Cầu Tân Vũ xây năm bao nhiêu?

Sau hơn một năm thông xe đưa vào khai thác, Đình Vũ - Cát Hải, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam đang phát huy những hiệu quả to lớn, xóa thế ốc đảo, đưa Cát Hải xích lại TP Hải Phòng. Tuy nhiên, ít ai biết, quá trình đầu tư, triển khai dự án tầm cỡ này cũng lắm gian truân.

Chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang vốn ODA

Đảm nhiệm vai trò chỉ huy trưởng dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, ông Bùi Huy Kiểm, Trưởng phòng dự án 3 [Ban QLDA2, Bộ GTVT] chia sẻ, khởi công xây dựng vào tháng 5/2014, nhưng dự án xây dựng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam [Đình Vũ - Cát Hải] được manh nha từ trước đó 7 năm. Khi ấy, dự án được triển khai nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT, không phải bằng vốn vay ODA như hiện nay.

Theo ông Kiểm, đầu tháng 4/2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý đầu tư tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kéo dài đến cảng Lạch Huyện và chia thành 2 dự án riêng biệt: Hà Nội - Đình Vũ,  Đình Vũ - Lạch Huyện theo hình thức hợp đồng BOT, áp dụng đầu tư trong nước và giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ trì cùng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam huy động vốn để đầu tư, bao gồm cả đầu tư xây dựng cầu Đình Vũ - Cát Hải.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giao TCT Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] lập thiết kế cơ sở và Tư vấn JBSI của Nhật Bản nghiên cứu khả thi dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng chiều dài hơn 15,8km, quy mô đường cao tốc 6 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 505 triệu USD theo hình thức BOT, riêng phần cầu Đình Vũ - Cát Hải dài 5,4km, tổng đầu tư khoảng 320 triệu USD.

Sau hơn hai năm nghiên cứu triển khai, nhưng công tác thu xếp vốn cho dự án để thực hiện theo hình thức BOT vẫn gặp bế tắc, buộc Chính phủ phải chuyển đổi hình thức đầu tư. Cụ thể, ngày 4/12/2009, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT và ý kiến thống nhất của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản cho phép Bộ GTVT chỉ đạo triển khai dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện gồm phần cầu và đường, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.

“Dự án áp dụng hình thức vốn vay ODA của Nhật Bản theo hình thức STEP [vốn vay có kèm theo điều kiện]. Trong đó, hai điều kiện được nhà tài trợ vốn đưa ra là công trình sẽ không thu phí và nhà đầu tư Nhật Bản sẽ được tham gia vào quá trình khai thác cảng Lạch Huyện”, ông Kiểm nói.

Từ tháng 5/2010, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] đã cử các đoàn nghiên cứu hỗ trợ hình thành dự án [SAPROF] trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó của VIDIFI. Sau khi có kết quả nghiên cứu của đoàn SAPROF, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh quy mô dự án. Đến ngày 29/10/2010, Bộ GTVT đã ban hành quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng mức đầu tư 8.187 tỷ đồng, Ban QLDA2 được giao làm cơ quan thực hiện dự án.

Điều kiện thi công khắc nghiệt

Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được duyệt, công tác thiết kế chi tiết của dự án bắt đầu được triển khai bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của JICA, đồng thời, công tác GPMB do TP Hải Phòng làm chủ đầu tư cũng rục rịch thực hiện từ năm 2010. Sau bước thiết kế kỹ thuật, dự án được tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo hình thức STEP, đảm bảo yêu cầu của nhà tài trợ vốn với 30% hàng hóa, linh kiện của dự án có xuất xứ từ Nhật Bản và nhà thầu trúng thầu tại dự án là liên danh: Sumitomo - Cienco4 - TCT Xây dựng Trường Sơn.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Anh Chi, Giám đốc Quản lý chất lượng dự án [nhà thầu Sumitomo] cho biết, công trình chính thức được khởi công xây dựng ngày 15/5/2014 và trải qua 3 năm thi công đầy gian nan.  Điểm nhấn của dự án là hơn 5,4km cầu Đình Vũ - Cát Hải, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay với tốc độ thiết kế 80km/h, khổ thông thuyền rộng 100m, nối quận Hải An [TP Hải Phòng] với huyện Cát Hải.

