Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1870, Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) đổi thành công ty Vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động không thay đổi. Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu tượng của công ty, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa; chính vì vậy công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa.

Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn – trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.

[Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 3D]

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc.

Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 7/9/1979, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh". Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, Bảo tàng còn phối hợp và liên kết có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, xuất bản các ấn phẩm, chiếu phim tư liệu, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện những bộ sưu tập hiện vật, những tư liệu hồi ký về Bác Hồ; trưng bày lưu động các chuyên đề có liên quan đến hoạt động của Người. Ngoài ra, Bảo tàng còn là nơi các tổ chức đoàn thể đến tổ chức các hoạt động phong trào sinh hoạt truyền thống: các cuộc họp mặt, học tập, vui chơi, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố. Thành phố cũng thường chọn nơi đây để tổ chức kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước và thành phố, đặc biệt các ngày 30/4, 19/5, 5/6, 2/9…

Hơn 30 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bảo tàng đã đón tiếp trên 30 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.... ---

Thời gian mở cửa

Thứ ba đến chủ nhật

Sáng: 7h30 đến 11h30

Chiều: 13h30 đến 17h Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Tel : (028) 38255740 - 39401053; Fax: (028) 39402060

Các chi nhánh khác

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó-Cao Bằng

Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào-Tuyên Quang

Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang-Hà Nội

Nhà số 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi nhà này có hai lối ra vào là 48 phố Hàng Ngang và 35 phố Hàng Cân.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Quảng trường Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh, Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Thừa thiên Huế

Thừa Thiên Huế, mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước giai đoạn 1895 -1901 và 1906 - 1909. Chính nơi đây đã góp phần hun đúc và hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Quân khu 5

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5, tọa lạc tại số 01 đường Duy Tân, được khởi công xây dựng vào năm 1976 tại thành phố Đà Nẵng. Ngày 19 tháng 5 năm 1977, Bảo tàng chính thức đi vào hoạt động, và được xếp hạng là bảo tàng Quốc gia hạng hai vào năm 1995. Nơi đây, theo nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 5, ngôi Nhà sàn và ao cá Bác Hồ được dựng lại theo tỷ lệ 1/1 đúng với di tích ở Thủ đô Hà Nội.

Cảng nahf rồng đặt tên là bảo tàng năm nào năm 2024

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Gia lai và Kontum

Nhà Lưu niệm nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum được khởi công xây dựng từ ngày 2/9/1982 tại khu vực trung tâm thành phố Pleiku. Nhà được xây dựng kiên cố, có cấu trúc giống như nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc với những nét hoa văn đẹp và thoáng.