên. Với những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ ngai, cỗ khám sơn son thiếc vàng.

Vì bài vị thường là vật được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác, do vậy, gia chủ thường sử dụng bài vị bằng gỗ quý như gỗ hương, gỗ lim hoặc các tấm bài vị bằng đồng thay vì làm bằng giấy như trước kia. Để tăng vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm cho phòng thờ, đồng thời tăng độ bền lâu, chống lo mối, mọt, cong, vênh khi sử dụng.

Ý nghĩa của bài vị thờ

Theo tín ngưỡng văn hóa phương Đông trong đó có Việt Nam thì bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, nó được xem là “chốn về ngự” của thần linh, gia tiên mỗi khi lễ tết cúng bái, giỗ chạp.

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, con cháu muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an thì bàn thờ gia tiên cũng cần đầy đủ, tươm tất, như vậy thì bề trên mới chứng giám phù hộ độ trì cho gia đình, dòng tộc.

Mà bài vị là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Nó không chỉ là vật phẩm tâm linh mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu với tổ tiên tiền tổ. Mà còn giúp con cháu dễ dàng phân biệt vị trí mà tên tuổi của người quá cố mỗi khi cúng khấn, triệu thỉnh vong linh.

Có bao nhiêu loại bài vị?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bài vị, được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau với những đường nét hoa văn, điêu khắc riêng.  Nhưng nhìn chung, bài vị sẽ có 3 loại phổ biến là bài vị bằng đồng, bài vị đá và bài vị gỗ.

Bài vị đá thường được chạm khắc từ đá cẩm thạch, đá hoa cương, đá xanh tự nhiên. Loại bài vị này có độ bền cao, tạo được độ trang nghiêm, uy nghi cho không gian thờ cúng. Các chi tiết trang trí có thể được chạm trổ thủ công bằng tay hoặc dùng laser để điêu khắc thay cho sức người, dù các nào thì hình ảnh tạo ra cũng rất sắc sảo và đẹp.

Bài vị đồng cũng là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, mang lại cảm giác quyền quý và sang trọng. Loại bài vị này có độ bền cao, đi cùng năm tháng, tuy nhiên gia chủ cũng cần phải chú ý thường xuyên lau chùi để bài vị luôn ở trạng thái đẹp nhất.

Ngoài hai loại trên thì bài vị gỗ cũng là một trong những loại thông dụng nhất từ xưa đến nay. Bởi đây là nguyên liệu truyền thống, dễ kiếm trong tự nhiên, đa số gia đình Việt đều có thể sở hữu. Không chỉ vậy, các họa tiết hoa sen, hoa lá cách điệu khi được khắc trên bài vị bằng gỗ sẽ sẽ mang lại nét đẹp mộc mạc, gợi nhớ về người thân và những điều xưa cũ. Tuy nhiên, bài vị này thường có độ bền kém hơn hai vật liệu trên vì nếu không xử lý tốt sẽ rất dễ bị mối mọt, ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự trang nghiêm của không gian thờ tự

Cách viết bài vị thờ gia tiên theo phong tục xưa của người Việt

Tại các nhà thờ họ hay trên bàn thờ mỗi gia đình đều có bài vị. Đối với những gia đình hoàng thân quốc thích hay các gia đình quan tước, hào môn, lý trưởng, giàu có thì cách viết lập bài vị để thờ sẽ có phần cầu kỳ hơn.

Cách viết và lập bài vị để thờ theo lễ nghi ngày xưa rất cầu kỳ và phiền phức. Gia đình có người chết muốn lập bài vị thờ thì cần làm nhà trạm bên cạnh huyệt, sau đó mời quan đến để viết bài vị [đề chủ] trước khi hạ huyệt chôn cất. 

Tục lệ mời quan có chức cao, nhất là có chân khoa bảng đến đề chủ, và một vị quan kém phẩm hơn đến phủng chủ [tức là bưng thần chủ đặt lên linh xa] hết sức tốn kém. Chủ nhà phải tổ chức đám rước quan cho nghi vệ, xếp đặt nơi hành lễ có quy củ và tiếp đãi khách trọng thể; sau khi đã tiễn đưa quan về còn phải đem lễ vật và tiền tạ ơn.

