Câu chuyện 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc của tác giả Nghiêm Văn Tân

Đài Hoa Tím kể chuyện mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh trong khi đảm bảo huyết mạch giao thông ở Ngã Ba Đồng Lộc, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Tác giả là một công nhân luyện gang, luyện thép ở Khu Gang thép Thái Nguyên, đồng thời là một bạn văn chương. Tôi đã đọc Đài Hoa Tím từ khi sách mới “ra lò”, nói theo cách của công nhân gang thép, mùi giấy còn thơm. Nhưng đến lần tái bản này, vẫn một Đài Hoa Tím năm nào, tôi đọc với một cảm giác khác hẳn.

Tác phẩm được bổ sung them phần hai gồm hai chương Đêm và Ngày và hay hơn hẳn. Đêm không kể chuyện các cô gái Tiểu đội Đồng Lộc nữa, mà kể chuyện chính tác giả đi tìm lại cuộc đời các cô ra sao, lặn lội bao nhiêu lần, vất vả ra sao, đã hoàn thành tác phẩm như thế nào. Không phải để khoe công mà trái lại, để thú nhận sự bất cập của tài văn trước một thực tế chiến trường vĩ đại, trước những tấm gương anh hùng còn tiềm ẩn những triết lý sâu xa của những đời thường của một dân tộc đang đứng lên tìm lại mình. Hóa ra, sự thú nhận của tác giả lại chính là một nét tiêu biểu của giới văn chương hôm nay trước đề tài chiến tranh còn nguyên vẹn những đòi hỏi, những khát vọng được tìm hiểu và tái hiện với một tầm cao tương xứng. Tác phẩm toát lên một tấm lòng biết ơn không bờ bến của nhân dân ta với những người ngã xuống trên chiến trường. Ngày kể chuyện viễn tưởng vào năm 2018, nhân vật Tôi [tác giả] cùng bầu đoàn con cháu của mình trở lại Đồng Lộc và thấy lòng biết ơn đó được nâng lên một tầm cao như thế nào. Thật thú vị.

Từ lâu tôi đã làm bài Hà Lạc cho Nghiêm Văn Tân, khi ấy bạn bè còn gọi anh bằng cái tên quen thuộc là Đồng Tâm [chính cái tên này mới nói lên cái mệnh của anh]. Có lẽ vì cái mệnh như thế nên giời đất xui khiến anh bỏ quê Hà Nội lên Thái Nguyên làm công nhân gang thép. Và khi mơ mộng làm văn chương thì chọn cái đề tài vô cùng khó khăn đối với chàng trai Hà Nội – Thái Nguyên miêu tả hành động anh hùng [có sức kêu gọi và quy tụ lòng người] của mười cô gái trên đất lửa Đồng Lộc. Trong thực tế Nghiêm Văn Tân đã thấy đây là một công việc lớn đối với anh nên anh đã bỏ một phần đời của mình, mười năm chứ không ít, để có được gần 200 trang, và nay là gần 300 trang 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc.

Đọc cuốn sách này ta sẽ thấy anh biến thành một người của Hà Tĩnh. Câu sau đây ta biết anh “thuộc” Hà Tĩnh thế nào: Qua cầu Phố Châu đến cầu Kè, cầu Tấn, cầu Sến, cầu Hà Tân. Qua cầu Nan Nhe, đến cầu Sài Phố, rồi đến cầu Mãn Châu là đến xã Sơn Hồng.

Có thể nói đây là tác phẩm “mệnh” của Nghiêm Văn Tân, anh đã viết với tất cả tinh hoa của đời mình, mà anh vẫn chưa cho thế là đủ.

10 Cô Gái Ngã Ba Đồng Lộc

Có lẽ cái tên Ngã Ba Đồng Lộc đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nơi ấy ghi dấu tiểu đội các cô gái Thanh niên xung phong gan dạ, quả cảm, chiến dấu và hy sinh anh dũng, để lại bài ca đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam vang vọng mãi.

Tính chân thực lịch sử, tính thời đại và tính nhân bản thấm nhuần trong cuốn sách 10 Cô Gái Ngã Ba Đồng Lộc. Hy vọng, thông qua đó, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và thiết thực về lịch sử một thời, những con người một thời oanh liệt và đáng trân trọng.

Sách được chia thành 3 phần:

- Phần 1: Đồi hoa tím

- Phần 2: Vĩ Thanh

- Phần Phụ lục:

  • Sống lại một Ngã Ba Đồng Lộc huyền thoại
  • Gặp tác giả đầu tiên viết truyện ký về mười cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc
  • Thư của người nhà liệt sĩ Dương Thị Xuân gửi tác giả Nghiêm Văn Tân
  • Một tập sách - một đời văn

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!

Huyền thoại 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; về sự hy sinh cao cả của 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi.

 

Lực lượng dân công hoả tuyến lấp hố bom của địch, mở đường mới cho xe ra chiến trường tại khu vực ngã ba Đồng Lộc [Hà Tĩnh]. Ảnh: Văn Sắc/TTXVN


Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh; khu vực này nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua ngã ba Đồng Lộc. Đây được xem như “Yết hầu”, các đoàn xe vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà con đường độc đạo này đã trở thành vị trí chiến lược, nơi đấu trí, đấu lực giữa ta và địch. Với dã tâm muốn biến Ngã ba Đồng Lộc thành “tọa độ chết”, hòng cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá Ngã ba Đồng Lộc 1.863 lần, với gần 50.000 quả bom các loại; ước tính, mỗi mét vuông diện tích ở đây phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn.

 

Bất chấp máy bay Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt tại ngã ba Đồng Lộc  các đoàn xe vẫn dũng cảm bám đường, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Ảnh: Văn Sắc/TTXVN


Trong khói lửa đạn bom ác liệt, sự sống và cái chết cận kề nhưng đã có trên 16.000 người thuộc các lực lượng ngày đêm vẫn kiên cường bám trụ, mưu trí, chiến đấu dũng cảm trên đất lửa Đồng Lộc, với quyết tâm sắt đá: “Tim có thể ngừng đập nhưng đường phải thông”, “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “đường chưa thông không tiếc xương, tiếc máu”, địch phá một ta làm mười”… đã trở thành lý tưởng, phương châm sống, chiến đấu của các lực lượng lúc bấy giờ.
Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giành được thắng lợi một cách oanh liệt, tuy nhiên cũng phải phải đánh đổi biết bao xương, máu, tuổi xuân và biết bao nước mắt của những đau thương của người mẹ mất con, vợ mất chồng, con cái mất cha, mẹ,… Trên chiến trường khốc liệt này, đã có hàng trăm người con ưu tú của dân tộc mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ, linh hồn của họ đã hóa thân vào hồn thiêng sông núi. Tiêu biểu là 10 nữ Thanh niên xung phong Tiểu đội 4, Đại đội 552 đã anh dũng hi sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ thông đường cho xe ra tiền tuyến. Máu đào của các chị đã góp phần tô thắm lá cờ đỏ Tổ quốc và truyền thống yêu nước của dân tộc ta, mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Sự hy sinh anh dũng của họ đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta tại chiến trường Đồng Lộc và thắng lợi chung của cả dân tộc trong công cuộc giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Hà Tĩnh được công nhận là lá cờ đầu miền Bắc về bảo đảm giao thông vận tải và vinh dự được nhận phần thưởng cao quý Huân chương Độc lập hạng Nhì của Quốc hội, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trao tặng. 10 liệt sỹ Thanh niên xung phong hy sinh tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

 

Đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,...

đồng chí Trần Tiến Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm sự hy sinh của 10 nữ Anh hùng Liệt sỹ TNXP hy sinh tại Đồng Lộc


Nhân ngày giỗ của 10 “cô tiên Đồng Lộc”, chúng ta tưởng nhớ, tri ân và noi gương tinh thần lạc quan cách mạng của các chị. Tinh thần ấy được thể hiện rất rõ trong bức thư gửi mẹ đầy xúc động của chị Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con. Mẹ ơi, thời gian này mặc dù địch đánh phá ác liệt nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”. 
 


Các nữ thanh niên xung phong thuộc tiểu đội 4 - Đại đội 552 đang lấp hố bom. Ảnh: Tư liệu


Trở về buổi trưa định mệnh của ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 được lệnh san lấp hố bom sau khi máy bay Mỹ liên tục ném bom phá nát tuyến đường vận tải để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã 3 lần các cô bị vùi lấp nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. 16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm - nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom. Tất cả các chị đã hy sinh khi đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi và vẫn chưa có ai lập gia đình. Càng khâm phục hơn khi đến ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy thi thể của chị Hồ Thị Cúc trên đồi Trọ Voi trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị ứa máu vì đang bới đất để tìm đường ra. Trong lúc đau thương, xót xa tìm thi thể người em, người đồng đội, nhà thơ Yến Thanh nghẹn ngào viết bài thơ: “Cúc ơi” trong lúc đồng đội tìm thi thể cô: 
“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang
Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh
A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?...
…Gọi em,
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi!”

 

Di ảnh của 10 nữ Anh hùng Liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc


10 cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần [24 tuổi, Tiểu đội trưởng], Hồ Thị Cúc [24 tuổi, Tiểu đội phó], Nguyễn Thị Nhỏ [24 tuổi], Dương Thị Xuân [21 tuổi], Võ Thị Hợi [20 tuổi], Nguyễn Thị Xuân [20 tuổi], Hà Thị Xanh [19 tuổi], Trần Thị Hường [19 tuổi], Trần Thị Rạng [18 tuổi], Võ Thị Hà [17 tuổi], họ đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ. 
 

Đồng chí Lê Thành Đông - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh cùng các đồng chí Thường trực Tỉnh đoàn, Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc đại diện tuổi trẻ tỉnh nhà dâng lễ, tri ân sự hy sinh anh dũng của 10 nữ Anh hùng Liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc tại lễ giỗ lần thứ 52


Các chị đã vĩnh viễn nằm lại ngã ba huyết mạch Bắc - Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống. Tên tuổi 10 cô gái thanh niên xung phong đã trở thành bất tử như nhà thơ Vương Trọng đã viết trong bài thơ: “Lời thỉnh cầu giữa Ngã ba Đồng Lộc năm 1995: …Hai bảy năm trôi qua chúng tôi không thêm một tuổi nào…”.
 

ĐVTN thắp nến tri ân tại Khu mộ 10 cô


Để ghi lại chiến tích anh hùng của 10 cô gái tại Ngã ba Đồng Lộc, ngày 7/6/1972, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tiểu đội 10 cô gái. Ngã ba Đồng Lộc cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại; được xây dựng trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho Nhân dân và tuổi trẻ cả nước; là nơi trở về, viếng thăm đồng đội của những cựu chiến binh, những người đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu nơi đây; là địa chỉ du lịch tâm linh của đông đảo các tầng lớp xã hội, cả trong và ngoài nước.
 

Tác giả bài viết: Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn

Video liên quan

Chủ Đề