Cao lầu hội an là gì năm 2024

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam".

Cao lầu hội an là gì năm 2024
Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên

Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Cao lầu hoàn toàn xứng đáng với lời khen tặng đó, bởi để tạo nên một tô cao lầu ngon, đã ăn một lần là nhớ, người chế biến phải thực sự tuân thủ những nguyên tắc cầu kỳ của món ăn.

Thực tế, rất nhiều người từ nơi xa đến, thường hay nhầm lẫn giữa cao lầu với mì quảng của xứ Quảng. Nhưng cao lầu và mì quảng lại là hai món ăn hoàn toàn khác biệt trong cách chế biến.

Sợi cao lầu được chế biến từ gạo thơm. Để ngâm gạo làm nên sợi cao lầu, phải lấy nước tro từ đảo Cù lao chàm của Hội An, sau đó người Hội An khéo léo chế biến thành những sợi dài hơn 10cm, dày 0,5cm có màu vàng nhạt do sau khi ngâm nước tro.

Cao lầu hội an là gì năm 2024
Sợi cao lầu dai nhờ ngâm nước tro từ đảo Cù lao chàm Hội An, luộc bằng nước giếng cổ Bá Lễ

Khi ăn, người nấu phải ngâm sợi cao lầu vài giờ đồng hồ với nước, sau đó vớt ra rửa sạch, luộc bằng nước lấy từ chiếc giếng cổ Bá Lễ (nằm trong khu phố cổ Hội An) nấu sôi, cho đến khi sợi cao lầu khô chín. Khi chín, sợi cao lầu vẫn giữ được độ dai nhưng mềm ngon.

Nguyên liệu làm nên vị ngon của món cao lầu chính là món thịt xíu ngon tuyệt. Thịt chọn để xíu phải là loại thịt nạc đùi của heo quê, tươi ngon. Ướp thịt với các loại gia vị như ngũ vị hương, đường, muối, bột nêm, tỏi giã nhuyễn, nước tương... để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ, sau đó đổ nước ướp thịt vào sên cho đến khi miếng thịt thấm, nhưng nước vẫn không cạn hẳn. Nước thịt xíu được dùng làm nước nhưn cho tô cao lầu.

Cao lầu hội an là gì năm 2024
Thịt chọn để xíu là loại thịt nạc đùi của heo quê, tươi ngon. Ướp thịt với ngũ vị hương, đường, muối, bột nêm, tỏi giã nhuyễn, nước tương... để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ

Khi ăn, cho một ít cao lầu đã luộc vào tô, cắt thịt xíu xếp lên, rưới một chút nước thịt xíu... Nhưng như vậy chưa đủ. Cao lầu phải ăn kèm với rau cải con, giá trụng, rau thơm, rau quế… mà phải là rau được trồng từ làng rau Trà Quế nổi tiếng tại Hội An, mới đúng chất. Rau ở làng Trà Quế lá nhỏ, nhưng mùi thơm riêng biệt của mỗi loại rau không lẫn vào đâu được.

Đặc biệt, đó chính là miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Và nhất định, phải có trái ớt xanh vừa cay xè nhưng đẫm vị ngọt, thì mới đúng là ăn cao lầu…

Cao lầu hội an là gì năm 2024

Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên. Đó cũng chính là lý do khiến cho cao lầu trở thành món ăn tinh túy, đặc trưng của phố Hội cổ kính.

Theo chỉ dẫn của những “thổ địa” của Hội An, nếu để ăn đúng cao lầu ngon nên ghé những quán cao lầu gánh. Cao lầu bà Bé (trong khu chợ ở đầu đường Trần Phú) hoặc quán cao lầu bà Thanh đường Trần Cao Vân (ngay ngã tư Công Chánh) là quán cao lầu gánh được nhắc đến khá nhiều bởi cao lầu được chế biến chính hiệu.

Hoặc có thể tới quán Mì quảng ông Hai có bán món cao lầu rất ngon ngay tại chợ vải Hội An, nhưng chỉ bán vào buổi tối. Hầu hết các nhà hàng ở Hội An đều bán kèm món cao lầu này, và tùy mỗi “gu” thưởng thức, bạn sẽ chọn được cho mình tô cao lầu hợp khẩu vị nhất.

“Ai qua phố cổ Hội An, Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu”. Câu ca ấy cho thấy cao lầu là món đặc sản trứ danh của người phố Hội nên ai đến Hội An cũng nên thưởng thức một lần cho biết.

Nói đến ẩm thực Hội An là người ta sẽ nhắc ngay đến món cao lầu. Một tô cao lầu giá chỉ chừng 30-35 ngàn đồng, tức chưa tới 2 USD, nhưng chứa đựng trong đó cả hồn cốt và cái tình của người phố Hội. Cao lầu ngon từ sợi mì vàng ươm dai dai, giòn giòn, cho đến miếng thịt xíu mềm mọng, chút da heo chiên giòn, nhúm rau sống xanh mướt thơm thơm, chút bánh tráng nướng giòn tan và thứ nước sốt ngầy ngậy pha vừa vặn tuyệt khéo... Tất cả hòa quyện tạo nên hương vị ngọt thơm, bùi béo và thanh mát rất hấp dẫn.

Theo lời của người dân gốc Hội An thì cao lầu có từ khoảng thế kỉ 17, tức thời kì thương cảng Hội An sầm uất, khi thuyền buôn từ các nước phương Tây và phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Hoa vào ra giao thương tấp nập.

Nguồn gốc cao lầu không ai biết rõ từ đâu, có người cho rằng bắt nguồn từ Trung Hoa vì có thịt xá xíu, số khác lại cho rằng xuất phát từ Nhật Bản vì có sợi mì gần giống với mì Udon của nước này, nhưng xem ra hai cách giải thích đều không thỏa đáng bởi cả hai nước ấy đều không có món nào giống với cao lầu của Hội An. Có lẽ cao lầu là một món ăn của riêng người Hội An, được chế biến trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa ẩm thực khác nhau, trong đó có cả Trung Hoa và Nhật Bản.

Cái tên cao lầu cũng là một sự lí giải thú vị. Người ta cho rằng, các tiệm cao lầu ở Hội An thường nằm bên sông và có lầu cao, khách ăn ngồi trên lầu cao vừa thưởng thức vừa ngắm cảnh ghe thuyền vào ra buôn bán, vì thế món này mới có tên là “cao lầu”.

Thực hư chẳng rõ thế nào, chỉ biết trải qua hàng trăm năm, cao lầu giờ đã trở thành thứ đặc sản không thể thiếu đối với du khách khi đến với phố Hội sông Hoài.

Nếu có dịp đến Hội An, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy món ăn nổi tiếng này ở nhiều hàng quán, từ vỉa hè bình dân cho đến nhà hàng sang trọng, đâu đâu cũng có./.