Đối với gia đình có ông bà bố mẹ được vua truy tặng danh hiệu thì khi lập bài vị thường khoa trương hơn, sử dụng bài vị vàng son, mời quan về đề chủ tại nhà thờ và ghi rõ phẩm hàm vừa được truy tặng rồi làm lễ phần hoàng. Cũng có những nhà thanh bạch muốn giữ nề nếp sẽ mời bạn thân của ông hay của bố đến đề chủ làm lễ nghi giản ước.

Cách viết bài vị để thờ ngày nay

Ngày nay, hầu hết các gia đình khi có người mất hay thờ thần tài đều nhờ sư thầy hoặc các thầy cúng viết bài vị cúng. Nội dung bài vị thờ thần tài và bài vị thờ tổ tiên được viết bằng chữ Hán Nôm. Bài vị có thể khắc chữ trên gỗ. Hoặc nhờ các thầy viết chữ lên giấy rồi dán vào bài vị.

Có nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiểu hay không cũng là điều mà nhiều gia chủ thắc mắc. Chúng ta không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt theo tư tưởng dân tộc. Vì nội dung viết bài vị để thờ có những chữ không có chữ thuần âm Việt. Hoặc nếu có thì nghe không hay, không trang trọng.

Để chữ trên bài vị khi đọc được trang trọng đúng theo thuần phong mỹ tục thì phía mặt trước bài vị nên khắc chữ Hán nôm. Còn chữ Việt, ta dịch nghĩa khắc phía sau bài vị để con cháu dễ đọc và biết bài vị đó thờ ai . Như vậy, vừa đảm bảo quy luật mà vẫn phù hợp với sự thay đổi chữ viết của xã hội.

Những gia đình cẩn trọng hơn thì tìm đơn vị làm đồ thờ giỏi có nghiên cứu sâu về văn hóa thờ cúng, hay cơ sở sản xuất am hiểu về chữ Hán Nôm và nắm rõ được niêm luật viết bài vị để nhờ họ tư vấn rồi đặt làm mẫu bài vị cho phù hợp với kích thước, phong thuỷ phòng thờ.

Nguyên tắc lập bài vị

Chính vì sự uy nghiêm và tầm quan trọng của mình nên việc lập và đặt bài vị luôn là vấn đề yêu cầu sự chính xác tuyệt đối. Nhiều gia chủ hẳn rất đau đầu không biết cách lập bài vị và quy tắc lập ra sao cho đúng. Vì vậy, nhà thờ họ xin đưa ra cho bạn một vài gợi ý sau đây:

Kích thước bài vị

Nội dung trên bài vị thờ gia tiên được viết theo kích thước và trình tự như sau:

+ Lòng để viết chữ rộng từ 3 – 4 cm, cao từ 13 – 21cm.

+ Kích thước tổng thể của bài vị: Cao 38cm [ cung tốt Tiến bả,  Tài chí] x Rộng 17cm [cung tốt thiêm đinh, Tài vượng]. Cao 41cm, 61cm x chiều rộng lần lượt là 18cm, 21cm. Hoặc  chủ nhà có thể chọn một số kích thước khác hợp với tuổi thước Lỗ Ban, tuy nhiên cần chọn kích thước có tỉ lệ cân đối.

Số từ viết trên bài vị

Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 chứ không được dư 1 hoặc dư 2]. Quy tắc dựa theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu người chết là nam giới thì phải vào chữ Linh [dư 3], nữ rơi vào chữ Thính [chia hết] là được.

Nội dung phải có trong một bài vị

Thông thường, chữ viết trên bài vị là chữ Hán Nôm theo chiều dọc từ trên xuống và từ phải qua trái cụ thể như sau:

Cách viết bài vị để thờ các cụ ông

-Đầu tiên ở giữa ghi vai vế quan hệ xưng hô của người chủ cúng với người đã khuất.

– Tiếp theo ghi tước vị = học vị, chức vụ, tước vị được phong [nếu có].

– Tên tự, tên huý

– Tên hiệu.

– Tên thụy [nếu có] 

– Cuối cùng ghi 3 chữ “Chi Linh Vị” hay “Thần vị” “Thần Chủ”, “Bài Vị”, “ Tọa vị”, “ Linh Vị”.

Góc phía trên bên trái viết ngày tháng năm sinh [nếu nhớ]. Góc phía dưới bên trái ghi ngày tháng năm chết.

