Chỉ số đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2024

Công bố số liệu bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2010

Ngày 22 tháng 12 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành quyết định số 1371/QĐ-UBND về việc công bố kết quả, điều tra, thu thập Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2010 gồm 14 chỉ số, cụ thể như sau:

Vừa qua, nhóm tác gải Dương Chí Nam cùng cộng sự Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế thực hiện và báo cáo đề tài “Thực trạng và yếu tố liên quan nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn tại tỉnh Hòa Bình năm 2014”.

Chỉ số đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2024
Nhãn

Theo điều tra quốc gia năm 2007, tỷ lệ bao phủ nhà tiêu tại cộng đồng nông thôn thấp, chất lượng vệ sinh nhà tiêu chưa tốt, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế chỉ mới đạt mức chung là 18%, và phân tích theo tiêu chí đạt về tiêu chuẩn xây dựng là 22,5% và đạt về tiêu chuẩn sử dụng bảo quản là 22,2%. Kết quả từ cuộc điều tra này cho thấy, có tới 40,9% số hộ gia đình ở khu vực Bắc trung bộ còn sử dụng phân người cho sản xuất nông nghiệp, trong đó 1,8% sử dụng phân chưa qua sử lý và 64,5% sử dụng phân ủ không đủ thời gian 6 tháng.

Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nông thôn chưa có nhà tiêu là 10%, các hộ gia đình tuy đã có nhà tiêu thì tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp. Ước tính khoảng 20 triệu người nông thôn chưa tiếp cận được với nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu sử dụng riêng hợp vệ sinh tính trên toàn quốc là 60%. Tỷ lệ này phân bố không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Trong báo cáo này Hòa Bình là một trong 10 tỉnh mà hộ gia đình có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở mức dưới 50%.

Tác giả Dương Chí Nam cho biết, đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình sinh sống tại cộng đồng của 2 huyện Mai Châu và Kim Bội của tỉnh Hòa Bình, hai huyện này thuần túy cộng đồng nông thôn, có dân tộc thiểu số và chưa bị ảnh hưởng của đô thị hóa. Cán bộ y tế xã, trưởng trạm, người phụ trách công tác vệ sinh môi trường, cán bộ Y tế tỉnh, giám đốc và trưởng khoa Sức khỏe môi trường của Trung tâm Y tế sự phòng tỉnh Hòa Bình.

Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang, nội dung điều tra gồm tỷ lệ hộ gia đình có và chưa có nhà tiêu riêng để dử dụng; cơ cấu các loại nhà tiêu hiện tại có tại các hộ gia đình; tỷ lệ loại nhà tiêu thuộc nhóm nhà tiêu hợp vệ sinh; chất lượng vệ sinh nhà tiêu, các yếu tố kinh tế hộ gia đình, dân tộc liên quan tới thực trạng sở hữu nhà tiêu riêng của các hộ gia đình.

Tác giả Dương Chí Nam phân tích mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ bức tranh vệ sinh môi trường tại cộng đồng nông thôn tại các hộ gia đình ở hai huyện nghiên cứu có nhà tiêu hay không? Loại nhà tiêu nào mà cá hộ gia đình hay sử dụng? Trả lời câu hỏi này sẽ gợi ý cho các hoạt động can thiệp phù hợp với địa phương nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần quản lý phân người được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu chó thấy có 87,5% hộ gia đình có nhà tiêu, như vậy vẫn còn 12,5% hộ gia đình hiện vẫn chưa có nhà tiêu. Kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự năm 2014 với tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu là 90% tại 6 tỉnh Việt Nam. Những lý do không có nhà tiêu của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu theo tác giả có thể do hộ gia đình không đủ tiền để xây đựng, không cần thiết, không thích sử dụng do thói quen làm việc trên nương rẫy…

Theo quy định của Bộ Y tế, các loại nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh bao gồm tự hoại, thấm dội nước, bioga, hai ngăn và có ống thông hơi. Các loại nhà tiêu này nếu được xây dựng, sử dụng và bảo quản đúng cách có thể cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng, tiêu diệt mầm bệnh trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả vẫn còn hơn một nửa số hộ gia đình tại hai huyện được nghiên cứu có nhà tiêu nhưng không thuộc loại hợp vệ sinh, trong đó chủ yếu là nhà tiêu một ngăn, cầu, xô, thùng, đào hố tạm… Điều này cho thấy tình hình vệ sinh môi trường tại các xã của hai huyện nghiên cứu cần được quan tâm nhiều hơn, vì có thể có nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh do tình trạng quản lý phân người kém.

Trong các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, loại nhà tiêu tự hoại hay được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất (73,4%). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Văn Thang và cộng sự năm 2011 về tình hình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam có 76% người dân sử dụng nhà tiêu tự hoại. Theo nghiên cứu, sự khác biệt này có thể là do Hà Nam gần thủ đô Hà Nội, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với hai huyện tỉnh Hòa Bình nghiên cứu, nới có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Xét theo từng loại nhà tiêu, kết quả nghiên cứu cho thấy trên 80% nhà tiêu tự hoại, bioga và thấm dội nước có tỷ lệ hợp vệ sinh rất cao cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản. Theo lý giải điều này có thể do các loại nhà tiêu này thường là mới xây, có quy trình kỹ thuật xây dựng rõ ràng, phổ biến, dễ áp dụng. Bên cạnh đó nhà tiêu này cũng rất dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng và bảo quản.

Kết luận nghiên cứu tác giả báo cáo tỷ lệ bao phủ nhà tiêu tại cộng đồng tới 87,5% tuy nhiên tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình ở cộng đồng nông thôn Hòa Bình thấp 21,8%, nhà tiêu tự hoại chiếm ưu thế trong đó các yếu tố nghề nghiệp, tình hình kinh tế hộ gia đình và dân tộc là rào cản tới sự tiếp cận sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại cộng đồng nông thôn tỉnh Hòa Bình.