Cha giàu cha nghèo đánh giá năm 2024

Cha giàu cha nghèo được tác giả chọn làm tập đầu tiên trong bộ sách “Dạy con làm giàu” chứa đầu ngụ ý vì tác giả cho rằng gia đình chính là “cái nôi” để mỗi người phát triển nhân cách, tư duy, lối sống và định hướng bản thân.

Cha giàu cha nghèo là câu chuyện được kể bởi cậu bé có 2 người cha – một là cha ruột, hai là người cha nuôi- cha của bạn thân cậu. Cả hai người cha đều thành công trong sự nghiệp nhưng lại có những quan điểm khác nhau về tiền bạc. Điều đó đã thôi thúc cậu bé Kiyosaki tìm ra định nghĩa thật sự của việc giàu có.

Bằng suy nghĩ của mình, Robert Kiyosaki đã diễn tả được sự khác nhau về quan điểm sống của họ và từ đó định hình cho mình quan điểm về đồng tiền, tác động suy nghĩ của con người ảnh hưởng đến tương lai và sự giàu có của họ.

Một trong những nội dung chính mà Cha giàu cha nghèo muốn đề cập đến với bạn đọc là việc những người trẻ thường có xu hướng chọn những công việc an toàn với mức lương ổn định sau đó dùng tài sản kiếm ra để thỏa mãn nhu cầu bản thân và sau đó dành chút gì đó họ còn cho đến cuối đời, chỉ để lặp lại vòng tuần hoàn cho thời gian nghỉ ngơi của cuộc sống công việc… sau cùng không bao giờ họ dẫn đầu hay trở nên độc lập về tài chính.

Nếu bạn đang tìm cuốn sách về những thủ thuật để làm giàu thì review sách Cha giàu cha nghèo không hẳn là cuốn sách dành cho bạn nhưng chắc chắn sẽ là lời khuyên về cách quản lý tài chính và sự giải đáp chính xác cho câu hỏi tập trung đầu tư vào tài sản là việc nên làm nhưng thái độ của chúng ta trong cuộc sống và công việc mới là điều quan trọng.

Cha giàu cha nghèo cũng chính là lời dạy của người cha nuôi dạy cho Kiyosaki, cũng là những gì Kiyosaki muốn truyền đạt đến người đọc.

CHƯƠNG 1: CHA GIÀU, CHA NGHÈO

Đa phần chúng ta đều không được học cách quản lý tài chính ở trường học mà tác giả cho rằng sự học hỏi đó phải chính từ gia đình. Robert Kiyosaki đã được học điều đó ngay từ nhỏ bởi chính hai người cha của mình.

Người cha nghèo trong Cha giàu cha nghèo là cha ruột của Kiyosaki, là người cha đã có bằng thạc sĩ nhưng vì quyết định chống lại thống đốc bang Hawaii. Điều đó đã khiến người cha nghèo mất việc và không bao giờ còn khả năng tìm lại được công việc có vị trí như vậy nữa. Dần dần ông ta chìm trong những khoản nợ chồng chất vì phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp chính phủ.

Robert còn có một người cha- ông gọi đó là người cha giàu, bố của người bạn thân nhất, Michael. Người cha giàu bỏ học từ lớp 8, nhưng lại trở thành một triệu phú đã trở thành người giàu có nhất tiểu bang với khối tài sản chục triệu đô.

Trong Cha giàu cha nghèo, Người cha ruột nói vs Kiyosaki rằng “Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Nhưng người cha nuôi lại khẳng định: “Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Người cha nghèo cho rằng “Có những thứ ông không thể mua nổi”. Nhưng với người cha giàu thì hoàn toàn ngược lại, ông luôn cho rằng “Làm thế nào để ta có thể mua đủ những thứ đó “.

Những sự khác nhau trong quan điểm của họ, nhất là khi đề cập đến tiền bạc, khiến Robert trở nên tò mò, bắt đầu suy nghĩ và tổng kết trong cuốn sách Cha giàu, cha nghèo. Cả hai người cha đều đã thành công trong sự nghiệp nhưng lại có quan điểm khác nhau dẫn đến số phận khác nhau.

