Huyện quế võ tỉnh bắc ninh có bao nhiêu xã năm 2024

Tại phiên họp chiều 13/2, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các tờ trình của Chính phủ về việc thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của 10 tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, An Giang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Kạn, Đắk Lắk và Trà Vinh.

Đối với tỉnh Bắc Ninh, thành lập thị xã Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng 117,83 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 199.577 người của huyện Thuận Thành. Trong đó, thành lập 10 phường [Hồ, An Bình, Song Hồ, Gia Đông, Thanh Khương, Hà Mãn, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm, Ninh Xá] trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Hồ và 9 xã kể trên.

Thành lập thị xã Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng 155,11 Km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 219.929 người của huyện Quế Võ. Trong đó, thành lập 11 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Phố Mới và 10 xã của huyện Quế Võ hiện nay.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: “Với việc điều chỉnh này, tỉnh Bắc Ninh không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng có tăng 2 thị xã và 21 phường, giảm 2 huyện, 19 xã và 2 thị trấn”.

Việc thành lập thị xã Thuận Thành, Quế Võ là quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ nhiều năm của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bắc Ninh và các địa phương. Trong đó, huyện Thuận Thành được quy hoạch là đô thị công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nam sông Đuống của tỉnh; huyện Quế Võ được quy hoạch là đô thị công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng bắc sông Đuống của tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu thành lập thị xã

Trước đó, ngày 28/10/2022, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung liên quan đến hồ sơ, Đề án thành lập thị xã Thuận Thành, các phường thuộc thị xã Thuận Thành và thành lập thị xã Quế Võ, các phường thuộc thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Tại báo cáo này, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ ra tiêu chuẩn chưa đạt của thị xã Thuận Thành và các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường thuộc thị xã Thuận Thành là tỷ lệ xử lý nước thải đô thị.

Huyện Thuận Thành đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại xã Trạm Lộ [Ảnh minh họa]

Để đạt tiêu chuẩn đề ra, UBND huyện Thuận Thành đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại xã Trạm Lộ với diện tích là 11,5 ha, công suất khu xử lý 18.000 m3/ngày đêm, dự kiến hoàn thành trước năm 2025. Sau khi nhà máy xử lý nước thải đưa vào hoạt động sẽ xử lý trên 60% tổng lượng nước thải đô thị.

Ngoài ra, tiêu chuẩn đối với đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở, UBND huyện Thuận Thành cũng đang lên kế hoạch cụ thể xây dựng, mở rộng các trường học trên địa bàn các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường để đảm bảo đến năm 2025 tất cả các phường đều đạt tiêu chuẩn về đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở.

Đối với việc thành lập thị xã Quế Võ, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, có 5/59 tiêu chuẩn không đạt, bao gồm: Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; Đất cây xanh đô thị; Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị; Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị.

Hiện, huyện Quế Võ cũng đang tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tập trung khắc phục các tiêu chuẩn thành phần đô thị loại IV mà đô thị Quế Võ chưa đạt điểm. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 hoàn chỉnh đạt điểm tối đa với tất cả các tiêu chuẩn đề ra.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh.

Tại Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên; thành lập thị trấn Đa Phước thuộc huyện An Phú và thị trấn Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 110 xã, 28 phường và 18 thị trấn.

Theo Nghị quyết số 723/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị xã Thuận Thành và các phường thuộc thị xã Thuận Thành; thành lập thị xã Quế Võ và các phường thuộc thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 70 xã, 52 phường và 4 thị trấn.

Theo Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Sau khi thành lập, huyện Ngân Sơn có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 xã và 2 thị trấn. Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 1 thành phố; 108 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 724/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành, thị trấn Tiệm Tôm thuộc huyện Ba Tri và thị trấn Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

Sau khi thành lập, huyện Châu Thành có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 2 thị trấn; huyện Ba Tri có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 2 thị trấn; huyện Mỏ Cày Bắc có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 1 thị trấn.

Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện và 1 thành phố; 157 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 8 phường và 10 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi thành lập, huyện Krông Búk có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 20 phường và 13 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 727/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn và thị trấn Trung Phước thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Sau khi thành lập, thị xã Điện Bàn có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường và 8 xã. Huyện Nông Sơn có 6 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 xã và 1 thị trấn.

Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 15 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 241 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 197 xã, 30 phường và 14 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 729/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ và nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi thành lập, huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 3 thị trấn. Huyện Đại Từ có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 27 xã và 2 thị trấn.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 3 thành phố; 177 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 41 phường và 10 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Theo Nghị quyết số 728/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của ấp Phước Hội thuộc xã Long Khánh vào ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3.2023.

Theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi thành lập, huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 2 thị trấn. Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn. Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường và 1 xã.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 2 thành phố; 136 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 102 xã, 16 phường và 18 thị trấn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.4.2023.

Các nghị quyết nêu rõ: Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các Nghị quyết; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Chủ Đề