Câu phủ định là gì lớp 8

Ngoài các câu hỏi: “Câu nghi vấn là gì?”, “Câu trần thuật là gì?”, “Câu cảm thán là gì?” thì “Câu phủ định là gì?” cũng được tìm hiểu nhiều. Bởi đây là loại câu quan trọng và phổ biến trong chương trình học của các em học sinh.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Khái niệm câu phủ định là gì?

Câu phủ định là câu phủ nhận, phản bác, phản đối một ý kiến, sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Trong câu phủ định chứa các từ phủ định. Như: không, không phải, chẳng phải, đâu có,…

Ví dụ:

– Hôm qua Lan không đi học

– Tôi không phải là người đã làm chuyện đó

– Minh đâu có đi họp lớp vào tuần tới

=> Tham khảo thêm bài viết câu nghi vấn là gì? 

Chức năng của câu phủ định

Câu phủ định mang hai chức năng tiêu biểu:

– Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Đây gọi là câu phủ định miêu tả.

Ví dụ: Trời không lạnh lắm!

– Phản bác một ý kiến, một nhận định hay còn gọi là câu phủ định bác bỏ.

Ví dụ: Không, Ông giáo ạ! [Lão hạc – Nam Cao]

Lưu ý: Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến. Hoặc một nhận xét được đưa ra từ trước. Do vậy, câu phủ định không đứng ở vị trí mở đầu đoạn hoặc bài văn.

Hai loại câu phủ định trên nhiều khi không được thể hiện rõ ràng qua dấu hiệu về hình thức. Lúc đó, ta cần dựa vào hoàn cảnh để xác định. Ngoài hai loại câu phủ định trên còn một loại đó là câu phủ định của phủ định, sẽ cho ta ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ: Không phải tôi không hiểu cô ấy!

Với tất cả những điểm kiến thức xoay quanh câu hỏi về câu phủ định nêu trên. Mong rằng các em sẽ nắm vững được loại câu này!

Hoài Thương ST

1.1. Đặc điểm hình thức và chức năng

a] Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.

[1] Nam đi Huế.

[2] Nam không đi Huế.

[3] Nam chưa đi Huế.

[4] Nam chẳng đi Huế.

Các câu [2], [3], [4] có đặc điểm hình thức gì khác so với câu [1]?

  • Các câu [2], [3], [4] có từ ", "không", "chưa", "chẳng".

Những câu này có gì khác với câu [1] về chức năng?

  • Mục đích câu [1] là để khẳng định việc Nam đi Huế. Các câu còn lại có mục đích nói khác với câu [1].

b] Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. 

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?

  • Những câu có từ ngữ phủ định là:

    • [1] Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. 

    • [2] Đâu có!

Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?

  • Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định [1] để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
  • Ông thầy bói thứ ba [ông thầy bói sờ tai] dùng câu phủ định [2] để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

1.2. Ghi nhớ 

  • Câu phủ định là câu có những từ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu [có],...
  • Câu phủ định dùng để:
    • Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó [câu phủ định miêu tả].
    • Phản bác một ý kiến, một nhận định [câu phủ định bác bỏ].

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Soạn bài Câu phủ định

  • Soạn bài Câu phủ định [siêu ngắn]
  • Soạn bài Câu phủ định [ngắn nhất]
  • Soạn bài Câu phủ định [cực ngắn]

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

  1. Các câu [b], [ c], [ d] có các từ "không", "chưa", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu [a]

  - Câu [ a] mang nghĩa khẳng định về sự việc Nam đã đi Huế, còn câu [b], [c] và [d ] lại phủ định điều đó.

Quảng cáo

  2. Những câu có từ ngữ phủ định:

    + Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. → phủ định nhận định trước đó con voi "sun sun như con đỉa".

    + Đâu có! → phủ định nhận định con voi chần chẫn như cái đòn càn.

  - Mấy ông thầy bói có những câu có từ ngữ phủ định để phản bác một ý kiến của người đối thoại.

II. Luyện tập

Quảng cáo

Bài 1 [trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 2] :

    a, " Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

    → Có từ phủ định "không có"

    b, Câu phủ định bác bỏ: " Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"

    → Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc [lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão]

    c, Câu phủ định bác bỏ "Không, chúng con không đói nữa đâu."

    → Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu [các con đang đói]

Quảng cáo

Bài 2 [trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

    a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.

    - Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.

    b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.

    - Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

    c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.

    - Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

Bài 3 [trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

    - Nếu thay từ "không" bằng từ "chưa": Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

    - Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

    - Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

Bài 4 [trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

  a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

  d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc [ngao ngán]

    Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

    - Không đẹp gì cả!

    - Không có chuyện đó đâu!

    - Bài thơ chẳng không hay.

    - Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

Bài 5 [trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

  Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"

  - Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.

    + Quên: biểu thị ý không màng tới, không để tâm tới. Đây không phải từ phủ định

    + Không, chưa: biểu thị nghĩa phủ định.

Bài 6 [trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

    Mẹ: Con làm vỡ chiếc bình hoa này phải không?

    Con: Dạ, không phải con mẹ ạ!

    Mẹ: Không phải con thì còn ai vào đây nữa.

    Con: Con mèo chạy lên bàn làm đổ lọ hoa xuống nhà mẹ ạ!

Bài giảng: Câu phủ định - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Chương trình địa phương [phần văn]
  • Hịch tướng sĩ
  • Hành động nói
  • Trả bài tập làm văn số 5
  • Nước Đại Việt ta

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 [bản ngắn nhất]
  • Soạn Văn 8 [siêu ngắn]
  • Soạn Văn lớp 8 [cực ngắn]
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 [có đáp án]

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 8 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Soạn Văn 8
  • Soạn Văn 8 [bản ngắn nhất]
  • Văn mẫu lớp 8
  • Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 [có đáp án]
  • Giải bài tập Toán 8
  • Giải sách bài tập Toán 8
  • Đề kiểm tra Toán 8
  • Giải bài tập Vật lý 8
  • Giải sách bài tập Vật lí 8
  • Giải bài tập Hóa học 8
  • Giải sách bài tập Hóa 8
  • Lý thuyết - Bài tập Hóa học 8 [có đáp án]
  • Giải bài tập Sinh học 8
  • Giải bài tập Sinh 8 [ngắn nhất]
  • Giải vở bài tập Sinh học 8
  • Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
  • Giải bài tập Địa Lí 8
  • Giải bài tập Địa Lí 8 [ngắn nhất]
  • Giải sách bài tập Địa Lí 8
  • Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 8
  • Giải Vở bài tập Địa Lí 8
  • Giải bài tập Tiếng anh 8
  • Giải bài tập Tiếng anh 8 thí điểm
  • Giải sách bài tập Tiếng Anh 8 mới
  • Giải bài tập Lịch sử 8
  • Giải bài tập Lịch sử 8 [ngắn nhất]
  • Giải Vở bài tập Lịch sử 8
  • Giải tập bản đồ Lịch sử 8
  • Giải bài tập GDCD 8
  • Giải bài tập GDCD 8 [ngắn nhất]
  • Giải sách bài tập GDCD 8
  • Giải bài tập tình huống GDCD 8
  • Giải bài tập Tin học 8
  • Giải bài tập Công nghệ 8
  • Giải bài tập Công nghệ 8 [ngắn nhất]

Chủ Đề