Chính vì sự khác biệt đó nhất là quan điểm về tiền bạc đã làm Kiyosaki quyết định nghe theo và học hỏi từ người cha giàu của mình về cách quản lý tiền bạc. Các chương tiếp theo trong “Cha giàu, cha nghèo” chính là lời tổng kết, tích hợp các lời dạy của người cha giàu và những quan điểm sống của ông đã làm nên Kiyosaki ngày hôm nay.

CHƯƠNG 2: NGƯỜI GIÀU KHÔNG LÀM VIỆC VÌ TIỀN

Xuyên suốt chương 2 Cha giàu cha nghèo là lời giải thích của tác giả cho câu nói “Người nghèo và tầng lớp trung lưu làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình”.

Hầu hết người nghèo đang ra sức làm việc, kiếm tiền để được trả lương nhiều hơn, đó là lý do khi cầm những đồng lương đó họ không bao giờ cảm thấy thật sự hài lòng bởi họ đang loay hoay mắc kẹt trong sự sợ hãi và tham lam. Họ chìm trong lo lắng để làm sao kiếm được thật nhiều tiền hơn để phục vụ những khao khát của bản thân.

Chúng ta đang dành tuổi trẻ, thời gian để làm việc vì tiền và nhận ra chúng ta đang làm việc vì gì, phải chăng là vì những ham muốn của bản thân như ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn và mua được nhiều thứ hơn? Đó chính là quan điểm của người nghèo khiến cuộc sống của họ suốt đời chỉ xoay quanh một vòng luẩn quẩn: kiếm tiền – làm việc – kiếm tiền.

Đối lập đó chính là người giàu – Làm việc để kiếm tiền chắc chắn dễ hơn nhưng chỉ khi bạn đầu tư thời gian để tạo ra tiền tài chính của bạn mới được đảm bảo. Cha giàu nói rằng đồng tiền chính là sức mạnh nhưng nó sẽ được nhân lên nếu ta biết vận dụng đúng mức. Muốn làm giàu ta phải học cách kiếm tiền bằng đầu óc. Người cha giàu bắt Robert đi làm không công, làm việc cật lực mà không được trả một đồng nào.

Từ sự chán nản, nhàm chán với công việc và mức lương tồi tàn đã dấy lên khao khát buộc phải suy nghĩ để tìm ra cơ hội để kiếm tiền mới, Khi bắt đầu kinh doanh, mở cửa hàng truyện tranh, hai cậu đã tự quản lí vấn đề tài chính của mình, không còn phụ thuộc vào một ông chủ nào khác nữa. Họ đã học được cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình.

CHƯƠNG 3: TẠI SAO PHẢI HỌC CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Việc chúng ta có giàu có hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý tài chính. Đó cũng chính là quy tắc đầu tiên Robert muốn chia sẻ đến người đọc. Bạn có giàu có và kiếm được nhiều tiền thế nào nhưng nếu không biết cách quản lý cũng sẽ chỉ là “hạt cát giữa đại dương”. Vì vậy, kiến thức tài chính không bao giờ thừa.

Người giàu có tài sản còn người nghèo chỉ có tiêu sản nhưng họ nghĩ đó là tài sản. Một ví dụ sau đây là sẽ giải thích rõ hơn định nghĩa tài sản và tiêu sản. Khi hỏi bạn có tài sản gì, người nghèo thường kể ra những thứ họ có như nhà, xe hơi, quần áo, nhưng thật chất đó có phải thật sự là tài sản của họ. Những người cố gắng mua được ngôi nhà mơ ước nhưng lại dành cả đời vất vả để trả tiền và chi phí cho ngôi nhà đó.

Đối với một người ngôi nhà sẽ là tiêu sản nếu mỗi tháng bạn phải trả tiền nhà, tiền điện nước, nhưng cũng với ngôi nhà đó nếu bạn cho người khác thuê hoặc đầu tư kinh doanh sẽ trở thành tiêu sản. Đó là sự nhầm lẫn trong quan điểm quản lý tài chính giữa người giàu và người nghèo.

Vậy tài sản là gì? Đó là thứ giúp chúng ta bỏ thêm tiền vào túi mình tạo thu nhập như cổ phiếu, đầu tư. Còn tiêu sản là thứ lôi đồng tiền từ túi họ ra. Điều quan trọng trong chương này nhắc chúng ta nhớ rằng không phải chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền mà giữ được bao nhiêu tiền và từ số tiền đó kiếm thêm được bao nhiêu nữa.

