Chỉ số mono bình thường ở trẻ là bao nhiêu năm 2024

MPV là thể tích trung bình của một tiểu cầu, trị số này dao động từ 6,5 đến 11 femtoliter [ 1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l] với cơ thể khỏe mạnh.

Khi chỉ số này tăng là dấu hiệu của các bệnh tiểu đường, tim mạch, stress ,… Chỉ số MPV giảm khi cơ thể thiếu máu, mắc bạch cầu cấp hay khi thực hiện hóa trị liệu ung thư,..

Thể tích khối tiểu cầu [PCT]

PCT là thể tích khối tiểu cầu hay là tỉ lệ thế tích tiểu cầu trên toàn bộ thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 0,1% đến 0,5%.

Khi chỉ số PCT vượt quá 0,5%, điều này cho thấy bạn có thể bị ung thư đại trực tràng. Chỉ số PCT giảm dưới mức 0,1% cho thấy cơ thể nhiễm nội độc tố hay do rượu gây ra.

Độ phân bố tiểu cầu [PDW]

Độ phân bố tiểu cầu [hay PDW] là chỉ số đo sự phân bố của tế bào tiểu cầu trong một thể tích máu. Ở trạng thái ổn định, giá trị này ở mức từ 6% đến 18%.

Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết gram dương/gram âm, ung thư phổi hoặc bệnh hồng cầu liềm. PDW giảm khi bạn dùng quá nhiều rượu.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính [NEUT%]

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính [hay NEUT%] là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Cơ thể bình thường khi chỉ số này ở khoảng từ 43% đến 76%.

Khi tỉ lệ này trên 76%, nguyên nhân có thể do nhồi máu cơ tim, stress hoặc là dấu hiệu của nhiễm khuẩn cấp, các ung thư [neopasms] hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy. Tỉ lệ NEUT% dưới 43% do nhiễm virut, do các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị hoặc do cơ thể thiếu máu.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho [LYM%]

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho [ hay LYM%] là là tỉ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 17% đến 48%.

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc do bệnh Hodgkin, suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng hoặc ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP, tỉ lệ LYM% sẽ tăng. Trong trường hợp mắc AIDS hoặc sau điều trị hóa chất trị liệu, dùng steriod, thiếu máu, các ung thư,… tỉ lệ này sẽ tăng.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono [MON%]

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono [ hay MON%] là là tỉ lệ bạch cầu Mono trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, chỉ số này ở khoảng từ 4% đến 8%.

Chỉ số MON% tăng là dấu hiệu của bệnh do nhiễm virut hoặc các kí sinh trùng, dấu hiệu của ung thư, viêm ruột hoặc bệnh bạch cầu dòng monocyte, do u tủy, u lympho hay sarcoidosis,… Khi chỉ số này ở dưới mức 4%, có thể cơ thể bạn bị thiếu máu do bất sản, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho hoặc do sử dụng glucocorticoid.

Số lượng bạch cầu trung tính [NEUT]

Số lượng bạch cầu trung tính [ hay NEUT] là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.

Khi chỉ số NEUT trên 66%, có thể cơ thể bạn nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn cấp hoặc dấu hiệu của ung thư. Chỉ số NEUT dưới 60% cho thấy cơ thể nhiễm virut, bị thiếu máu bất sản hay do các thuốc ức chế miễn dịch, do xạ trị,..

Số lượng bạch cầu Lympho [LYM]

Số lượng bạch cầu Lympho [ hay LYM] là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.

Trong trường hợp chỉ số LYM tăng, điều này cho thấy cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn/virut, mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Hodgkin hay bệnh bạch cầu dòng lymoho mạn tính,… Chỉ số LYM giảm có thể từ các khối u, do thiếu máu bất sản hay các rối loạn thần kinh.

Số lượng bạch cầu Mono [MON]

Số lượng bạch cầu Mono [hay MON] là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.

Chỉ số MON tăng phản ánh cơ thể có thể bị mắc các bệnh do nhiễm virut/vi khuẩn hay bệnh bạch cầu dòng monocyte, bị viêm ruột hoặc do các khối u, u tủy, u lympho.

Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu và thấy tỷ lệ bạch cầu mono tăng nhưng không biết điều này có nguy hiểm không? Khi chỉ số này cao sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh gì và làm thế nào để điều chỉnh. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

1. Tỷ lệ bạch cầu mono bao nhiêu là cao?

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng nằm ngoài giới hạn bình thường cho phép là 4.0-8.0 [%] người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Mono bào, là một dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính.

Hình ảnh nguyên bào mono

2. Tỷ lệ bạch cầu mono tăng gây ra bệnh gì?

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn, virus, và một số bệnh lý ung thư. Cụ thể tỷ lệ này tăng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan
  • Trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn như: viêm nội mạc bán cấp [Osler], lao,… cũng khiến tỷ lệ bạch cầu mono tăng.
  • Bệnh sốt rét
  • Nhiễm độc dị ứng
  • Một số bệnh lý ác tính: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng, bệnh Hogdkin, u tủy, bạch cầu cấp dòng mono.

Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu mono tăng cao hơn mức bình thường, song giá trị tuyệt đối của bạch cầu mono bình thường và số lượng bạch cầu không tăng, điều này sẽ không có ý nghĩa bệnh lý trên lâm sàng. Khi đó không thể kết luận rằng bạn đang mắc phải một trong số các bệnh lý trên. Khi thể tích trung bình tiểu cầu cao hơn bình thường và tỷ lệ này cao hơn mức bình thường, kết hợp với các chỉ số khác của tiểu cầu mới có ý nghĩa bệnh lý. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Tỷ lệ bạch cầu mono tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh quai bị.

3. Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ bạch cầu mono cao

3.1. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh là điều rất quan trọng. Chúng không chỉ giúp bạn tránh khỏi các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, đại tràng mà còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua môi trường ăn uống. Do đó cũng giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tránh nhiều bệnh tật.

3.2. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ là việc làm tốt giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý có nguy cơ mắc phải từ đó sớm có biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả. Trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ, lượng bạch cầu mono tăng hay giảm sẽ được đánh giá thông qua kết quả phân tích máu. Nếu tỷ lệ này tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ cùng các chỉ số khác liên quan như số lượng bạch cầu, thể tích bạch cầu,… để đưa ra kết luận chính xác.

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu mono tăng hay bình thường.

3.3. Tập luyện thể dục thường xuyên

Bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện mỗi ngày, điều này sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp quá trình trao đổi chất trong diễn ra tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức y khoa xoay quanh tỷ lệ bạch cầu mono tăng trong kết quả xét nghiệm máu. Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài cung cấp thông tin hữu ích về xét nghiệm tiếp theo!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề