Chanh với táo bị oxi hóa nhau không

22/08/2022 12:25 PM | Sống

Để những miếng táo luôn tươi sáng, không bị thâm màu sau khi gọt, bạn chỉ cần làm như sau.

Tại sao táo lại chuyển sang màu nâu sau khi gọt?

Những miếng táo ngon ngọt, mọng nước hấp dẫn sau khi gọt vài phút sẽ bị chuyển sang màu nâu thâm. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí, các enzym được gọi là polyphenol oxidase [PPO] trong thịt quả sẽ bị oxy hóa. Hoặc chúng kết hợp với oxy gây ra sự đổi màu như vậy.

Nếu những quả táo bạn gọt vỏ, cắt miếng mà bị chuyển màu nâu nhanh hơn những quả khác, điều này có thể do chúng có chứa nồng độ PPO cao hơn.

Mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng miếng táo chuyển màu không đẹp mắt, muốn bày mời khách cũng e ngại. Chỉ với mẹo nhỏ này, bạn sẽ giải quyết vấn đề trên dễ dàng.

Cách tốt nhất ngăn táo không chuyển màu thâm nâu

Bạn chỉ cần pha nước muối loãng [nước sạch]. Ngâm táo trong khoảng 10 phút, sau đó lấy ra và thấm khô.

Các miếng táo không chuyển sang màu nâu, vẫn giữ được độ trắng đẹp. Dù bạn để lâu đến 2 giờ đồng hồ cũng không lo bị thâm. Cách này để giữ màu cho táo. Và bạn có thể dùng để bảo quản đông lạnh nếu muốn trữ lâu hơn.

Sử dụng nước chanh để bảo quản táo

Thêm một cách khác để giữ màu và bảo quản táo. Chẳng hạn, bạn muốn chuẩn bị táo sẵn để dùng sau hoặc đi picnic nên cần cắt táo trước. Bạn có thể ngâm táo trong nước sạch có pha nước cốt chanh.

Cũng giống như với cách ngâm muối, trước khi sử dụng, nếu bạn không muốn bị ảnh hưởng bởi vị mặn của muối hoặc vị chua của chanh thì có thể tráng qua bằng nước lọc.

Với mẹo nhỏ cực dễ như vậy, táo không chỉ trắng đẹp mà còn giữ được độ tươi giòn. bạn hãy thử xem nhé!

Chúc bạn giữ màu táo sau khi gọt thành công nhé!

Ăn táo có lợi gì cho sức khỏe?

Táo được biết đến là loại quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Bổ sung táo vào chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, tim hoặc ung thư.

Bên cạnh đó, ăn táo cũng hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe đường ruột và não bộ.

Trong quả táo chứa một lượng lớn vitamin E, B1 và B6. Vitamin B1 cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng. Vitamin B6 có ích cho quá trình chuyển hóa protein.

Vì táo chứa nhiều chất xơ và nước nên mang lại cảm giác no lâu. Chính vì vậy, ăn táo sẽ góp phần giữ dáng với những người ăn kiêng.

Đặc biệt, trong táo có pectin - một loại chất xơ tốt cho đường ruột. Pectin thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt, chẳng hạn như Bacteriodetes và Firmicutes.

Dưới góc độ khoa học, quá trình miếng táo chuyển sang màu nâu là kết quả của một loạt các phản ứng hóa sinh, xảy ra ngay khi phần thịt quả bên trong bắt đầu tiếp xúc với không khí. Cụ thể, quá trình này sẽ diễn ra như sau:

Khi quả táo bị bổ ra, oxy trong không khí sẽ tiếp xúc với phần nội mô, việc này kích hoạt một loại enzyme thực vật - có tên polyphenol oxidase [PPO]- thực hiện phản ứng oxy hóa với nhóm chất polyphenols, trong thịt quả. Phản ứng vừa nêu làm sản sinh ra các chất ortho-quinon hay còn gọi là "o-quinon".

Trên thực tế, chuỗi phản ứng này là một cơ chế tự bảo vệ của quả táo. Chúng ta cần biết rằng, trong tự nhiên, quả táo rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, làm rách lớp vỏ bảo vệ của quả. Trong trường hợp này, o-quinon chính là một nhóm chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ “vết thương hở” khỏi sự tấn công của vi khuẩn hay nấm.

Mặc dù, các chất o-quinon không hề có màu nhưng khi chúng phản ứng với amino acids, vốn sẵn có trong thịt quả, sẽ tạo ra sản phẩm melanins có màu nâu, cũng chính là thứ chúng ta quan sát được trong hiện tượng “đổi màu” kỳ thú này. Mỗi giống táo khác nhau lại sở hữu một hàm lượng enzyme PPO và nhóm polyphenols riêng biệt. Do đó, độ sẫm của màu nâu cũng sẽ đặc trưng cho từng loại. Ngoài ra, không chỉ có táo mà cả lê, chuối hay cà tím cũng xảy ra hiện tượng “nâu hóa” này.

Để giúp quả táo vẫn giữ được màu sắc vàng nhạt đẹp mắt được lâu, sau khi bổ ra, chúng ta có thể ngăn phần thịt quả tiếp xúc với không khí, bằng cách sử dụng màng bọc thực phẩm. Ngoài ra, nếu là người “hảo ngọt”, bạn cũng có thể phủ bên ngoài miếng táo một lớp siro, mật ong hay caramel.

Chủ Đề