Cuối tháng 12/2018, hoàn thành nút giao Tân Vũ

Trên cơ sở tiết giảm tổng mức đầu tư thông qua đấu thầu, dự phòng khối lượng, tháng 12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận cho dự án đường ô tô Tân Vũ -Lạch Huyện sử dụng nguồn vốn còn dư để đầu tư nút giao Tân Vũ nối liền dự án với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kinh phí khoảng 800 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban QLDA2, đến nay, sản lượng thi công của hạng mục nút giao đã đạt hơn 60%, đảm bảo hoàn thành toàn bộ theo đúng kế hoạch đề ra trước 31/12/2018.

“Để tổ chức thi công, chúng tôi đã phải xây dựng hệ thống đường công vụ trên biển từ quận Hải An đi ra, dài khoảng 4km theo công nghệ “ống vải địa kỹ thuật”. Đây là hệ thống ống vải có đường kính khoảng từ 4,6 - 9,5m, mỗi ống dài 50m ghép lại với nhau, được bơm đầy cát bên trong, tạo thành một bờ đê bao vững chắc, chịu được sóng biển”, ông Chi nói.

Từng tham gia xây dựng nhiều cây cầu ở Nhật Bản như: SEIUN, YABEGAWA,... ông Chi kể: “Chưa thấy ở đâu điều kiện về địa hình, thời tiết lại khắc nghiệt như dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện. Công trình nằm ở vị trí cửa biển, mỗi năm hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Đáng nhớ nhất vào tháng 8/2018, cơn bão số 3 [Thần Sét] đổ bộ trực tiếp vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, sóng to gió lớn đã làm hỏng 42 đốt dầm, hơn 1km đường công vụ, khiến nhà thầu thiệt hại hơn 48 tỷ đồng”.

Trải qua hơn 3 năm xây dựng, ngày 2/9/2017, dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện chính thức hoàn thành, thông xe đưa vào khai thác trong niềm vui vô bờ của người dân thành phố Cảng, phá bỏ thế ốc đảo, đưa Cát Hải về với TP Hải Phòng chỉ bằng vài phút qua cầu, thay vì hàng tiếng qua phà như trước đây. Hiệu quả của dự án đã được ghi nhận và đánh giá qua những con số cụ thể trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa được công bố.

Ông Hoàng Phú Thọ, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV cho biết, việc hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường và cầu vượt biển đã tác động tích cực về KT-XH cho huyện đảo Cát Hải và TP Hải Phòng. Đặc biệt, dự án đã góp phần tăng tốc độ tăng trưởng và đa dạng hóa nền kinh tế của huyện đảo Cát Hải thông qua việc cải thiện khả năng kết nối bằng đường bộ giữa đảo Cát Hải và TP Hải Phòng, cũng như giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian đi lại và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Cầu Cát Hải khánh thành năm bao nhiêu?

Cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải hay còn có tên gọi khác là Tân Vũ - Lạch Huyện được khởi công xây dựng vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Cầu thuộc dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng chiều dài 15,63km.

Cầu Lạch Huyện bao nhiêu km?

Đường vượt biển gần 12.000 tỷ đồng dài nhất Việt Nam Trong đó, phần cầu Tân Vũ - Lạch Huyện có chiều dài 5,44km, thiết kế vĩnh cửu bằng bê - tông cốt thép dự ứng lực, rộng 16m, 4 làn xe.

Cầu Cát Bà dài bao nhiêu?

Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng [tại nút Tân Vũ] thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện [cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng] thuộc huyện Cát Hải. Trong đó, phần cầu có chiều dài 5,44km; phần đường dẫn dài 10,19km.

Cầu Hải Phòng dài bao nhiêu mét?

Không phải tự nhiên mà Cầu Đình Vũ Hải Phòng được mệnh danh là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, thậm chí là Đông Nam Á. Sở hữu chiều dài khoảng 5,44 km, Cầu Đình Vũ Hải Phòng giúp rút ngắn lộ trình đến huyện đảo Cát Hải một cách triệt để khi gói gọn trong chưa đầy 30 phút đồng hồ.

Chủ Đề