Cách viết nội dung theo đời bài vị để trong nhà thờ họ:

  • Đệ nhất đại tổ [hoặc thủy tổ 始祖]
  • Đệ nhị đại tổ
  • Đệ tam đại tổ
  • Đệ tứ đại tổ
  • Đệ ngũ đại tổ

Cách viết vai vế bài vị tổ chi trong nhà thờ chi tộc hiện nay

  • Thêm “Can” thì viết theo đời thứ tự :
  • Đệ nhất đại tổ Giáp chi
  • Đệ nhất đại tổ Ất chi
  • Đệ nhất đại tổ Bính chi
  • ….

Cách viết bài vị để thờ gia tiên theo quan hệ gia đình:

  • Bố đẻ ra ta là 顯考 [hiển khảo]. Ghi chú: không đề 父親 [phụ thân] đây là cách gọi khi người còn sống.
  • Cha của hiển khảo tức ông nội là 祖考 [tổ khảo] hoặc  祖父 [tổ phụ]
  • Cha của tổ khảo [cụ nội] là  曾祖考 [tằng tổ khảo]
  • Cha của tăng tổ [kỵ nội]:  高祖考 [cao tổ khảo]
  • Cha của cao tổ tức ông tổ: 天祖 考 [tiên tổ khảo]
  • ….
  • Người khai sinh ra dòng họ hay nghề nghiệp nào đó là 始祖 [Thủy tổ]

Cách viết bài vị để thờ mẹ, bà, cụ bà…..

-Đầu tiên phải ghi rõ vợ cụ nào [vai vế, tước vị, tên hiệu của cụ ông] quan hệ như nào với người chủ cúng. Thay chữ [khảo考] bằng chữ [tỉ 妣 ]. Vợ cả ghi chính thất, vợ 2 thì ghi á thất hoặc thứ thất,…

– Tên húy, tên tự, tên hiệu và thụy [nếu có]

– Cuối cùng là “chi Linh vị”,“Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

– Hai bên phải ,trái ghi ngày tháng năm sinh, mất như các bài vị khác.

Lưu ý: có trường hợp bài vị các cụ bà không ghi tên ông. Hay bài vị để chung cả cụ ông và cụ bà. Bài vị thờ được lưu giữ 5 đời [ngũ đại mai thần chủ] kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 sẽ đem hóa, chôn hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ cúng chung. Cách viết bài vị đám tang và cách viết bài vị bà tổ cô cũng tương tự như viết bài vị chúng tôi nêu ra phía trên. 

Những lưu ý trong việc đặt bài vị

Sau khi đã nắm rõ những quy tắc ở trên, nhiều người tưởng rằng có thể tự đặt bài vị ngay được. Tuy nhiên có những lưu ý nhỏ quan trọng mà bạn có thể chưa biết. Bạn cần chú ý những chi tiết này để làm một bài vị trang nghiêm với đầy lòng tôn kính, tránh những sai lầm đáng tiếc phạm đến tổ tiên.

Bài vị có thể đặt riêng hoặc đặt trên ngai thờ, trong khám. Vị trí trước nhà, minh đường, những nơi có khí lưu thông thoáng. Nếu bạn sống ở nhà nhiều tầng thì bàn thờ và bài vị phải được đặt ở tầng cao nhất.

Cần tìm hiểu hướng tốt nhất theo phong thủy để đặt bài vị, như vậy sẽ có thêm nhiều may mắn, thành công.

Nếu gia chủ là trưởng họ hoặc trưởng chi thì thần chủ không bao giờ thay đổi. Các nhà còn lại sẽ thay đổi theo ngũ đại mai thần chủ. Trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. 

Tránh đặt bài vị đối diện với những mặt phẳng mang tính phản chiếu như hồ cá, gương. Ngay dưới chân bài vị tuyệt đối không được đặt các thiết bị như loa, đài, ti vi, máy tính, …

Đặt bài vị dưới thanh xà ngang trên nóc nhà cũng có thể tạo ra sự nặng nề, bí bách.

Trên bàn thờ gia tiên, bài vị tổ tiên phải đặt bên phải, bài vị thần linh đặt bên còn lại. Nếu làm trái rất có thể gia chủ sẽ phải gánh nhiều hậu họa nghiêm trọng.

Bạn cần lau dọn bao sái ban thờ, bài vị thường xuyên và ngoài những vật dụng thờ cúng cần có trên ban thờ như bài vị, bát hương, mâm bồng, …thì bạn không nên để thêm bất kỳ đồ vật trang trí không cần thiết khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hướng dẫn lập bài vị, cách lập bài vị thờ gia tiên, cách lập bài vị thần tài. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề