Làm thế nào để hết sốt rét

Hiện nay đang là mùa hè nắng nóng, cũng là thời điểm mà nhiều dịch bệnh bùng phát. Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, đặc biệt là sốt do nhiễm vi rút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương từ vùng nông thôn đến thành phố. Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.


Thân nhiệt của người bị sốt:

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.
Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine…

Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau:

- Rét run, gai lạnh.
- Khát nước.
- Da đỏ, nóng, ẩm.
- Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng.
- Co giật
Khi bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu:
Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm… Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt >= 39 độ C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.

Khi nào cần đưa người bệnh bị sốt đến bệnh viện

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi:

- Bệnh nhân sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.
- Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C.
- Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….
- Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

Cách xử trí khi người bệnh bị sốt

Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt:
- Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
- Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.
- Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.
Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
- Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

BS CKII. Nguyễn Thị Hải Yến
Khoa Quốc tế - Bệnh viện TƯQĐ 108

Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em, sốt ớn lạnh có thể khiến bố mẹ rất lo lắng không biết phải làm gì. Liệu bố mẹ nên ủ ấm để trẻ bớt lạnh hay không? Chuyên gia Hapacol sẽ tư vấn cụ thể về cách chăm sóc khi có hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em.

1. Tại sao có hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em?

Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường, đặc biệt trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ, cơ thể sẽ tự khởi động hệ thống làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi và tăng lưu lượng máu dưới da. Mồ hôi vã ra sẽ khiến trẻ có cảm giác ớn lạnh và rét run.

Đối với trẻ sốt cao từ trên 39 độ, trẻ có thể bị đồng thời sốt co giật và sốt rét run hoặc chỉ xuất hiện một trong hai tình trạng. Bố mẹ cần chú ý theo dõi và có biện pháp hạ sốt nhanh cho bé hoặc đưa bé đến bác sỹ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Chú ý theo dõi trẻ khi sốt co giật và sốt rét run

2. Bố mẹ cần làm gì khi khi có hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em

Khi chăm sóc trẻ bị sốt rét run, sốt lạnh run bố mẹ lo con bị lạnh, nên càng ra sức ủ ấm, đắp chăn hoặc để trẻ nằm trong phòng đóng kín cửa tuyệt đối. Đây là việc hoàn toàn sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt cao từ trên 39 độ, càng cố gắng ủ ấm, nhiệt độ trong cơ thể càng tăng cao, và bé sẽ càng sốt rét run hơn nữa. Vì thế, bố mẹ cần chú ý nên để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát và hút mồ hôi trong không gian thoáng mát có không khí lưu thông.

Ngoài ra, bố mẹ được khuyên nên chú ý chườm khăn ấm cho trẻ hoặc lau khăn ấm khắp người, đặc biệt là ở vùng nách và bẹn để giảm thân nhiệt. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước lạnh, vì nước lạnh sẽ khiến cơ thể trẻ run rẩy và kích hoạt cơ chế tự động tăng nhiệt độ của cơ thể để bảo vệ trẻ khỏi những cơn run rẩy. Điều này dẫn tới nhiệt độ càng tăng cao sau khi lau bằng nước lạnh.

Đồng thời, bố mẹ nên cho bé lớn ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Với trẻ nhỏ đang bú mẹ, nên tăng lượng bú và cữ bú để bù nước và dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng nước trái cây, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin C.

Trẻ sốt cao từ trên 39 độ có thể dẫn tới tình trạng mất nước

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bố mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol như Hapacol. Bố mẹ đừng nên sốt ruột mà đo nhiệt độ ngay sau khi vừa uống thuốc mà nên chờ tầm 45 phút để thuốc phát huy tác dụng. Nếu sau khi uống thuốc mà trẻ nôn ít thì bố mẹ không cần cho bé uống lại. Nếu như bé nôn quá nhiều, thì bố mẹ nên đợi 30 phút mới cho trẻ uống liều khác.

Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé và cũng kiểm tra những dấu hiệu khác. Trường hợp có những dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ sẽ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Sốt cao rét run ở trẻ em và dấu hiệu nguy hiểm

Nhiều trường hợp sốt rét run vẫn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu có một trong các dấu hiệu sau sẽ được xem là nguy hiểm.

– Trẻ sốt rất cao từ trên 40 độ

– Sốt co giật: trợn mắt, tay chân giật liên hồi

– Sốt cao mê sảng

– Có biểu hiện mất nước: khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong nhiều giờ liên tục

– Nôn nhiều

– Sốt phát ban, da xuất hiện các đốm màu sắc bất thường

– Đã dùng thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không hạ

– Bất thường về tri giác: li bì, khó đánh thức, mê sảng…

– Bỏ bú, không thể nuốt thức ăn, không thể uống nước

– Da xuất hiện vết bầm tím hoặc đốm màu đỏ

– Đau đầu dữ dội

– Đau bụng nhiều

– Khó thở, tim đập nhanh

Nếu có một trong các dấu hiệu trên, bố mẹ đừng chần chừ mà nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em khá phổ biến. Bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản khi bị sốt cho bé. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Chủ Đề