CHƯƠNG 4: HÌNH DUNG VỀ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH MÌNH

Nếu bạn đi làm thuê một năm với mức lương 10 triệu 1 tháng, mỗi tháng bạn tiết kiệm được 5 triệu và sau 1 năm bạn sẽ chỉ tiết kiệm được 60 triệu. Vậy chỉ hiểu đơn giản nếu bạn đi làm thuê bao lâu bạn mới mua được căn nhà cho bản thân? Người nghèo thường dành thích làm thêu, dành hết thời gian và công sức để làm việc cho người khác, coi việc kinh doanh là xa vời, mạo hiểm.

Nói như vậy không hẳn là cổ xúy cho ham muốn trở thành ông chủ bởi không ai ngay từ đầu đã có sự nghiệp và tài chính vững vàng như vậy. Nhưng thực tế chúng ta nên quan tâm sự nghiệp riêng của chính mình và luôn nhớ rằng khi chúng ta có được tài sản mơ ước thì mới nên dùng tài sản đó để phục vụ lợi ích của bản thân.

CHƯƠNG 5: NGUỒN GỐC CỦA THUẾ VÀ SỨC MẠNH CỦA TẬP ĐOÀN

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc mà nếu không đóng sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật. Người nghèo chật vật đóng thuế, còn người giàu luôn có cách để “thoát thân” dựa vào sức mạnh của tập đoàn. Nếu như bạn làm thuê bạn chỉ tạo nên sức mạnh cho người khác, khi bạn để đồng tiền phục vụ bạn, bạn đang tạo nên sức mạnh cho chính mình.

CHƯƠNG 6: NGƯỜI GIÀU ĐẦU TƯ TIỀN

Những lý do lớn nhất khiến người nghèo ngày càng nghèo và người giàu ngày càng giàu là vì người nghèo làm ra bao nhiêu tiêu bấy nhiêu còn người giàu lại tập trung đầu tư vào nó để sinh lời. Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tại sao mình làm việc vất vả mà không giàu chưa?

Đó là vì bạn chỉ biết lo sợ, biến đồng tiền thành mục đích sống, hãy dũng cảm, mạo hiểm một chút, biến nỗi sợ ấy thành hành động. Hãy biết nắm bắt cơ hội đầu tư, mạo hiểm một chút cũng không sao, quan trọng bạn cần biết mình đầu tư vào cái gì và được cái gì. Đó là điều Robert muốn nhấn mạnh trong review sách “Cha giàu cha nghèo”.

CHƯƠNG 7: LÀM VIỆC ĐỂ HỌC ĐỪNG LÀM VIỆC VÌ TIỀN

Tại sao cha giàu của Robert trong Cha giàu cha nghèo lại bắt ông làm việc vất vả mà không trả một đồng lương nào? Nếu bạn chỉ quan tâm đến tiền lương, bạn sẽ không bao giờ giàu có. Người tài giỏi sẽ không vội vàng kiếm tiền ngay mà họ sẽ đi làm thuê và học hỏi, sau đó tự xây dựng sự nghiệp của mình. Vì tiền bạc có thể kiếm được nhưng kiến thức phải được trau dồi qua thời gian.

Chính vì thế mà nhiều bạn trẻ bước chân ra trường đem quyết tâm kinh doanh và gặp thất bại. Rober Kiyosaki khuyên các bạn trẻ “làm công việc giúp bạn học hỏi được nhiều điều hơn số tiền bạn kiếm được.

CHƯƠNG 8: VƯỢT QUA TRỞ NGẠI

Trong cuộc sống không có điều gì chắc chắn, cũng như trong kinh doanh không bao giờ thiếu đi sự thất bại. Điều quan trọng là bạn không được phép nản lòng, thất bại sẽ trở thành động lực để bạn thành công trong tương lai. Những người giàu thường lại chính là những người đã trải qua những khó khăn, thách thức trong quá khứ. Điều chúng ta cần làm là gạt bỏ tâm lý hoài nghi, sợ hãi, sự lười biếng và sự kiêu ngạo.

