Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là gì

Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào? Việc nghiên cứu các loại chi phí sản xuất sẽ giúp việc tổ chức kế toán, hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp được vận hành đúng đắn và phát huy được vai trò của công tác quản lý sản xuất doanh nghiệp nói chung.

Bài viết hôm nay sẽ tập trung giải thích về ý nghĩa, vai trò cũng như cách phân loại chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thuật ngữ kinh tế này. Bên cạnh đó chính là tạo tiền đề cho các phương án giúp tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói đến việc sản phẩm được sản xuất ra của một doanh nghiệp, không thể không nhắc tới những chi phí cần thiết cho các nguyên vật liệu, đối tượng lao động cũng như sức lao động của con người được sử dụng hay phát sinh trong quá trình sản xuất. Những khoản chi phí này được gọi là chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm. 

Hay nói cách khác, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, có thể phân biệt chi phí sản xuất và giá thành dựa vào các yếu tố dưới đây:

  • Về thời gian: Khác với chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất được tính ngay khi doanh nghiệp phát sinh chi phí trong kỳ giá thành chỉ được tính khi sản phẩm hoàn thành.
  • Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí sản xuất.
  • Chi phí sản xuất về bản chất là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khối lượng thành phẩm.

Đọc thêm bài viết về cách phân loại giá thành và phương pháp tính giá thành sản xuất

Hai chiến lược cạnh tranh cơ bản mà mọi doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường đáp ứng được ít nhất một trong số đó để có thể tồn tại và phát triển là chất lượng và giá thành. Một sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý là kết quả của công tác quản lý sản xuất đạt hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng. Chi phí sản xuất vì thế có ý nghĩa với không chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia.

  • Đối với doanh nghiệp: Chi phí sản xuất cho phép nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất và từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất.
  • Ở cấp độ nhà nước: Dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan kinh tế nhà nước có thể nhìn nhận một cách tổng thể và khách quan sự phát triển của nền kinh tế đất nước, từ đó đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều thành phần có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất đảm bảo tính dễ dàng nhận biết, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, phân loại chi phí sản xuất có thể được tiến hành dựa trên các tiêu thức dưới đây.

Cách thức phân loại này dựa trên nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp sao cho phù hợp. Các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh. Chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí gồm 5 loại:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Chi phí lao động: Các chi phí về tiền lương phải trả cho nhân công, các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại kỳ báo cáo.
  • Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên và được chi bằng tiền trong kỳ báo cáo.

Chi phí sản xuất theo cách phân loại này được chia thành ba khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương…
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng chưa được liệt kê ở hai khoản mục trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định [những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất] và chi phí sản xuất chung biến đổi [thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất].

Chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ gồm hai loại:

  • Chi phí biến đổi: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định. Điển hình của loại chi phí này là chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân.

Cách phân loại này chia chi phí sản xuất thành hai loại:

  • Chi phí trực tiếp: Bao gồm những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
  • Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ.

Chi phí sản xuất phân loại theo phương thức này gồm:

  • Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương chi trả cho người lao động và chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.

Đọct hêm bài viết về chi phí sản xuất chung – Một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản xuất

Nhìn chung, để có thể tiết kiệm và giảm thiểu sự tiêu hao vô nghĩa chi phí sản xuất trong quá trình vận hành doanh nghiệp, các đơn vị cần có cho mình những lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể, đúng đắn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tư vấn đáng tin cậy, hãy liên lạc với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 092.6886.855 để được hỗ trợ.

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.

a. Khái niệm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 

- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.    

Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
- Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. 

- Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí [chi mua, nguyên vật liệu chưa sử dụng] và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu [chi phí trích trước]

b. Phân loại chi phí sản xuất:      

- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có tính chất, công dụng kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau; trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, phải tập hợp từng chi phí riêng biệt, vì vậy cần phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 

- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:  + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo sản phẩm.  + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vị phân xưởng, tổ, đội như: . Chi phí nhân viên phân xưởng, . Chi phí nguyên vật liệu,  . Chi phí công cụ, dụng cụ,

 . Chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng,

. Chi phí dịch vụ mua ngoài,

. Chi phí bằng tiền khác.
 - Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí:
 + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
 + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác.

* Tác dụng:  + Làm cơ sở để lập bẳng thuyết minh báo cáo tài chính.  + Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:

 + Chi phí bất biến [chi phí cố định]: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

+ Chi phí khả biến [chi phí biến đổi]: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.

 - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận:

+ Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.  - Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:

 + Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.

+ Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

c. Giá thành sản phẩm: - Khái niệm: 
 + Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại giá thành sản phẩm:    + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập.  

 Giá thành kế hoạch      =      Tổng chi phí sản xuất kế hoạch / Tổng sản lượng kế hoạch       

Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành.  + Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.    Dựa và định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành.     Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiêp.

 + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế được xác định.    Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực tế hoàn thành.     

Tác dụng:          + Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế.          + Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch. 

 - Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động hóa trong quá trình sản xuất.

- Khác nhau:

 + Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm. 

+ Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành

+ Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này.

+ Mối quan hệ chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
    Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng hoàn thành.  

Tổng giá thành

=

Chi phí dở dang

+

Chi phí sản xuất phát sinh

-

Chi phí dở dang sản phẩm  đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

 

 2. Ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm.


 - Kế toán giá thành xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. - Kế toán giá thành góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. 

- Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 

- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một các đầy đủ và chính xác.

 


 

Video liên quan

Chủ Đề