Cách xử lý hoa hồng bị úng nước

Làm thế nào để biết cây đang bị úng nước?

Nhận biết tình trạng cây bị úng nước là rất quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng cây bị chết. Nguyên nhân đầu tiên là do cung cấp quá nhiều nước trong khi nhu cầu của cây không nhiều như vậy.

Một số biểu hiện rõ ràng nhất là lá cây bị vàng hoặc có màu xanh, chồi non không phát triển. Trên chồi non có các biểu hiện như màu lá bị ngả vàng hoặc nâu. Trên lá xuất hiện các vết loang lổ, màu lá không tươi và dễ bị héo.

Nếu mà cung cấp quá ít nước thì cây sẽ héo và rũ. Nếu cung cấp nhiều quá nhiều nước thì cây không những không hấp thụ được nước mà còn phản tác dụng.

Nước nhiều nên cây không hấp thụ được muối khoáng và chất dinh dưỡng từ trong đất.

Cây trồng bị úng nước

Tình trạng thối rễ cùng diễn ra khi cây bị úng, thường bạn sẽ ngửi thấy mùi thối khó chịu từ rễ cây.

Đặc biệt nếu dưới chậu cây không có lỗ thoát nước thì khả năng cây bị úng là rất cao. Bạn có thể lấy hẳn cây ra khỏi chậu và kiểm tra xem rễ cây còn sống được không? Nếu rễ đã thối thì bạn có thể chuyển sang chậu khác có lỗ để cây phát triển.

>>> Xem thêm: Nên trồng loại cây ăn quả gì?

Tác hại cho cây hồng khi chậu hồng bị tưới quá dư nước?

+ Tưới quá nhiều nước làm chậu lúc nào cũng ẩm ướt-> Cây hồng dễ bị nấm bệnh tấn công, nhất là bệnh thối gốc.

+ Tình trạng tưới dư nước cho chậu hồng kéo dài lâu dễ làm:

  • Bề mặt chậu bị rong rêu sinh trưởng bề mặt chậu-> làm kín bề mặt chậu -> ngăn nước bốc hơi -> chậu rất lâu khô, nhiều khi nắng cả ngày mà chậu vẫn không khô.
  • Phân bón dạng hạt trên bề mặt chậu rất dễ bị rữa trôi, rễ cây hồng không hấp thụ được.
  • Làm giá thể mau bị mục rữa-> làm không khí không lưu thông tốt, rễ hồng kém phát triển, cây còi cọc.
Hình ảnh bề mặt chậu trồng hồng bị rong rêu bám đầy
Rong rêu bám kín bề mặt chậu hoa hồng, rất khó hấp thụ phân bón

Clip đề cập dấu hiệu nhận biết chậu hồng tưới dư nước

Cách khắc phục việc tưới dư nước cho chậu hồng

Nếu lượng nước tưới như hằng ngày vẫn tưới mà chậu hồng đến chiều tối mà vẫn ẩm ướt như clip bên trên, thì sáng hôm sau, tưới lên chậu lượng nước ít hơn. Và đến chiều lại quan sát xem chậu đã khô ráo hay vẫn ẩm ướt để điều chỉnh lại lượng nước tưới cho thích hợp nhất.

Mẹo chăm sóc, chống úng cho hoa hồng mùa mưa | Nông nghiệp phố

Ngày:27/09/2021 lúc 15:12PM

Hỏi: Trường hợp rễ bị thối phải xử lý làm sao?

Ảnh: Sưu tầm

Đáp:

Bệnh thối rễ của hoa hồng do nấm hại phát triển bên trong giá thể trồng hồng. Có 2 loại nấm gây nên bệnh thối rễ ở hoa hồng chủ yếu là nấm Armillaria và nấm Phytophthora.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây bị thối rễ đa phần là do giá thể trồng không được thoát nước tốt,ở trên thì khô còn ở dưới có một lượng nước đọng lại, dẫn đến việc giá thể trồng hồng bị ngập úng trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, bộ rễ non không phát triển được và từ từ sẽ bị thối nhũng.

Lúc này, thì mình nên thay chậu và giá thể giúp cây có thể thoát nước tốt và loại bỏ bớt những rễ bị thối nhũng. Sau khi thay giá thể, thì quý khách hàng có thể sử dụng một trong những loại thuốccó các hoạt chất như:Thuốcgốc đồng, Fosetum aluminium,…

Cách tiến hành thay chậu như sau:

Chuẩn bị 1 chậu trồng có lỗ thoát nước đủ to, 1 bịch giá thể phù hợp với kích thước cây và chậu [phải đạt yêu cầu thoát nước tốt], 1 lớp xỉ than hoặc tro trấu.

Sau đó tiến hành thay chậu cho cây. Riêng về cách tiến hành thay chậu thì quý khách có thể tham khảo clip dưới đây:

Lưu ý:

Khi lựa chọn giá thể trồng hồng, phải đạt được 2 tiêu chísauđây: có thể thoát nước tốt vào mùa mưa, và giữ ẩm tốt vào mùa nắng nóng.

Quý khách hàng có thể kết hợp đất thịt, đất đỏ, xơ dừa, tro trấu, mùn cưa, vụn xỉ than tổ ong, phân bò, vv..với tỷ lệ phù hợp để đạt được 2 tiêu chí trên.

Video liên quan

Chủ Đề