CHƯƠNG 9: BẮT ĐẦU

Một lý do hay một mục đích là sự kết hợp giữa cái muốn và cái không muốn. Hãy trả lời câu hỏi muốn và không muốn. “Tôi không muốn làm việc đầu tắt mặt tối suốt cả ngày”, “tôi không thích làm thuê suốt đời”, “Tôi muốn trở nên giàu có”, “Tôi muốn sống cuộc đời hạnh phúc”. Câu trả lời đó chính là mục tiêu buộc bạn phải bắt đầu hành động. Chương 9 trong “Cha giàu cha nghèo” – động lực thúc đẩy độc giả bắt đầu cuộc hành trình của chính mình.

CHƯƠNG 10: VẪN CÒN CHƯA ĐỦ?

Nếu bạn đã đọc đến chương này thì chắc hẳn bạn sẽ cho rằng review sách “Cha giàu cha nghèo” mang nhiều tính triết lý hơn hành động nhưng tác giả cho rằng triết lý cũng quan trọng như hành động. Bởi sự thật nếu bạn không định hình con đường đi đúng đắn cho bản thân mình thì sớm muộn con đường đó sẽ gặp nhiều thử thách. Hãy nghỉ tay một chút, dừng công việc mình đang làm để xem bạn có thật sự tiến triển và giàu có hơn bởi công việc đó hay không. Đó là điều Robert muốn nhắn đến với chúng ta trong Cha giàu cha nghèo

NHỮNG BÀI HỌC NHẬN ĐƯỢC TỪ CHA GIÀU CHA NGHÈO

Thứ nhất, không trở thành nô lệ của đồng tiền

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền nhưng Review sách Cha giàu cha nghèo cho rằng đừng bao giờ để đồng tiền chi phí chúng ta nếu như vậy bạn sẽ mãi trở thành nô lệ của nó. Giống như người cha giàu nói với Kiyosaki: “Nếu con tìm kiếm tiền và được an toàn, đó là tất cả những gì con sẽ có. Con có thể có tiền nhưng không tìm thấy nguồn tạo ra tiền”. Chúng ta không nên đặt ra câu hỏi “Mình không đủ tiền rồi phải làm việc thôi” thay vào đó là “Làm thế nào để kiếm tiền không nhỉ”

Thứ hai, biến đồng tiền thành tài sản chứ không phải tiêu sản

Để có thể trở thành người giàu, Cha giàu cha nghèo khuyên độc giả là giảm thiểu tối đa tiêu sản tức là hạn chế mua những món đồ xa xỉ và tăng tài sản của mình lên nhiều nhất có thể bằng cách đầu tư chính đáng tài sản đó.

Thứ ba, không ngừng học tập

Cha giàu cha nghèo khuyên chúng ta học ở đây không phải là học qua trường lớp mà là học từ thực hành, học qua trải nghiệm và những vấp ngã của bản thân. Không thể phủ định thất bại là mẹ thành công nhưng chúng ta cần phải nhận ra bài học và cố gắng. Và các bạn hãy nhớ đừng sợ thất bại mà dừng lại, hãy thử và đến một ngày các bạn sẽ thành công.

Do đó các bạn đừng chỉ làm thuê kiếm được mức lương ổn định và thỏa mãn khi tưởng tượng ra mình vài năm nữa sẽ giàu có, hãy thử bắt đầu từ thử từng những điều nhỏ nhất, hãy thử tạo ra một tài sản cho riêng mình.

LỜI KẾT

“Nếu cơ hội chưa gõ cửa nhà bạn tức là bạn chưa có cửa. Hãy làm lấy một cái” – câu nói đúng và xúc tích nhất về nội dung mà Robert Kiyosaki mà truyền đạt đến độc giả của mình trong review sách Cha giàu cha nghèo. Phải chăng chúng ta đang quá an toàn trong khi có hàng triệu cách để trở nên giàu có. Vậy hãy đứng lên thoát khỏi vị trí ấy!

Cha giàu cha nghèo không chỉ là một cuốn sách hay nên đọc mà còn giúp bạn suy nghĩ hơn về việc làm giàu mà nó còn cung cấp một nền giáo dục tài chính về cách quản lý đồng tiền.

Cha giàu cha nghèo mang đến cho bạn đọc lời thức tỉnh, lời khuyên và lời răn dạy giúp bạn có thể áp dụng ngay để có thêm kiến thức tạo thành công trên con đường kinh doanh của mình. Cha giàu cha nghèo thật sự là một cuốn sách mà ai cũng nên đọc ít nhất một lần.

Chủ Đề