Chế độ quân điền là gì Lịch sử 7

Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

- Chính sách đối nội:

    + Cử người thân tín cai quản đến các địa phương.

    + Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

    + Thực hiện chế độ quân điền : giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

- Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng:

    + Lấn chiếm vùng Nội Mông.

    + Chinh phục Tây Vực.

    + Xâm lược Triều Tiên.

    + Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

    + Ép Tây Tạng phải thần phục.

→ Lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.

→ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Xem tiếp...

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
Lĩnh vựcThành tựu
Chữ viếtChữ Phan xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin – đu.
Tôn giáoLà quê hương của đạo Bà La Môn, đạo Hin – đu, đạo Phật.
Văn họcPhát triển phong phú với nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ.
Nghệ thuật kiến trúcẢnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo [Hin-đu, Phật giáo] với những công trình kiến trúc đền, chùa độc đáo.

Xem tiếp...

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

163 lượt xem

Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là? được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Tài liệu này ngoài giúp các em trả lời câu hỏi chế độ quân điền còn giúp các em hiểu hơn về chế độ quân điền là gì? nội dung ý nghĩa của chế độ quân điền, sự sụp đổ của chế độ quân điền ở Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến chế độ quân điền ở Nhật Bản, các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé

Chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là?

Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là?

A. nông dân được cải thiện đời sống.

B. thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

C. thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. nông dân yên tâm sản xuất.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là thúc đẩy sản xuất phát triển.

Giải thích:

Thực hiện chính sách quân điền kết hợp với nông dân thực hiện nghĩa vụ tô, dung, điệu đối với nhà nước. Đồng thời áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ nên sản lượng tăng nhiều hơn trước => Thúc đẩy sản xuất phát triển là tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc.

Chế độ quân điền là gì?

Chế độ quân điền [Quân điền chế] là một thể chế về sở hữu và phân phối đất đai trong lịch sử Trung Quốc từ thời Lục triều đến giữa thời nhà Đường. Thời nhà Hán, chế độ Tỉnh điền dần đã không còn được sử dụng ở Trung Quốc, mặc dù các nhà cải cách như Vương Mãng đã cố gắng khôi phục nó. Thay vào đó, chế độ Quân điền được đưa vào áp dụng vào khoảng năm 485, do Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế áp dụng tại một vương quốc không phải người Hán ở Bắc Trung Quốc, trong thời kỳ Nam - Bắc triều. Thể chế này cuối cùng đã được các triều đình khác chấp nhận và tiếp tục sử dụng nó qua các triều đại Tùy - Đường.

Nội dung, ý nghĩa của chế độ quân điền

* Nội dung:

- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy.

- Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc

- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được cha chuyền con nối.

* Ý nghĩa:

- Nông dân yên tâm sản xuất.

- thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.

- Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

  • Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ?

Sự sụp đổ chế độ quân điền ở Trung Quốc

Thể chế này cuối cùng cũng ngừng áp dụng sau loạn An Sử, khi triều đình bắt đầu mất quyền kiểm soát tập trung đối với các lãnh thổ của mình. Mặc dù tất cả các vùng đất trên lý thuyết thuộc về triều đình, các gia đình quý tộc đã có thể có được đất đai một cách hợp pháp và có thể xây dựng tài sản của họ. Các tự viện Phật giáo cũng vậy, đã kiểm soát nhiều khu ruộng đất rộng lớn. Nông dân thường làm thuê cho các gia đình địa chủ và trở thành nông nô hoặc nô tỳ trong thời gian xảy ra thiên tai và xung đột để đảm bảo an ninh của chính họ. Việc mất dần đất đai chịu thuế là một lý do cho sự suy tàn của nhà Đường. Mô hình địa chủ giữ đất do nông dân thuê canh tác sẽ tiếp tục trong suốt phần còn lại của lịch sử Trung Quốc cho đến khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.

Ảnh hưởng của chế độ quân điền ở Nhật Bản

Chế độ Quân điền đã được Nhật Bản áp dụng do kết quả của cải cách Taika do Thánh Đức Thái tử thực hiện, mặc dù vẫn còn tranh cãi về mức độ áp dụng thực sự. Các hành tỉnh gần kinh đô bị quản lý và đánh thuế chặt chẽ hơn, khiến nông dân phải chạy trốn đến các hành tỉnh xa xôi. Ở Nhật Bản cũng vậy, thể chế này không còn được sử dụng khi đất đai trở lại sở hữu tư nhân; các sắc chỉ năm 723 cho rằng các vùng đất mới phát triển có thể được thừa kế trong ba thế hệ trong khi một nghị định sau đó vào năm 743 cho phép các vùng đất phát triển này được giữ vĩnh viễn. Đến năm 800, kế hoạch phân phối lại đất đai thực tế đã bị hủy bỏ do điều tra dân số và phân phối trở nên không thường xuyên. Tuy nhiên, thể chế này vẫn tồn tại, ít nhất là trên lý thuyết, trong nhiều năm sau đó.

Thông qua câu hỏi Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là? các em hiểu hơn về chế độ quân điền đối với Trung Quốc là gì. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

Câu hỏi: Chế độ “Quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là:

A. Lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.

B. Lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.

C. Lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.

D. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thời Đường ở Trung Quốc nhé!

1. Khái quát về thời Đường

- Nhà Đường, hayĐế quốc Đại Đường, là mộthoàng triềucai trị Trung Quốc từ năm 618 đến năm 907. Thành lập bởi gia tộchọ Lý, nhà Đường là triều đại kế tụcnhà Tùy[581–618] và là tiền thân của giai đoạnNgũ đại Thập quốc[907–979]. Triều đại này bị gián đoạn trong thời gian ngắn từ năm 690 đến năm 705, khiVõ Tắc Thiênlên ngôi, tuyên bố sáng lậpnhà Võ Chuvà trở thành nữ hoàng đế chính thống duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các sử gia thường coi nhà Đường là đỉnh cao nền văn minh Trung Quốc, một thời kỳ hoàng kim của văn hóa đa quốc gia. Thông qua các chiến dịch quân sự mà các nhà cai trị sơ kỳ đã liên tục tiến hành, lãnh thổ nhà Đường vào thời điểm cực thịnh rộng lớn hơn bất kỳ triều đại nào trước đó.

2. Kinh tế, chính trị thời Đường.

a] Kinh tế:

- Phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

-Chế độ quân điềnlà một thể chế về sở hữu và phân phối đất đai trong lịch sử Trung Quốc từ thờiLục triềuđến giữa thờinhà Đường.

* Nội dung của chế độ quân điền .

- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy.

- Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc

- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được cha chuyền con nối.

Tác dụng:

– Phục hồi lại nền nông nghiệp sau sự đàn áp của quân Minh

– Giải quyết ổn thỏa sự sở hữu ruộng đất và mối quan hệ giữ nhà chính quyền, vua, quan lại và nhân dân; giảm bớt bất công trong xã hội

– Góp phần khuyến khích nhân dân trở lại việc cày cấy

* Ý nghĩa :

- Nông dân yên tâm sản xuất.

- thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.

- Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

- Thủ công nghiệp:Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp:hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

b] Chính trị:

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

3. Trung Quốc cuối thời Đường

- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.

- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

Video liên quan

Chủ Đề