Cát bụi cuộc đời sáng tác năm bao nhiêu năm 2024

“Cát bụi cuộc đời” là một ca khúc bolero đầy trữ tình, sâu lắng. Ca khúc do nhạc sĩ Hà Sơn sáng tác, được nhiều ca sĩ thể hiện, trong đó bản cover của ca sĩ Đan Nguyên nhận được sự yêu mến của nhiều khán giả.

Nhạc sĩ Hà Sơn sinh năm 1987, có tên thật là Trần Thanh Thiện. Anh là con trai út trong 1 gia đình tại tỉnh Trà Vinh. Nhà có bốn anh em trai và không có truyền thống về nghệ thuật. Thế nhưng Hà Sơn lại có niềm đam mê âm nhạc mãnh liệt ngay từ thủa nhỏ, nên từ khi học trung học đã tập tành sáng tác. Ở thời điểm đó, anh chỉ soạn lời cho một số bài vọng cổ và đặt lời Việt cho một số ca khúc nước ngoài mà anh yêu thích do chưa có kiến thức về nhạc lý.

cát bụi cuộc đời đàn nguyên

Sau này, những thành công trong một số giải ca khát đã thúc đẩy anh theo đuổi con đường âm nhạc của mình. Năm 2012, anh học Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu theo đuổi con đường sáng tác âm nhạc. Dòng nhạc anh theo là bolero, với những ca khúc mang âm hưởng dân ca. “Cát bụi cuộc đời” là một bài hát nổi tiếng của Hà Sơn. Ca khúc này được sáng tác dựa theo quan sát của Hà Sơn về cuộc sống.

Rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công ca khúc “Cát bụi cuộc đời”, trong đó có Đan Nguyên. Anh là một ca sĩ người Mỹ gốc Việt theo đuổi dòng nhạc vàng. Khán giả trong nước và hải ngoại yêu mến Đan Nguyên nhờ chất giọng trầm buồn, cách phát âm đặc trưng và đầy lôi cuốn. Không chỉ những khán giả lớn tuổi mà những người trẻ đam mê dòng nhạc vàng cũng đều yêu mến anh.

Dù đã gần 20 năm sau khi Trịnh Công Sơn rời bỏ nhân thế, nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian và đồng hành với bao thế hệ người Việt. Mỗi phần con người hay những cảm quan sáng tác của Trịnh vẫn còn những bí ẩn và nhiều điều thú vị.

Khám phá Trịnh và nhạc Trịnh là khám phá một vẻ đẹp đặc biệt của Việt Nam. Không tỏa sáng rực rỡ thu hút ánh nhìn như châu ngọc, mà êm dịu nhẹ nhàng, dung dị gần gũi, càng hiểu về những chi tiết, ta càng cảm nhận được sự kỳ diệu trong những lời ca, nốt nhạc.

Trịnh Công Sơn ghi dấu bằng những tác phẩm thuộc dòng Tân nhạc Việt Nam. Những sáng tác đầu tay của ông được viết năm ông 17 tuổi, là “Sương đêm” và “Sao chiều.” Nhưng tác phẩm được xuất bản đầu tiên của Trịnh là “Ướt mi,” in năm 1959. Rồi ông được nhiều người biết đến và yêu thích.

Kể từ đó, suốt một đời “cát bụi mệt nhoài” của mình, Trịnh Công Sơn đã viết nên hơn 600 ca khúc và tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật khác như làm thơ, đóng phim, vẽ tranh nhưng không chuyên.

Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đắk Lắk, nhưng lớn lên tại Huế. Năm 18 tuổi, ông bị tai nạn nghiêm trọng trong lần tập Judo cùng em trai, phải nằm viện hai năm. Cũng trong khoảng thời gian ốm bệnh này, niềm đam mê âm nhạc của ông được đánh thức, sau đó ông tập trung sáng tác.

22 tuổi, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn thi đỗ và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại Trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Tại đây ông gặp Khánh Ly, cô ca sĩ gắn bó nhiều nhất với con đường nghệ thuật của ông và hai người cùng nổi danh khi đến Sài Gòn.

Sau ngày Thống nhất, ông trở về Huế, rồi quay lại Sài Gòn và ra đi tại thành phố này vào năm 2001, một mình. Nhiều người, có cả những người quen thân với Trịnh Công Sơn, nói rằng cuộc đời của ông bi kịch, buồn thương và cô đơn. Nhưng những người yêu nhạc Trịnh sau này ngoài thương tiếc cho cuộc đời ấy hẳn cảm ơn những ngày tháng ấy, để Trịnh có những cảm quan, trải nghiệm mà viết lên những bài ca bất hủ.

Âm nhạc gắn liền với đời và phận Trịnh Công Sơn. Ông viết nhạc từ đời từ những điều được thấy, được trải qua. Dù cuộc đời có nhiều buồn thương cô độc, nhạc Trịnh vẫn không bao giờ bi lụy, thê thảm hay tuyệt vọng. Với kho tàng âm nhạc đồ sộ, nhạc Trịnh hàm chứa tất cả hỉ nộ ái ố bi hoan ly hợp, xúc cảm mãnh liệt đến đâu cũng được hóa giải trong âm điệu nhẹ nhàng chậm chậm trải, trong lời ca dung dị thân thương nhưng cũng đầy chiêm nghiệm triết lý.

Bất cứ ai cũng tìm thấy mình trong ít nhiều câu ca của Trịnh, vì những gì Trịnh viết là thật lòng thật dạ, viết từ quá khứ, từ những yêu và đau trong đời người nghệ sỹ. Trịnh Công Sơn viết nhạc cho đại chúng, tác phẩm của ông mang những giá trị tinh thần bất diệt, được đông đảo yêu mến, đón nhận và có sức sống trường tồn với thời gian.

Dường như, trong từng nốt nhạc tiếng lời của Trịnh, nỗi buồn man mác luôn hiển hiện, thấm đẫm. Là “Diễm xưa,” “Hoa vàng mấy độ,” “Mưa hồng” – trong yêu thương đôi lứa vẫn thấy một chút tình sầu, tình nhớ. Một lần cà phê để con tim lặng lại, ta ngẫm về đời kiếp con người, “Một cõi đi về,” “Cát bụi” hay “Chiếc lá thu phai” vang lên như chiêm nghiệm như than thở nhưng lại đầy an ủi và bao dung cho những tâm hồn thương tổn.

Trịnh Công Sơn là một người kiên cường với đam mê âm nhạc mãnh liệt. Trong thời kỳ Chiến tranh Miền Nam, dù bị cả hai bên cấm đoán vì tư tưởng khác biệt, Trịnh vẫn miệt mài sáng tác những bài hát phản đối chiến tranh và kêu gọi nền hòa bình, thống nhất cho dân tộc Việt Nam. 30/04/1975, Trịnh Công Sơn đã lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn,” hòa cùng niềm vui chung của nước nhà trong ngày Thống Nhất.

Khoảnh khắc khi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn còn sống.

“Chuyện Trịnh…” là khúc dạo đầu cho loạt bài viết về Trịnh Công Sơn, mỗi bài là một chiêm nghiệm của chúng tôi về cố nhạc sỹ và những sáng tác của ông. Tuy có thể chưa được hoàn hảo như quý vị mong đợi, song quả là chúng tôi đã dành trọn tình yêu và tâm huyết khi thực hiện từng bài. Mong rằng có thể truyền tải tới các bạn – quý độc giả kính mến – một chút thi vị từ một người con đất Việt dành cả đời rong ruổi với những lời ca, nốt nhạc.

Chúc các độc giả có những phút giây êm đềm và tuyệt vời, đắm chìm trong âm nhạc và hiểu hơn con người Trịnh Công Sơn!

Nổi bật nhất trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn là dòng nhạc về thân phận con người đượm triết lý Phật giáo và dòng nhạc phản chiến với những sắc thái đặc biệt. Phật tính và tư tưởng phản đối chiến tranh trong các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn tuy khác biệt luôn hướng đến những giá trị nhân văn, về những điều tốt đẹp, kêu gọi sự yêu thương giữa người với người. Dù là những triết lý Phật pháp hay dòng nhạc phản chiến, tất cả đều hòa quyện trong chất nhạc trữ tình lãng mạn, man mác, u hoài tạo nên một phong cách độc đáo, chỉ có ở Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn hát bài ‘Ở trọ.’

Thực hiện: Thanh Huyền-Nguyễn Trang-Thùy Linh-Trung Hiếu-Minh Ngọc-Hải Đăng-Thùy Dung-Nhật Linh-Ngân Tuệ

Chủ Đề